Quan niệm về thơ từ đầu thế kỷ XX 1945

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 31 - 35)

II- Những quan niệm cơ bản về thơ

2. Quan niệm về thơ trong văn học hiện đại

2.1. Quan niệm về thơ từ đầu thế kỷ XX 1945

Đây là một thời kỳ văn học chỉ diễn ra chƣa đầy nửa thế kỷ nhƣng có một vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Với đặc điểm của một nền văn học đang đƣợc hiện đại hoá mạnh mẽ, phát triển với một nhịp độ đặc biệt mau lẹ đạt đƣợc nhiều thành tựu rực rỡ và có sự phân hố phức tạp nhiều khu vực và trào lƣu, quan niệm văn học đầu thế kỷ XX đã có những chuyển biến cách tân rõ rệt. Khi nói văn học đƣợc hiện đại hố là nói văn học thốt ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học cổ thời phong kiến. Nói chung, quan niệm thẩm mỹ thời phong kiến, lấy chuẩn mực cái đẹp trong thiên nhiên và chân lý ở quá khứ. ý thức cá nhân khơng có điều kiện phát triển, cá tính khơng đƣợc coi trọng, cái “tôi” bị xem thƣờng. Ngƣời làm thơ

phải tuân thủ theo cả một hệ thống ƣớc lệ chung của cả cộng đồng, của những “tao nhân mặc khách”. Do vậy tính chất uyên bác và cách điệu hố, tính sùng cổ và phi ngã đã chi phối quan niệm về thơ văn cũng nhƣ thực tiễn sáng tác.

Bƣớc sang đầu thế kỷ XX - 1945, cùng với những ảnh hƣởng to lớn của mƣa Âu, gió Á. Giờ đây đội ngũ sáng tác văn học không phải chỉ là những nhà nho uyên thâm Hán học mà chủ yếu là từng lớp trí thức Tây học tiểu tƣ sản ở các đô thị. Công chúng văn học cũng thay đổi, chữ Quốc ngữ và kĩ thuật in ấn ra đời... đã làm nên những đổi thay sâu sắc và to lớn trong đời sống văn học. Phan Bội Châu cũng nhƣ các sĩ phu yêu nƣớc đã đƣa đến cho lịch sử văn học dân tộc một kiểu mẫu về quan niệm văn chƣơng. Văn chƣơng không phải để lập thân mà là để tuyên truyền quan điểm chính trị. Với Huỳnh Thúc Kháng thì : “đối với ơng khơng có cái văn chương nào hơn cái văn chương làm cho dân

khôn và nước mạnh. Khách đa tình thì thiên lệch về tình. Nhà thi sĩ thì thiên lệch về nước”(125.T4).

Theo Lƣu Trọng Lƣ, sự khác nhau về đời sống tinh thần, về quan điểm thẩm mỹ sẽ dẫn đến quan niệm thơ ca khác nhau. Xƣa, cuộc sống của thi nhân “giản dị, êm đềm”, nên tâm hồn họ cũng “nghèo nàn, phẳng lặng”, nay tình cảm thi nhân “mn hình vạn trạng” nên thơ ca cũng phải phóng túng, bay bổng réo rắt... và khi tâm trạng, tình cảm mới ắt phải có những hình thức biểu đạt mới đó là một tất yếu.

Trên văn đàn công khai những năm 30 thế kỷ XX, Tản đà nổi nên nhƣ một nhân vật kiệt xuất. Là một nhà nho nhƣng lại ảnh hƣởng tƣ tƣởng duy tân. Ơng quan niệm : “có văn có ích, có văn chơi” và cái “văn chơi” của ông đã báo hiệu “một thời đại trong thi ca” mà sau này Hoài Thanh đã tổng kết. ở đây, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, cái tơi trữ tình trực tiếp đƣợc coi là nhân vật trữ tình số một. Ơng quan niệm, khi làm thơ “Nếu không phá cách, vứt điệu

luật thì khó cho thiên hạ đến bao giờ”. Cái tơi trữ tình ngơng nghênh nhƣng rất

tài hoa của Tản Đà cùng với quan niệm “văn chơi” đã mở đƣờng dọn lối cho một loại thơ trữ tình kiểu mới thiên về cấu trúc tự nhiên, tạo điều kiện cho sự

phát triển tự do của trí tƣởng tƣợng. Nhận xét về quan niệm sáng tác của Tản Đà, GS.Trần Đình Hƣợu trong cuốn “Nho giáo và văn học Việt Nam cận đại (1999)” có viết “Văn chương Tản Đà không nhằm theo đuổi đạo lý hay triết

học mà theo đuổi cái đẹp nghệ thuật... Ơng đã hình dung văn chương theo một quan niệm giá trị mới, hấp thụ từ quan niệm cái hay, cái đẹp của văn chương Pháp”(125.T12).

Theo hƣớng cách tân của Tản Đà, các nhà thơ mới (32 - 45), đã góp phần làm thay đổi hẳn bộ mặt thi ca Việt Nam. Cái tơi thi sĩ giờ đây khơng cịn phải ẩn mình (phi ngã) nữa mà là nhân vật trung tâm của toàn bộ nền thơ. Các nhà Thơ mới quan niệm : Bản chất của thơ ca là đi tìm cái đẹp thiêng liêng, huyền bí, cao siêu ở trong mơ, trên vũ trụ hay tiên giới... chứ không phải ở cuộc đời trần tục. Thi sĩ là “Một khách tình si, ham vẻ đẹp mn hình mn

thể” (Thế Lữ) hay thi sĩ có nghĩa là“ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Xuân Diệu), thậm chí “thi sĩ khơng phải là người, nó là người Mơ, người Say, người Điên” (Chế Lan Viên). Có thể nói, hầu hết các nhà thơ mới

đều đề cao vai trò của cảm xúc, của tƣởng tƣợng và phủ nhận vai trị của lý trí, của thực tại.

Đỉnh cao trong quan niệm phủ nhận lý trí, thốt ly thực tại, một cách cực đoan đƣợc biểu hiện trong “Xuân thu nhã tập” (1942). Các tác giả quan niệm nghệ thuật là con đƣờng giải thốt của cái tơi “tìm đƣờng nhịp nhàng đến cõi siêu việt”, “Thơ là cái gì siêu thốt, ra ngồi ƣớc lệ, lên trên lý trí”, thơ thuộc về “những lớp dày đặc của tiềm thức và vô thức”. Nhƣ vậy là : lần đầu tiên trong lí luận thơ ca ở Việt Nam, cái trực giác trong quan niệm về thơ đƣợc nhấn mạnh và đề cao, đƣợc coi là bản chất có tính cội nguồn của thơ. Nếu xem quan niệm về thơ của phong trào Thơ mới là một hiện tƣợng đột biến của thi ca Việt Nam thì Xuân thu nhã tập cần đƣợc nhìn nhận nhƣ một biểu hiện cuối cùng của sự đột biến đó. Gạt bỏ những hạn chế cực đoan trong quan niệm về cái đẹp tuyệt đối vơ biên, đề cao trực giác, hình tƣợng thơ cầu kỳ bí hiểm trong thơ, chúng ta có thể nhìn thấy những hạt nhân hợp lý, những quan niệm mang

giá trị lâu dài. Theo giáo sƣ Mã Giang Lân, trong nhiều định nghĩa về thơ, có định nghĩa thiên về nhiệm vụ chính trị, có định nghĩa thiên về giáo huấn đạo đức, có định nghĩa thiên về ngơn ngữ học, kí hiệu học... thì định nghĩa về thơ của nhóm “Xuân thu nhã tập” gần với thơ hơn. Nhìn chung, các nhà Thơ mới đã say sƣa phát biểu nhiều ý kiền về thơ, mà ở đấy thể hiện những quan niệm của trƣờng phái thơ tƣợng trƣng và siêu thực ở Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX. Thơ tƣơng trƣng biểu hiện cái tiềm thức, cái hƣ ảo... dùng những hình tƣợng đặc biệt để biểu hiện những sự vật có thật, những điều bí ẩn mà cảm giác khơng thể nhận thức nổi. Cịn thơ siêu thực lại thể hiện nội tâm và tƣ duy tự nhiên, không bị gị bó bởi lý trí, luôn ghi lại những trạng thái tâm lý biến chuyển trong tiềm thức không phân biệt đƣợc đúng hay sai, tỉnh hay mộng.

Thơ mới mặc dù đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ làm nên một thời đại huy hoàng trong thi ca Việt Nam nhƣng số phận thật ngắn ngủi (Đây là thời gian hình thành và khẳng định, còn ảnh hƣởng và chi phối thì lại là vấn đề khác). Chỉ trong vòng hơn mƣời năm, thơ mới đã đi hết con đƣờng của mình. Bởi vì khơng ai có thể “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” mãi đƣợc. Mơ mãi rồi phải tỉnh, gào khóc mãi cũng phải nín. Tự cân bằng trở lại là lẽ tất yếu của thi ca khi thế cuộc đổi thay.

Ngoài quan niệm của phong trào Thơ mới, thời kỳ này còn tồn tại quan niệm về thơ của các nhà thơ cách mạng mà tiêu biểu là Hồ Chí Minh và Tố Hữu, Sóng Hồng.

Cùng ra đời trong một hoàn cảnh đầy biến động của lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, nhƣng khác xa với quan niệm của các nhà Thơ mới, thoát ly thực tại, tìm cứu cánh của nghệ thuật trong tình yêu, thiên nhiên và nỗi sầu vạn cổ, thơ ca của những chiến sĩ cộng sản, những nhà cách mạng lại đề cao vai trò trách nhiệm của nhà thơ trƣớc vận mệnh quốc gia dân tộc. Quan niệm: Hiện đại thi trung ưng hữu khiết

trong bài : “Khán thiên gia thi hữu cảm” của Hồ Chí Minh “đã thay đổi đời

thơ (và cả đời người nữa chứ) của cả một thế hệ thi sĩ”(23.T9).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về thơ của Xuân Diệu (Trang 31 - 35)