CHƢƠNG 3 : BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.2. Bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học Việt Nam trên con
3.2.1. Thay đổi tư duy giáo dục đại học cho Việt Nam
Đại hội Đảng X đã nhấn mạnh phải “đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán...; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ”. Đổi mới tư duy giáo dục đại học được coi là giải pháp đầu tiên và rất cơ bản để đảm bảo sự thông suốt trong toàn bộ quá trình thực hiện cải cách giáo dục
đại học . Không có tư duy mới về giáo dục đại học không thể thực hiện được cải cách giáo dục đại học .
Thay đổi nhận thức một cách nhất quán mọi vấn đề cơ bản của giáo dục, kể cả những vấn đề vốn được coi là bất biến.
Trước hết, đó là bản chất của giáo dục. Trong suốt hành trình đổi mới vừa qua, khi chúng ta từng bước đẩy mạnh kinh tế thị trường, câu hỏi về nội hàm của một nền giáo dục XHCN cũng liên tục được đặt ra và đòi hỏi có câu trả lời thoát khỏi sự kinh viện. Nhiều yếu kém hiện nay của giáo dục không hẳn là do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, mà có nguyên nhân sâu xa từ sự khô cứng trong nhận thức về bản chất của giáo dục. Bệnh khoa cử, hình thức, bệnh thành tích, thậm chí bệnh cơ hội và thói đạo đức giả, xét đến cùng đều gắn bó mật thiết với một tư duy giáo điều về giáo dục vốn được bắt rễ trong nền kinh tế chỉ huy, quan liêu, bao cấp. Cũng như câu hỏi về đảng viên làm kinh tế tư nhân, câu hỏi về thế nào là giáo dục XHCN cần sớm có câu trả lời thuyết phục, phù hợp với sự vận động của thực tiễn.
Tiếp đến là mục tiêu giáo dục . Mục tiêu chung của giáo dục , đã được quy định trong Hiến pháp và Luật giáo dục, cần được nhận thức sâu sắc hơn để làm rõ trong mục tiêu cụ thể của từng cấp học và trình độ đào tạo. Các mục tiêu này phải thoát khỏi sự phát biểu chung chung, tròn trĩnh, kín kẽ, để hướng tới thực sự phục vụ lợi ích của người học, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của quốc gia.
Các mục tiêu này cũng không cố định mà "di động" cùng với sự vận động của đất nước. Trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển, các câu hỏi về người học cần gì về dân trí, doanh nghiệp cần gì về nhân lực, đất nước cần gì về nhân tài, cần được giải đáp thoả đáng để làm cơ sở cho việc cụ thể hoá các mục tiêu giáo dục. Khó khăn cơ bản trong việc giải đáp những câu hỏi trên là mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn. Biểu hiện cụ thể của nó là s ự va đập giữa những kỳ vọng về một xã hội mới với những đảo lộn giá trị trong cuộc sống, sự xung đột giữa con người lý tưởng của giáo dục XHCN với con người thực dụng của kinh tế thị trường. Điều đó buộc chúng ta phải thoát khỏi những quan niệm sơ cứng, máy móc, giáo điều, lấy
thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý, tiến tới bảo đảm sự tương thích và nhất quán giữa lý luận và thực tiễn.
Thay đổi nhận thức về vai trò của giáo dục trong thời đại mới. Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Nếu khoa học được coi là cỗ máy vận hành kinh tế tri thức thì giáo dục chính là nguồn cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy đó. Xét như vậy, không chỉ khoa học mà cả giáo dục cũng đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trên thực tế, giáo dục ngày nay không còn dừng ở việc truyền bá tri thức. Nhà trường, đặc biệt là trường đại học, còn là nơi sản sinh tri thức và áp dụng tri thức để góp phần đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Khoảng cách giữa nhà trường và nhà máy (hiểu theo nghĩa chung là đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) cũng đang được rút ngắn lại, thậm chí ở nhiều nơi - đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ – nhà trường và nhà máy đã được nhập làm một. Vì vậy, giáo dục cũng như khoa học, đang trở thành một nhân tố thiết yếu và trực tiếp của nền sản xuất công nghiệp dựa trên tri thức.
Thay đổi nhận thức về “những tương lai” của giáo dục. Khi nhân loại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ, và giáo dục đang bước ra khỏi vị trí truyền thống để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và khó lường, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đi đến nhận định thống nhất rằng, tương lai giáo dục không còn đơn thuần là sự tiếp tục của quá khứ. Nó sẽ là một chuỗi các phân nhánh, các bước nhảy, các gián đoạn. Và vì thế, nên từ bỏ cách tư duy về “một tương lai” của giáo dục để thay thế bằng tư duy về “những tương lai” của giáo dục.
Cũng giống như Việt Nam, nền giáo dục của Trung Quốc là một nền giáo dục có truyền thống lâu đời với nhiều giá trị to lớn, được cả nhân loại ghi nhận. Nhưng khi bước vào nền kinh tế thị trường với những đòi hỏi nguồn nhân tài hoàn toàn mới, Trung Quốc đã dám xóa bỏ nếp nghĩ cũ về một nền giáo dục “tầm chương chích cú”, nặng về lý thuyết, khoa cử…, thay vào đó là tư duy mới về một nền giáo
dục đại học chất lượng cao, năng động, có khả năng thích ứng với nhu cầu thị trường. Đối với Việt Nam, thay đổi tư duy về giáo dục đại học là một trong những yêu cầu đầu tiên để thực hiện thành công xã hội hóa, nếu tư duy về giáo dục đại học chưa được đổi mới thì nó là rào cản lớn cho việc thực thi các biện pháp xã hội hóa. Do đó, kinh nghiệm về thay đổi tư duy giáo dục đại học của Trung Quốc có thể coi là bài học thiết thực cho Việt Nam.