Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên Học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 75)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên Học

sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

2.3.1. Về nội dung và phương thức xây dựng tri thức chính trị

Tuy tri thức chính trị là một thế mạnh của sinh viên do họ là những người có trí thức và có năng lực nhận thức ở trình độ cao, nhưng phải khẳng định tri thức chính trị của sinh viên Học viện BC&TT chưa thật sâu sắc. Sinh viên có hạn chế trong việc tiếp nhận các nội dung giáo dục VHCT và còn một số sinh viên chưa nhận thức tốt về VHCT, ít quan tâm đến tình hình chính trị, sống thiếu niềm tin, dễ dao động trước những khó khăn trong cuộc sống và học tập do nhiều yếu tố tác động.

Với đặc điểm của Học viện BC&TT là một trường Đảng nên việc giáo dục VHCT của sinh viên cũng có những mặt thuận lợi nhất định, nhưng bên cạnh đó cũng còn gặp không ít những khó khăn do mặt trái của sự phát triển giao lưu hội nhập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa, ý thức chính trị của sinh viên. Một số sinh viên khi vào trường đã bị tác động bởi lối sống cá nhân, thực dụng không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Những sinh viên này có biểu hiện ăn chơi, học đòi, chạy theo xu hướng xấu, thần tượng quá mức những người mẫu, diễn viên, ca sĩ trên thế giới. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin càng tạo điều kiện cho sự du nhập văn hóa ngoại lai trên thế giới, áp dụng máy móc, vượt quá giới hạn cho phép của thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa quê hương, đất nước. Một số khác còn bỡ ngỡ với môi trường học tập mới, chưa thích nghi với cuộc sống, phương pháp học tập mới, tính năng động trong học tập và tiếp cận kiến thức mới, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ không cao, từ đó nhận thức các vấn đề chính trị, xã hội hàng ngày chưa sâu sắc, ảnh hưởng đến việc hình thành ý thức, niềm tin và hành động chính trị tích cực.

Trong số liệu điều tra khi được hỏi: các bạn có biết VHCT là gì không? thì lượng lớn 71,5% trả lời là biết sơ, biết rõ, chỉ có 19,8% còn lại 8,7% trả lời là không biết. Đây là thực tế đáng báo động của sinh viên về VHCT. Trong các câu hỏi phỏng vấn sâu, mang tính khó định lượng như: Bạn có biết nhiệm vụ chính trị của mình là gì không? Câu hỏi chỉ đặt ra với những sinh viên đã học hết các môn lý luận chính trị, như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng không trả lời được, hoặc không biết nhiệm vụ chính trị của mình là gì. Thậm chí có tư tưởng coi nhẹ các môn lý luận chính trị, coi môn này là các môn phụ không có vai trò quan trọng nên không quan tâm. Trong khi đó, tri thức và sự hiểu biết về chính trị, nhận thức đúng đắn về chính trị một khi được chủ thể chính trị tiếp thu bằng nỗ lực, độc lập sáng tạo của tư duy, thấm nhuần nó, chuyển thành tư tưởng, tình cảm, niềm tin, biến thành nhu cầu tinh thần, thành giá trị được thể hiện và củng cố bởi hành vi của cá nhân thì mới trở thành VHCT được.

Ba học phần cơ bản cung cấp tri thức chính trị cho sinh viên là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn một bộ phận sinh viên đón nhận khá thờ ơ, trung bình có khoảng 25% đánh giá ở mức ít quan trọng, không quan trọng và rất không quan trọng. Tương tự, có khoảng 20% sinh viên đánh giá ít cần thiết, không cần thiết và rất không cần thiết khi được hỏi về sự cần thiết của các môn học nói trên trong các học viện, các trường đại học, cao đẳng. Điều đáng lo ngại ở đây là khi hỏi về sự hứng thú của sinh viên với các môn học này, trừ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có mức độ hứng thú cao hơn, còn lại có đến 33,7% sinh viên ít hứng thú, 9,5% không hứng thú và 6,7% rất không hứng thú. Như vậy, những môn học cơ bản này đang ngày càng bị nhiều sinh viên coi nhẹ, không hứng thú học tập. Nhiều sinh viên cho

rằng học các môn này là do bắt buộc, và là những môn thi tốt nghiệp cho nên phải học để ra trường. Đây là một thực tế đáng phải suy ngẫm, không chỉ ở Học viện BC&TT mà còn ở các trường đại học khác trên cả nước. Mức độ hạn chế trong tri thức lý luận chính trị của sinh viên Học viện BC&TT là một điều đáng quan tâm hiện nay, khi hỏi về sự quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội của đất nước, có 20,2% ít quan tâm, và 3,8% sinh viên không quan tâm, một số nhỏ rất không quan tâm. Có 20,2% ít quan tâm và 5% sinh viên không quan tâm đến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiện nay còn một số sinh viên có nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nguyên nhân của thực trạng trên đó là đội ngũ cán bộ trực tiếp giảng dạy các môn lý luận chính trị trong Học viện còn hạn chế về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Một số giảng viên chưa tích cực, nhiệt huyết trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giảng dạy không gắn lý luận với thực tiễn. Những giảng viên trẻ kinh nghiệm sống và kinh nghiệm chính trị còn chưa cao nên việc truyền thụ tri thức chính trị cho sinh viên còn thiếu hệ thống, mang tính thụ động, thiếu hấp dẫn.

Công tác giáo dục lý luận chính trị, kênh thông tin quan trọng, phương tiện chính giúp cho sinh viên hình thành VHCT còn nhiều bất cập. Hiện nay, thế giới thay đổi từng ngày, các giá trị lý luận đã bị thực tiễn thay thế, nhiều giá trị trước kia được coi là chân lý nhưng hiện nay không còn phù hợp với thời đại. Nhưng công tác giáo dục chính trị hiện nay còn chậm chễ thay đổi nội dung, hình thức, phương pháp. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho niềm tin, lý tưởng chính trị bị giảm sút.

Qua phân tích về tình hình tri thức chính trị của sinh viên Học viện BC&TT, có một vấn đề đặt ra đó là, làm sao để nâng cao hiệu quả của công

tác giáo dục lý luận chính trị, để sinh viên hứng thú với các môn lý luận chính trị, nghiêm túc học tập, nghiên cứu các môn này, để từ đó có thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn, xây dựng, củng cố niềm tin chính trị và nâng cao năng lực chính trị.

2.3.2. Về nội dung và phương thức xây dựng lý tưởng, niềm tin chính trị

Qua khảo sát thấy rằng: bên cạnh phần lớn sinh viên có nhận thức và biểu hiện khá tốt văn hóa chính trị thì cũng còn một bộ phận sinh viên trong trường nhận thức mơ hồ, thiếu niềm tin, sống thực dụng và chưa nhận thức đúng đắn về các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước… những điều này đã có ảnh hưởng đến niềm tin chính trị của một bộ phận không ít sinh viên trong trường. Do đó lý tưởng, niềm tin chính trị của sinh viên Học viện BC&TT cũng còn những điều đáng phải nghiên cứu.

Một thực trạng đáng quan tâm về niềm tin và lý tưởng chính trị đó là một bộ phận lớn sinh viên Học viện BC&TT vẫn chưa tin tưởng, hoặc không tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới của đất nước. Theo số liệu điều tra, vẫn có 5% số sinh viên cho rằng còn nhiều tiêu cực hơn là tích cực trong kinh tế, chinh trị, văn hóa, xã hội sau hơn 30 năm đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ý thức tự lực tự cường, niềm đam mê, nhiệt huyết được cống hiến cho lý tưởng, cho niềm tin chính trị đã giảm, thay vào đó là sự thiếu trong sáng trong đạo đức lối sống của sinh viên, sống thiếu động lực, thiếu mục đích, chính vì vậy mà sinh viên cũng không biết mục tiêu của mình là gì. Khi được hỏi học để làm gì một thực tế đáng buồn sinh viên không xác định được mục tiêu lý tưởng không biết học là gì chỉ chạy theo các nhu cầu xã hội, có một số còn hiều sai bản chất vấn đề cho rằng học đến tiến thân. Theo số lượng điều tra về mục đích học tập, có tới 50,7% cho rằng để tìm kiếm việc làm để có thu nhập cao, 32,5% cho rằng có bằng cấp để tiến thân,

23,2% cho rằng để làm hài lòng bố mẹ và người thân. Chỉ có 25,1% lựa chọn học tập để cống hiến nhiều hơn. Một điểm đáng lưu ý nữa trong đội ngũ sinh viên có thái độ bàng quan, thờ ơ với vấn đề chính trị, với vận mệnh của đất nước, chỉ quan tâm đến sự hưởng thu nhu cầu vật chất bình thường của cá nhân. Trong sinh viên có xu hướng chỉ lo cho lợi ích cá nhân, ít quan tâm tới phong trào chung của nhà trường, các phong trào mang tính xã hội của đoàn thể, hội tổ chức, như: thanh niên tình nguyện, tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, thanh niên với an toàn giao thông….

Khi được hỏi về sự tin tưởng vào người đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân mà mình bầu ra, có tới 23,6% sinh viên trả lời ít tin tưởng, 5,3% không tin tưởng và 2,4% trả lời rất không tin tưởng. Có một số sinh viên cho rằng bầu cử chỉ là hình thức và không biết nhiều thông tin về người mình bầu ra như thế nào nên không tin tưởng vào đại biểu. Ngoài ra có tới 25,9 % phiếu trả lời “không” với câu hỏi có muốn tham gia vào bộ máy của Đảng, Nhà nước hay chính quyền địa phương không? Những kết quả trên do nhiều nguyên nhân, nó phản ánh trong sinh viên đã xuất hiện những hiện tượng mất niềm tin vào chính quyền, vào Đảng. Đây là vấn đề rất hệ trọng. Bởi thanh niên, sinh viên là những tinh hoa, là tương lai đất nước, là lực lượng chính xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Cho nên vấn đề giáo dục niềm tin chính trị, lý tưởng chính trị cho sinh viên là vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số sinh viên, nhất là sinh viên đã học các môn lý luận chính trị nhưng có những quan niệm không đầy đủ về chính trị, nên thường nhận xét, phê phán các vấn đề xã hội một cách phiến diện, thiếu khách quan, thổi phồng những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, lên các trang mạng nói xấu chế độ hoặc phê phán một chiều về những hoạt động của nhà trường. Sự hiểu biết hời hợt về lịch sử dân tộc, lịch sử phát triển của Học viện

đang làm mất đi những giá trị truyền thống, trong đó có giá trị văn hóa trường tồn làm nên bản sắc dân tộc, thay vào đó là một giá trị văn hóa lai căng thiếu giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa dân tộc, có thái độ bàng quan, thờ ơ với chính trị,với vận mệnh đất nước, sống thực dụng, coi vật chất là tất cả.

Quá trình hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng tới thực trạng niềm tin lý tưởng của sinh viên nói chung và sinh viên Học viện BC&TT nói riêng. Hội nhập đưa đến cho chúng ta cơ hội giao lưu hợp tác, đi tắt đón đầu trong CNH, HĐH đất nước, rút ngắn thời gian khoảng cách. Song bên cạnh đó ảnh hưởng không nhỏ tới VHCT của sinh viên. Do tác động của hội nhập, sinh viên được tiếp xúc nhiều luồng văn hóa khác nhau, thông qua đó một mặt phát triển văn hóa chính trị trong sinh viên nhưng cũng đặt ra những vấn đề đáng lưu ý như: sa sút về lý tưởng, niềm tin, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật…trong sinh viên hiện nay. Khi nhân cách của sinh viên xuống cấp thì VHCT của sinh viên cũng xuống cấp, vì nó được biểu hiện qua chính những hành động hàng ngày của sinh viên. VHCT xuống cấp chắc chắn không thể hiểu và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù Đảng ủy, Ban Giám đốc và khoa, phòng, ban chức năng đã xác định được tầm quan trọng của xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên, song thực tế vẫn chưa được đầu tư, coi trọng đúng mức. Công tác quản lý, giáo dục chưa đồng bộ và thống nhất giữa các bộ phận trong Nhà trường và Đoàn thanh niên. Quá trình đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo còn nặng về kết quả học tập văn hóa, coi nhẹ việc rèn luyện nhân cách của sinh viên, chưa có biện pháp để kiểm soát đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên. Các hoạt động nhằm xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên đôi khi còn khô cứng, nặng về thuyết giáo, một số hình thức chưa hoặc không còn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên. Mặc dù cũng đã có sự đầu tư tìm tòi, suy nghĩ, đổi mới, bước đầu có những chuyển biến tích cực, hiệu

quả các hoạt động đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học và tìm kiếm việc làm đã được nâng lên, song về cơ bản việc đổi mới vẫn còn chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội, của Nhà trường và đòi hỏi của sinh viên. Thực trạng lý tưởng và niềm tin chính trị của một bộ phận sinh viên giảm sút đang đặt ra yêu cầu mới cần giải quyết cho những nhà quản lý, giáo dục, nhất là nhà khoa học chính trị.

2. 3.3. Về nội dung và phương thức xây dựng hành vi chính trị

Năng lực chính trị thể hiện trong hai mặt hay hai khía cạnh của nó đó là khả năng lý luận chính trị và hoạt động thực tiễn chính trị. Trong đội ngũ sinh viên tham gia các phong trào đoàn thể của đoàn trường hoặc liên chi, chi đoàn trực thuộc, mặc dù khả năng, năng lực đã thể hiện sự vượt trội, nhưng thực tế năng lực chính trị trong hoạt động thực tiễn, tổ chức thực thi các nhiệm vụ chính trị của Đoàn thanh niên hay của cấp trên giao phó còn hạn chế. Theo thống kê, mỗi năm Đoàn thanh niên Học viện BC&TT tổ chức rất nhiều phong trào để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao lối sống tích cực, khơi dậy ý chí, tinh thần cách mạng trong sinh viên. Kết quả đạt được khá cao, sinh viên tham gia đầy đủ nhiệt tình, nhưng hiệu quả phong trào còn thấp, chi phí nhiều, nội dung mang tính rập khuôn máy móc, thiếu tính sáng tạo để thu hút đông đảo sinh viên.

Đối với những sinh viên là chủ thể trong năng lực chính trị của mình rất thờ ơ bàng quan gần như không có những hành động thể hiện năng lực chính trị của mình, còn tự ti, thiếu nhạy cảm trong các hoạt động thực tiễn, ngay cả những hoạt động chính trị bình thường như đi bầu cử, phát huy quyền dân chủ của mình, khi thực hiện việc này còn mang tính cảm tính, thiếu nhận thức, hay nhận thức đơn giản trong tri thức chính trị.

Sinh viên Học viện BC&TT phần lớn rất tích cực tham gia các phong trào học tập, văn nghệ, thể thao, các hoạt động chính trị xã hội. Tuy nhiên hiệu

quả chưa cao, nhiều khi còn nặng về hình thức, về số lượng chứ chưa đạt chất lượng như mong muốn. Nhiều em tham gia vì sợ ảnh hưởng tới điểm rèn luyện và tấm bằng sau này khi ra trường. Nhiều em tham gia vì vui, vì muốn đi cùng các bạn để biết đây biết đó, không muốn về nhà... Sự tham gia các hoạt động này đôi khi là tự phát hoặc bị ép buộc chứ chưa có tinh thần tự giác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)