Các yếu tố tác động đến xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 43)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố tác động đến xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên hiện

viên hiện nay

1.3.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan tác động đến xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên hiện nay chính là những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và những xu hướng biến đổi trên trường quốc tế.

- Về kinh tế, hiện nay đất nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt. Tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến đạo đức, lối sống của sinh viên. Hạn chế của sinh viên thường nhận thấy: vốn sống còn ít, thiếu sự từng trải nên cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị…ở họ thường mang tính chủ quan, phiến diện…lại chịu ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong khi đó, việc hướng

dẫn đối tượng này lựa chọn những giá trị văn hóa, lối sống văn hóa lại chưa được chú trọng nên họ dễ bị lôi kéo, bị ảnh hưởng lối sống phản văn hóa. Đó là hiện tượng suy thoái đạo đức, thói ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; sống gấp, sống thử trước hôn nhân, coi nhẹ giá trị tinh thần, quay lưng lại với truyền thống văn hóa dân tộc đang là vấn đề nổi cộm trong lối sống của sinh viên hiện nay.

- Về chính trị, với đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta thu nhiều

thành tựu to lớn, điều này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh. Đất nước không những vượt qua những chấn động lớn về chính trị trong khu vực và trên thế giới, giữ được lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào còn đường xã hội chủ nghĩa. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới niềm tin lý tưởng của sinh viên, một trong những yếu tố chính cấu thành nên VHCT.

Quản lý Nhà nước ngày càng có hiệu lực. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản thống nhất quản lý xã hội, tạo điều kiện cho việc ổn định và phát triển xã hội, trong đó có phát triển văn hóa nói chung, VHCT nói riêng trong quần chúng, trong thanh niên và trong sinh viên.

Bên cạnh đó, còn có những mặt tiêu cực ảnh hưởng tới đời sống sinh viên nói chung, tới việc hình thành VHCT nói riêng, đó là: quản lý, điều hành của Nhà nước, hoạt động của các đoàn thể chính trị xã hội chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của xã hội. Bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể chưa được tinh gọn, còn nhiều biểu hiện quan liêu, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ quan duy ý chí, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm cho chuẩn mực văn hóa nói chung, VHCT nói riêng bị biến dạng. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới văn hóa nói chung và VHCT của sinh viên nói riêng.

- Về văn hóa - xã hội, hơn 30 năm đổi mới, đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, người dân ngày càng có điều kiện tiếp xúc với các lĩnh vực văn hóa, mở rộng sự giao lưu văn hóa của các vùng

miền, các quốc gia, dân tộc và của thế giới ngày càng rộng mở. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, sự giao lưu văn hóa đang bị các thế lực thù địch lợi dụng, chúng tuyên truyền những giá trị văn hóa có tính chất độc hại, mục đích làm băng hoại giá trị đạo đức chuẩn mực của dân tộc, tác động tới việc hình thành văn hóa của mỗi con người, trong đó sinh viên là lực lượng nhạy cảm dễ bị tác động với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của mình.

- Ngoài các yếu tố trên, truyền thống văn hóa dân tộc cũng tác động không nhỏ đến văn hóa chính trị của sinh viên. Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời, có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Một dân tộc gan góc trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất, một dân tộc mà ở đó mỗi con người luôn chứa đựng một tinh thần yêu nước cao cả, ý chí tự lực tự cường, chăm chỉ sáng tạo, chịu khó vượt khổ, bao dung nhân ái, tinh thần đoàn kết cộng đồng, làng xã. Cho đến nay, những bản sắc, những giá trị truyền thống ấy vẫn được lưu giữ, phát triển, nó là nền tảng văn hóa của mỗi con người Việt Nam, trong đó có tầng lớp sinh viên.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến văn hóa chính trị của sinh viên xuất phát từ chính những đặc điểm của sinh viên:

Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo C.Mác là “tổng hoà của các quan hệ xã hội”. Nhưng họ còn có những đặc điểm riêng: là tầng lớp xã hội đặc thù, tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 24, đang trong quá trình định hình nhân cách, đạo đức, lối sống. Họ tràn đầy sức sống, có hoài bão, ước mơ, năng động, sáng tạo, được đào tạo một cách cơ bản, toàn diện theo tất cả các chuyên ngành, nhạy bén với cái mới, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, nắm bắt được tri thức thời đại, chìa khóa cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, vì chưa có kinh nghiệm

sống, hoạt động trong đời sống chính trị còn thiếu, lại dễ dao động nên đôi khi trở nên cực đoan nếu không được định hướng tốt.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đã hình thành một đặc điểm rất đáng chú ý đã và đang xuất hiện đó là môi trường ảo, lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức như sinh viên. Trên thế giới hiện nay đang hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Xuất hiện ngày càng nhiều những “anh hùng bàn phím” sành sỏi trên thế giới mạng nhưng lại ngờ nghệch trong đời thực.

Về môi trường sống, sinh viên thường theo học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi. Cho nên sinh viên rất thích các hoạt động tập thể, thích giao lưu, học hỏi, thích khám phá và thường nhanh chóng kết giao với mọi người.

Sinh viên Việt Nam hiện nay đang diễn ra quá trình phân hoá. Nguyên nhân cơ bản là do sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến phân hóa giàu nghèo; ngoài ra sự mở rộng quy mô đào tạo cũng khiến trình độ sinh viên chênh lệch lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thể chỉ ra những đặc điểm tương đồng của sinh viên như:

Tính thực tế: Sinh viên hiện nay có sự cân nhắc rất kỹ khi đưa ra lựa

chọn ngành nghề, đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những công việc đem lại thu nhập cao, v.v... Các

hoạt động tình nguyện của sinh viên cũng chính là để cải tạo hiện thực, giúp đỡ những người gặp khó khăn… Nói chung mọi hành động và suy nghĩ của sinh viên có tính mục đích rất rõ ràng, cụ thể.

Tính năng động: Ngoài thời gian học tập trên lớp, nhiều sinh viên đi

làm thêm bán thời gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty nào đó. Sinh viên làm thêm vừa có thể hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới, vừa có thêm thu nhập, vừa có thêm kinh nghiệm cuộc sống bổ trợ cho chuyên môn sau này. Sinh viên cũng tích cực, chủ động tham gia các phong trào tình nguyện, các hoạt động tập thể…

Tính cụ thể của lý tưởng: Nhiều người nhận xét giới trẻ hiện nay sống

không có lý tưởng. Nhưng trong thực tế, lý tưởng cũng chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử nhất định, gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân.

Tính liên kết (tính nhóm): Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng

các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Sinh viên gắn bó với các nhóm này trong suốt những năm học trên giảng đường. Xa gia đình, chủ yếu sinh viên sinh sống, học tập, hoạt động tập thể trong các nhóm. Thậm chí thời gian gắn bó của họ với nhau trong quãng đời sinh viên còn nhiều hơn là với gia đình. Cho nên sinh viên luôn có xu hướng tham gia các nhóm cùng nhu cầu, cùng sở thích, tính cách, cùng hoàn cảnh…

Tính cá nhân: Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và

việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt trong những người trẻ có học vấn là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận sinh viên.

Sự phân tách các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ công tác nghiên cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau. Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó, luôn bộc lộ tính hai mặt: Vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực.

Những đặc điểm này ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành văn hóa chính trị của sinh viên. Vì vậy trong quá trình xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên phải nắm vững những đặc tính này để phát huy được những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tiêu cực của nó.

Tiểu kết chƣơng 1

Văn hóa chính trị không chỉ là một nội dung trong chính trị học mà còn là một mục tiêu mà con người hướng tới trong quá trình hoạt động chính trị: chính trị có văn hóa, văn hóa thẩm thấu vào chính trị. Văn hóa chính trị là thước đo tri thức và năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị của con người trong một điều kiện lịch sử nhất định. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, văn hóa chính trị luôn hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của cá nhân và xã hội, đó là chính trị nhân văn, dân chủ và tiến bộ.

Văn hóa chính trị của một giai cấp hoặc một chế độ xã hội được hình thành thông qua một logic vận động: tri thức chính trị đã được tích lũy biến thành niềm tin, thành lý tưởng của giai cấp; từ niềm tin chính trị biến thành hành động chính trị thực tiễn mà kết quả của những hành động đó tạo thành những chuẩn mực chính trị, truyền thống, nếp sống, thói quen trong việc ứng xử trước các tình huống chính trị khác nhau. Chỉ đến đó, văn hóa chính trị mới thực sự ra đời.

Đối với sinh viên, văn hóa chính trị được phản ánh thông qua trình độ nhận thức chính trị, mức độ niềm tin chính trị và năng lực hành động chính trị tích cực. Văn hóa chính trị của sinh viên Việt Nam bao gồm những hiểu biết về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chính sách pháp luật của Nhà nước; truyền thống văn hóa của dân tộc và những tri thức khoa học tiên tiến trên thế giới. Từ đó hình thành thế giới quan, lập trường tư tưởng, niềm tin, tình cảm và thái độ của sinh viên đối với chế độ xã hội chủ nghĩa, tính tự giác và tích cực tham gia các hoạt động chính trị của đất nước phục vụ lợi ích của sinh viên và toàn xã hội.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. Tổng quan về sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (tên tiếng Anh là Academy of Journalism and Communication) trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh, là trường nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, được thành lập năm 1962. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT) vừa là một trường Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đồng thời là một trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là trường đại học cơ sở trọng điểm quốc gia đào tạo giảng viên lý luận chính trị, cán bộ báo chí - truyền thông, cán bộ làm công tác tư tưởng - văn hóa…, đồng thời là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; góp phần tham mưu cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Hiện nay, Học viện có gần 400 cán bộ, viên chức, trong đó 2/3 là giảng viên.

Học viện BC&TT được thành lập ngày 16/1/1962, theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, trường Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân. Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi chức danh Thủ tướng Chính phủ lúc trước) đã ra quyết định số 406-HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận Trường là trường đại học, kể từ đây Trường vừa là một trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Năm 1993, theo quyết định số 61 QĐ/TW ngày 10/03/1993 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản

Việt Nam, trường trở thành trường đại học trực thuộc cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Học viện BC&TT có tổng diện tích 88.128m2 trên địa bàn phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Thủ đô Hà Nội. Trụ sở của trường bao gồm các khu nhà làm việc, nhà học tập, khu tập thể cán bộ, ký túc xá sinh viên và diện tích sân trường, vườn hoa, cây xanh...Học viện có hệ thống nhà làm việc khang trang, hiện đại. Khu giảng đường đạt tiêu chuẩn quốc gia, với trên 80% lớp học được trang bị máy vi tính, máy chiếu đa năng đủ sức phục vụ hơn 160 lượt lớp/ngày. Trung tâm Thông tin - Khoa học gồm nhiều phòng chức năng với hàng ngàn đầu sách. Website của nhà trường đã đi vào phục vụ nhu cầu đọc, tra cứu, thu thập thông tin của cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên. Học viện có 3 phòng Hội thảo khoa học được trang bị hiện đại với 9 phòng máy vi tính phục vụ học tin học, ngoại ngữ, các chuyên ngành liên quan, 2 phòng truy cập Internet, 2 phòng diễn giảng thực hành nghiệp vụ, 1 studio phát thanh, 1 studio truyền hình liên tục được nâng cấp về các thiết bị chuyên dụng. Khu kí túc xá sinh viên gồm 4 nhà cao tầng có sức chứa 1.500 sinh viên, học viên trong nước và quốc tế. Nhà trường đang triển khai xây dựng ký túc xá sinh viên 12 tầng với sức chứa 1.200 người. Tại đây có nhà ăn tập thể sinh viên, sân vận động tạo điều kiện cho hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)