Tổng quan về lịch sử tài liệu lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại cục lưu trữ quốc gia lào (Trang 53 - 55)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ SỐ HÓA TÀI LIỆU LƢU TRỮ

2.2 Tình hình tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc

2.2.1 Tổng quan về lịch sử tài liệu lưu trữ

Nước Lào là một nước có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Năm 1353, với sự lãnh đạo của Phạ Ngừm đã thống nhất đất nước thành lập vương quốc Lạn Xạng (Vương quốc Triệu Voi) lần đầu tiên trong lịch sử. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, vương quốc Triệu Voi đã phát triển không ngừng dưới nhiều triều đại vua tiêu biểu như: Triều đại Xay-Ya- Xẹt-Thả-Thị-Lạt (năm 1550-1574), Triều đại Su-Li-Yạ-Vông-Xả (năm 1633-1690). Trong đó Triều đại Su-Li-Yạ-Vơng-Xả được coi là thời đại mà vương quốc Lào đạt đến đỉnh cao nhất về sự phát triển, thịnh vượng về nền kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, văn học - nghệ thuật… Nhiều tác phẩm nổi tiếng đã được sáng tác và ghi lại dưới nhiều vật mang tin khác nhau như: lá cọ, da thú, bia đá… đặc biệt là cây lá cọ, một loại cây rất phổ biến ở nước Lào với nhiều ưu điểm như: dễ tìm, dễ làm, dễ bảo quản và thuận tiện đã được sử dụng một cách rộng rãi trong việc ghi chép về sự vật, hiện tượng và lịch sử diễn ra trong cuộc sống hằng ngày từ cấp quản lý cho đến công dân. Cho nên nhiều tài liệu, tác phẩm quý đã giữ được trong thời phong kiến Lào phần lớn được ghi chép trên lá cọ.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong lịch sử của nước Lào bị thế lực ngoại xâm nhiều lần đánh chiếm và thống trị trong một thời gian dài như: đế chế Miến Điện, đế chế Xiêm, thực dân Pháp, Nhật, đế quốc Mỹ. Mỗi lần bị xâm chiếm là mỗi lần tài liệu, tác phẩm quý bị chiếm đoạt hoặc phá hủy hồn tồn. Vì vậy, cho đến nay nhiều tài liệu quý của thời đại phong kiến Lào trước đây cịn giữ lại được rất ít, vẫn cịn phân tán trong dân, những gia đình dịng họ, quan lại ngày xưa và các nước đã từng xâm lược Lào như: Thái Lan, Pháp, Mỹ.

56

Những tài liệu đang bảo quản tại Cục Lưu trữ quốc gia Lào, phần lớn là tài liệu hành chính được hình thành chủ yếu từ năm 1954 trở lại đây bao gồm 3 khối tài liệu lớn như:

- Khối tài liệu lưu trữ thời phong kiến: Khối tài liệu này còn giữ

được là những tài liệu hành chính chủ yếu từ năm 1954-1975 được ban hành trong quá trình hoạt động của các bộ ở trung ương, các tỉnh thành ở địa phương của chính quyền cũ. Đây là nguồn sử liệu hết sức quan trọng mà Cục Lưu trữ Quốc gia Lào còn giữ được, đặc biệt là những tài liệu trước năm 1975.

Đối với tài liệu hành chính trong thời Pháp thuộc, hiện khơng có ở Cục. Điều đó cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến số lượng tài liệu được hình thành phần lớn khơng được tổ chức bảo quản tại Viêng Chăn mà được chuyển vào kho lưu trữ Trung ương Hà Nội; Pháp không chú trọng việc tổ chức lưu trữ ở Thống sứ Lào vì một phần là tài liệu hình thành khơng nhiều như ở Việt Nam. Mặc dù có Nghị định11

thành lập kho lưu trữ tại Viêng Chăn nhưng trong thực tế Kho lưu trữ này chưa được thành lập. Sau khi Pháp thua trong chiến tranh, họ đã mang tài liệu về Pháp và hiện tại phần lớn đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp (Centre des Archives d’ Outre-Mer) ở Aix-en Provence. Vì vậy, các ấn phẩm đang lưu giữ được sẽ là một trong những nguồn thông tin rất quý về việc nghiên cứu lịch sử các lĩnh vực dưới thời Pháp thuộc.

- Khối tài liệu lưu trữ của cách mạng Lào: là khối tài liệu được

hình thành trong quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo, tiên phong của Đảng Nhân dân Lào (Sau này là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào). Khối tài liệu này được bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào chủ yếu từ năm 1947 đến năm 1999, còn những

11

Theo Nghị định về tổ chức lưu trữ Đông Dương ban hành ngày 26 tháng 12 năm 1918 thì tổ chức các cơ quan lưu trữ ở Đơng Dương lúc bấy giờ bao gồm: Kho lưu trữ Trung ương Hà Nội, Kho lưu trữ Thống đốc Nam kỳ tại Sài gòn, Kho lưu trữ Khâm sứ Trung kỳ tại Huế, Kho lưu trữ Thống sứ Campuchia tại Phanông Pênh và Kho lưu trữ Thống sứ Lào tại Viêng Chăn.

57

tài liệu của Đảng sau này đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.

- Khối tài liệu lưu trữ từ năm 1975 đến nay: sau khi thống nhất đất

nước năm 1975, những tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, một phần đã được thu thập và bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào, phần lớn còn lại vẫn nằm rải rác, phân tán tại các cơ quan trực tiếp hình thành tài liệu đó. Từ giai đoạn này trở đi, ngồi những tài liệu truyền thống như tài liệu lưu trữ hành chính cịn bao gồm nhiều loại hình tài liệu lưu trữ bằng vật mang tin khác như: tài liệu lưu trữ phim, ảnh, ghi âm, ghi hình…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại cục lưu trữ quốc gia lào (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)