Tình trạng vật lý và mức độ hư hỏng nội dung thông tin trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại cục lưu trữ quốc gia lào (Trang 66 - 68)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ SỐ HÓA TÀI LIỆU LƢU TRỮ

2.2 Tình hình tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc

2.2.4 Tình trạng vật lý và mức độ hư hỏng nội dung thông tin trong

tài liệu lưu trữ

+ Mức độ hƣ hỏng của tài liệu lƣu trữ:

* Hư hỏng về tình trạng vật lý của tài liệu lưu trữ

Nhiều tài liệu bị rách (phần lớn là lề trái và lề dưới), uốn cong, giòn, giấy bị mốc, đổi màu. Phần lớn tài liệu ngày xưa sử dụng ghim sắt để kẹp tài liệu, qua thời gian những ghim đó đã gỉ làm cho giấy bị rách, thủng. Một số ảnh minh họa dưới đây sẽ làm rõ những mức độ hư hỏng đã nêu.

Ảnh 2.5 :Tình trạng hư hỏng của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào

69

Tình trạng tài liệu bị mốc khiến cho giấy thay đổi màu sắc ảnh hưởng đến tuổi thọ của giấy,

nội dung thơng tin của tài liệu.

Tình trạng tài liệu bị rách, giịn, thủng do điều kiện bảo quản khơng đảm bảo, cách thức quản lý tài liệu chưa tốt.

Độ tương phản của tài liệu không ổn định do chất liệu giấy khác nhau, giấy bị mốc… đã làm cho màu, bề mặt của tài liệu có sự thay đổi ảnh hưởng đến độ nét của nội dung tài liệu như: chữ mờ, mực phai…

70

* Hư hỏng về nội dung thông tin

Trong những tài liệu đã khảo sát, phần lớn chữ cịn tương đối nét, có tài liệu chữ mờ nhưng trong mức độ cịn đọc được, chỉ có một số tài liệu chữ đã mờ nặng do mực phai màu cùng với giấy bị mốc, bẩn… khiến cho khả năng đọc bằng mắt thường tương đối khó khăn.

Ảnh 2.6 : Tình trạng hư hỏng về nội dung thơng tin

Những hình ảnh trên phần nào có thể giúp chúng ta hình dung được mức độ hư hỏng của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Cục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó chủ yếu là do điều kiện bảo quản không đảm bảo kéo dài nhiều năm qua đã khiến cho phần lớn tài liệu bị mốc, ố vàng, giịn, gỉ, thủng, rách, phai mực… Có thể nói rằng những yếu tố này đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nội dung thông tin trên giấy. Nội dung của nhiều tài liệu khó đọc do chữ mờ, thậm chí khơng cịn đọc được nữa hoặc bị mất một số đoạn chữ do giấy bị rách, thủng. Đây thực sự là điều đáng tiếc. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phù hợp để cứu tài liệu hư hỏng này là rất cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai số hóa tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại cục lưu trữ quốc gia lào (Trang 66 - 68)