Quá trình thành lập quốc gia của người Thái (Xiêm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ của kambuja với các quốc gia đông nam á thời kỳ ăngkor (802 1432) (Trang 75)

2.1.2 .Quan hệ chính trị và quân sự củaKambuja với Chămpa

2.3. Quan hệ củaKambuja với các nhà nước của người Môn vàXiêm

2.3.2.1. Quá trình thành lập quốc gia của người Thái (Xiêm)

Nếu như giai đoạn trên cho thấy đươ ̣c pha ̣m vi ảnh hưởng rô ̣ng lớn của vương quố c Kambuja tới các nhà nước M ôn ở phía Tây thì đến giai đoa ̣n từ mô ̣t phần tư cuối thế kỷ XII đến thế kỷ XV li ̣ch sử chứng kiến mối quan hê ̣ của vương quốc người Khơme với quốc gia người Thái (mà người khu vực Đông Nam Á go ̣i là người Xiêm ). Mối quan hê ̣ này hoàn toàn khác biê ̣t với

giai đoạn trước với sự chiếm ưu thế của người Thái và vương qu ốc Kambuja từng bước bi ̣ đảy lùi và dẫn tới sự suy tàn của mô ̣t nền văn minh Khơme rực rỡ.

Từ thế kỷ XII , các bộ lạc Thái đã có những tác động nhất định đến sự chuyển biến của li ̣ch sử bán đảo Trung Ấn . Từ thế kỷ VI đến thế kỷ XII , cư dân Thái đã chiếm mô ̣t dải đất rô ̣ng lớn nằm giữa quốc gia Nam Chiếu ở phía bắc và các quốc gia cổ của bán đảo Trung Ấn ở phía nam . Người Thái có sự xâm nhâ ̣p từ từ theo dòng sông , có sự dịch chuyển của các nhóm cư dân từ Bắc xuống Nam . Những tiểu quốc của người Thái đã đã thành lâ ̣p : “tiểu quốc người Thái ở vùng Mogaung phía bắc Bhamo có lẽ được thành lâ ̣p vào năm 1215, tiểu quốc Moné hay Mương Nai trên mô ̣t số chi lưu hữu nga ̣n sông Salwin vào năm 1223, và vùng Assam có lẽ đã bị thơn tính vào năm 1229” [3, 338]. Trong khoảng thời gian này , các thủ lĩnh người Thái vùng Ch‟ieng Rung và Ngon Yang (di chỉ Ch‟ieng Sên ) trên thượng lưu sông Mê Kông đã liên kết với nhau qua những cuô ̣c hôn nhân của ho ̣ . Người Thái đã ồ a ̣t kéo đến địa điểm Luang P‟ra Bang qua ngả sông Nậm U . Vào giữa thế kỷ XIII , người Thái đưa ngưới mình vào ta ̣o nhân lõi vững chắc trong những nhóm cư dân Khơme, Môn, Miến Điê ̣n , Ấn Độ tại thung lũng ở phương Nam . Cuộc xâm nhâ ̣p của người Thái dần dần mô ̣t cách hòa bình nhưng “gây ha ̣i” cho các quốc gia Ấn Đô ̣ hóa xưa kia . “Khi ho ̣ đã có mô ̣t sự kết cấu nào đó , những thủ lĩnh của h ọ, để phục vụ cho việc tổ chức nội bộ các tiểu quốc của họ , để phục vụ cho việc tổ chức nội bộ các tiểu quốc của họ cũng như chính sách của họ đới với các nền văn minh Ấn Đô ̣ cổ xưa , trong những thung lũng và châu t hổ đã làm theo gương những người Mơng cở , mà những kỳ tích của bộ tộc này tác động mạnh mẽ lên trí tưởng tượng của họ” [3, tr. 339].

Cùng với sự xuất hiện của người Thái , thế kỷ XIII bán đảo Trung Ấn có sự biến đổi sâu sắc trong li ̣ch sử . Ở Miến Điện , viê ̣c người Mông Cổ đánh chiếm Pagan vào năm 1287 đã ta ̣o nên hâ ̣u quả là sự mất đi ta ̣m thời của vương quốc cổ Pagan và sự chia cắt đất nước thành những tiểu quốc do những thủ lĩnh người Thái cai trị. Cũng trong thời gian này có một hiệp ước được ký

kết giữa ba thủ lĩnh người Thái . Trong một văn bản có ghi : “Mangray, Ch‟ieng Ray và Ngam Mương – nhà vua xứ Sukhotai đã hội họp cùng nhau , ký kết một hiệp ước h ữu nghị bền vững , sau đó ai trở về nước người ấy” [3, tr. 347]. Trong những thâ ̣p niên tiếp sau thủ lĩnh Mangray đã chấm dứt đươ ̣c sự thống tri ̣ của người Môn ở Haripunjaya và thành lâ ̣p ở cách thành phố đó không xa, “kinh đô mới” của người Thái là Ch‟ieng Mai . Trong mô ̣t nghiên cứu có ghi la ̣i “Trong lưu vực thượng nguồn sông Mênam , mô ̣t thủ lĩnh Thái đến từ Ch‟ieng Ray đã đánh đuổi vương triều người Môn khỏi Haripunjaya và lâ ̣p nên kinh đô mới là Ch‟ien g Mai , cách kinh đơ cũ chút ít . Ở Sukhotai tun bớ đô ̣c lâ ̣p, tiếp theo đó là mô ̣t cuô ̣c chinh phục mau chóng , đem la ̣i hâ ̣u quả là một chính quyền người Thái đã thay thế sự cai trị của người Môn trong khu vực Mênam và vùng thượ ng lưu Mê Kông” [3, tr. 340].

Lý do sụp đổ của các quốc gia như Pagan và Haripunjaya khơng hồn toàn là hệ quả của những cuộc xâm lược của Nguyên Mông và sự “tràn vào” của người Thái mà chủ yếu do sự già cỡi của chính quố c gia này , đất nước bi ̣ kiê ̣t quê ̣ vì các cuô ̣c chiến tranh với các nước láng giềng , nhân dân bi ̣ bóc lô ̣t tàn nhẫn , không còn đủ sức để củng cố và xây dựng đất nước . Trong thế kỷ XIII, ngườ i Trung Quốc đã go ̣i vương quốc Sukh otai với cái tên “Sien” (Nguyên sử 1282) hay “Syam” khở i nguồn cho cái tên Xiêm hiê ̣n ta ̣i mà chúng ta vẫn gọi vương quốc của người Thái .

Trên vùng trung lưu sông Mênam người Thái đã ở đó từ rất lâu đời . Những dấu tích của ng ười Khơme còn thấy được ở Sukhotai và Savan k‟alok chứng tỏ sự mở rô ̣ng sự thống tri ̣ của người Khơme từ thời Suryavarman II và chắc chắn là trong thời Jayavarman VII . Khoảng giữa thế kỷ XIII người Xiêm ở Sukhotai đã giành độc lập . Mô ̣t tấm bi ký sau đó chừng mô ̣t thế kỷ đã hé lô ̣ cho chúng ta : “Mô ̣t ông hoàng người Thái , Pha Mương thủ lĩnh xứ Mương Rat và có thể là con trai thủ lĩnh cũ của người Thái ở Sukhotai dưới thời đô hô ̣ của Khơme , đã được nhà vua Cao Miên phong cho tước hiê ̣u K amrateng An‟ Cri Indrapatindraditya và lấy nàng cơng chúa Khơme Sikharamahadevi . Ơng

kết ba ̣n với mô ̣t ông hoàng người Thái khác , Bang Klang T‟ao , thủ lĩnh vùng Bang Yang. Sau những sự kiê ̣n không đươ ̣c biết rõ hai thủ lĩnh Thái có chiến tranh xung đô ̣t với vi ̣ quan cai tù người Khơme ở Sukhotai . Sau khi chiếm Si Sach‟analai, thành phố song sinh với Sukhotai (ngày nay là Savank‟alok ) hai người đồng minh đã đánh đuổi được viên khâm s ứ người Khơme ra khỏi Sukhotai. Pha Mương để ngườ i ba ̣n đến chỗ mình và tôn ông ta lên làm vua và trao cho ơng ta tước hiệu của chính mình là Kamarateng An‟ Pha Mương Cri Indrapatindraditya” [3, tr. 348]. Như vâ ̣y với sự kiê ̣n này ngườ i Khơme đã không thể thống tri ̣ đươ ̣c người Thái thêm nữa và chính thức người Thái ở Sukhotai đã giành đươ ̣c đô ̣c lâ ̣p chính tri ̣ đưa đến viê ̣c phong vương

Indraditya. Rama K‟amheng ngườ i con thứ ba và là người kế vi ̣ thứ hai của ông đã tri ̣ vì trong hai thâ ̣p kỷ cuối của thế kỷ . Thờ i gian lên ngôi của Indraditya vào khoảng năm 1250-1260. Sau mô ̣t thời gian xứ Lavo cũng tách ra khỏi vương quốc Kambuja và do mô ̣t ông hoàng người Thái cai tri ̣ .

Các vương quốc độ c lâ ̣p của người Thái hình thành . Trong bi ký còn ghi la ̣i những mốc quan tro ̣ng : năm 1283 nhà vua Rama K‟amheng đã phát minh ra chữ Xiêm La . Đây là sự cải tiến lối viết chữ nguyên sơ của người Xiêm; năm 1285 xây dựng trung tâm Si Sa ch‟analai mô ̣t tháp vòm stupa xây mất 6 năm; năm 1292 cho làm ở Sukhotai mô ̣t chiếc ngai thờ bằng đá để ai cũng có thể chiêm ngưỡng được nhà vua Rama K‟amheng .

Với viê ̣c hình thành nên các nhà nước Thái đô ̣c lâ ̣p , phát minh ra chữ viết và hình hành hê ̣ thống chính tri ̣ hoàn bi ̣ các tiểu quốc của người Thái

xứng đáng là mô ̣t trong các nền văn minh ở khu vực Đông Nam Á . Các nhà nghiên cứu đánh giá người Thái vốn sống lâu đời ở vùng Vân Nam trong quỹ đa ̣o của nền văn minh Trung Hoa , họ không chỉ có nền văn minh vật chất khá tiến bô ̣, mà còn có một sự tiếp xúc nào đó với Ấn Độ và Phật Giáo theo ngả đường nối giữa Ấn Đơ ̣ và Trung Hoa . Chính vì vậy Xiêm là một quốc gia có ảnh hưởng lớn của Phật giáo và ảnh hưởng đó thể hiện rõ nét trong các công trình nghệ thuật . “Cuối cùng những người Thái luôn luôn là những người

đồng hóa lỗi la ̣c . Họ đã mau chóng chiếm lĩnh được những gì trong nề n văn minh của những nước láng giềng và những ông chủ của ho ̣ có thể dùng làm biê ̣n pháp để đấu tranh thắng lợi với những người đó” [3, tr. 341]

2.3.2.2. Quan hệ của Kambuja với các nhà nước của người Thái (Xiêm)

Trước sự hình thành quốc gia của người Thái không chỉ mang đến áp lực dẫn tới sự sụp đổ của quốc gia Pagan và Haripunjaya mà chính sự thành công nhanh chóng của vương quốc của người Thái trong lưu vực sông

Mênam đã dẫn tới hâ ̣u quả mà ch úng ra sắp thấy dưới đây , làm suy yếu nước Kambuja và làm suy tàn nền văn minh Khơme rực rỡ .

Đối mặt với một quốc gia mới nổi nhưng rất đỗi hùng mạnh như Xiêm , giớ i cầm quyền Kambuja cũng có những cố gắng ta ̣o lâ ̣p quan hê ̣ thân thiê ̣t với các thủ lĩnh người Thái để củng cố thêm sức ma ̣nh : “Dưới triều đại Indravarman II (1218-1243) của đế chế Khơme, nhà vua đã ra sức tranh thủ sức ủng hộ của thủ lĩnh Thái Pomương (thủ lĩnh Mương Rát – thượng nguồn sông Nậm Xák) bằng cách gả con gái của nhà vua cho ông và phong cho Xỉ Intharathít - hàm nghĩa là người thứ hai trong Đế chế Khơme” [28, tr. 143]. Tuy nhiên, biện pháp này đã không cột chặt được ông vào sự lệ thuộc triều đại Indravarman II. Pomương đã liên minh với Bangklang (một tiểu quốc Thái khác) và tiến hành chiến tranh giải phóng vớ i Đ ế chế Khơme. Sau đó Pomương đã chiếm được Xukhổthay và Bangklang đã trở thành người sáng lâ ̣p của vương quốc Xukhổthay của người Thái . Trong gần mô ̣t nửa thế kỷ sau vương quốc Kambuja thường xuyên phải đối mă ̣t với cuô ̣c đấu tranh của

vương quốc Xukhổthay của người Thái .

Cuối thế kỷ XIII , sau khi Rama K‟amheng đã thực hiê ̣n được quyền bá chủ của mình với một số lớn những bộ lạc của ngườ i Thái. Trước sức ma ̣nh của vị vua mới lên , những vùng đất trong lưu vực sông Mênam và Mê Kông của vương quốc Kambuja của Khơme liên tiếp hứng chịu các cuộc chinh phạt . Rama K‟amheng đã mở rô ̣ng về phía đông tới miền đất của Kh ơme như : xứ

Saraluang (P‟ichit), Song K‟wè (P‟isnulôk, Lum (Lomsak) Bachay, Sak‟a, tới những bờ sông Mê Kông , và tài Vieng Chan , Vieng K‟am, lấy làm biên giới . Cuô ̣c chiến tranh của vương quốc Khơme và Thái diễn ra vào năm 1296. Chu Đa ̣t Q uan, phái viên của triều đình Mông Cổ ở Cao Miên đã nói nhứ sau : “Trong cuô ̣c chiến tranh vừa qua với người Xiêm La , tồn thể nhân dân Khơme đã b ̣c phải chiến đấu, và đất nước đã bị tàn phá hoàn toàn” [3, tr. 365].

Trong nhữn g thời kỳ tiếp sau , vương quốc Kambuja đối mă ̣t vớ i mô ̣t nguy cơ khá lớn khi vương quốc Xiêm d ịch chuyển trung tâm quyền lực chính của người Thái ở lưu vực sơng Mênam từ Sukhot‟ai xuống phía nam tới Ayutthaya. Do kinh đô Ăngkor của Kambuja nằm trong tầm tấn công của Xiêm. Ngay từ khi thành lập kinh đô mới, Ramadhipati bắt đầu cố gắng liên tục nhằm khuất phục Kambuja. Nhà nghiên cứu Lawrence Palmer Briggs đã cho rằng trước năm 1431 Ăngkor chưa hề bị xâm chiếm. Trong cuốn đại sử ký Khơme được biên soạn lại O.W. Wolters đã chấp nhận một giả thuyết cho rằng Ăngco đã bị người Thái đánh chiếm trong triều đại Ramadhipati năm 1369. Người Thái đã chiếm Ăngkor sáu năm, nhưng rồi bị vua Gamkat đánh đuổi. Do sự phẫn nộ và căm ghét của người Khơme với sự cai trị nước ngoài. “Năm 1389 theo như tiến sĩ Wolters tính tốn sau khi b ị bao vây 7 tháng, Ăngkor đã rơi vào tay quân Thái lần thứ hai. Tuy nhiên lần này quân Thái nhanh chóng bị đánh đuổi. Trong sử biên niên của Xiêm nói Ramesuen đã có công chiếm được Chiengmai và mô tả đức vua đã dùng đại bác phá sập các bức tường thành của Chiengmai như thế nào” [16, tr. 284]. Các cuộc xâm chiếm ban đầu của người Thái đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng về cả nguồn thu ngân sách và sức người dùng vào lao động cưỡng bức và do vậy chỉ riêng các cuộc xâm lược đó đã buộc phải chấm dứt đột ngột công việc xây dựng các cơng trình về nghệ thuật.

Trong li ̣ch sử các quốc gia Đông Nam Á thế kỷ XIV có nhiều sự biến chính trị tác động lớn tới tình hình kinh tế , xã hộ i và mối quan hê ̣ của các

quốc gia trong khu vực . Năm 1347, vương quốc Miến Điện Taungu thành lập cũng cùng thời gian này vương qu ốc Sumatra của Adityavarman cũng được thiết lập. Năm 1353, Pha Ngum thành lập vương quốc Lào Lan Ch‟ang và Binnya U phục hưng lại quốc gia Hamsavati (Pegu). Trong khi đó, năm 1350 vua Hayam Wuruk (Rajasanagara), nhà vua vĩ đại nhất của Majapahit và đã từng mở rộng quyền bá chủ của nước này tới những giới hạn cực điểm. Sự kiê ̣n rất trùng hợp cùng năm này Ramadhipat i lên ngơi. Ơng là ngư ời sáng lập ra Ayutthaya, người thống nhất hai sứ Syam (Sukhothay) và Lavo (Lopburi). Từ đây Ayutthaya và Majapahit đã tr ở thành hai cực, hai trung tâm quyền lực ở khu vực Đông Nam Á . Ayutthaya là m ột trung tâm quyền lực ở lục địa và Majapahit là m ột ở vùng hải đảo của khu vực Đông Nam Á. “Do một sự gặp gỡ lạ kỳ, việc lên ngôi vào năm 1350 của Hayam Wuruk (Rajasanagara), nhà vua vĩ đại nhất của Majapahit và đã từng mở rộng quyền bá chủ của nước này đến giới hạn cực điểm, lại xảy ra cùng năm với sự lên ngôi của Ramadhipati, người sáng lập ra vương triều Ayutthaya, người thống nhất hai xứ Syam (Sukhothay) và Lavo (Lopburi). Ayutthaya và Majapahit đã trở thành hai cực, một ở lục địa, một ở hải đảo của miền ngoại Ấn mà phần lớn nhất đã phân chia thành hai vùng ảnh hưởng, những danh mục các thuộc giới của Ayutthaya và Majapahit cùng bao trùm lên phần đất phía Nam của bán đảo Mã Lai” [3, tr. 414].

Thế kỷ XIV , vương quốc Xiêm ngày càng lớn ma ̣nh và mở rô ̣ng bành trướng thế lực sang các nước lân bang . Kambuja thường xuyên phải đối phó với mưu đồ muốn bành trướng của nước láng giềng . Đây là thời kỳ li ̣ch sử Thái Lan chứng kiến sự hình thành của vương triều Ayutthaya (1350-1767). Auytthaya và Kambuja thường xuyên có những sự xung đô ̣t quân sự , cuộc chiến tranh diễn ra liên tiếp giữa hai vương triều . Trong các cuô ̣c giao tranh đó chủ yếu là xuất phát từ phía quân đô ̣i Ayutthaya muốn tấn công Kambuja để khẳng định sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình .

Năm 1350, nước Ayutthaya của người Thái được thành lập ở hạ lưu Mê Nam. Vương quốc này đã tiến đánh Sukhothay (1238-1438), một quốc gia Thái khác ở trung lưu sơng Mê Nam. Trên phương diện văn hóa “Chính Sukhothay vào khoảng giữa những năm 1250 và 1350, đã khởi dựng những nét đặc trưng của văn minh Xiêm La, những thể chế cũng như nền nghệ thuật của nó” [28, tr. 391]. Sau khi chinh phục Sukhothay, giới cầm quyền Ayutthaya tiếp tục chiếm đóng cao nguyên Khorat, rồi tiến đánh Chân Lạp tiếp tục giai đoạn hai của cuộc chiến tranh xâm lược Chân Lạp đã có từ trước (cuối thế kỷ XIII - năm 1432).

Sau khi thiết lâ ̣p vương triều Ayuthaya vương quốc Xiêm đã chiếm lấy Ăngkor vào năm 1430-1431. Mô ̣t trâ ̣n chiến đấu lớn xảy ra giữa vương triều Ăngkor và Ayutthaya kể từ năm thiết lâ ̣p kinh đô vào năm 1350. Hầu hết các trâ ̣n chiến xảy ra ở các tỉnh vùng biên giới Chantabun , Jolburi và Korat . Mă ̣c dù kinh đô bị tấn công một vài lần nhưng không bị chiếm giữ . “Cuối cùng vào năm 1430 quốc vương Paramaraja hay Boroma -raja II của Ayuthaya xâm lược Cămpuchia. Sau khi bi ̣ bao vây 7 tháng vua Kambuja Dharmasoka chết và quan la ̣i Kambuja và hai thầy tư tế bi ̣ bắt , kinh đô bi ̣ chiếm và tàn phá . Của cải cướp được rất nhiều , các tù binh bị bắt nhiều . Các biên niên sử địa phương , tươ ̣ng, phù điêu đã bị chuyển tới Ayutthaya ” [55, pg. 257]. Sau đó, quốc vương Xiêm đã truyền ngôi cho con của ông Ento (Indrapath) vào năm 1431. Hoàng từ Kambuja Ponha Yat hoă ̣c Gam Yat trở thành bù nhìn ở Ăngkor.

Viê ̣c Xiêm chiếm giữ Ăngkor có ý nghĩa khá lớn đối với quá trình suy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ của kambuja với các quốc gia đông nam á thời kỳ ăngkor (802 1432) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)