Về các chi phái chúa Trịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản gia phả Chúa Trịnh (Trang 69 - 105)

Chương III : Giá trị sử liệu gia phả chúa Trịnh

3.3. Về các chi phái chúa Trịnh

Các chi phái dòng Trịnh chúa khá phồn diễn, nhiều nhành, nhiều nhánh, mà ở đây giới thiệu đôi nét các chi phái từ đời chúa Trịnh cầm quyền- chúa Trịnh Kiểm.

Tài liệu gia phả cho biết Thế tổ Minh Khang thái vương, húy Kiểm, có Thái phi Nguyễn quý thị thụy Từ Nghi và Chính phi Lại quý thị thụy Từ Phúc, Hiền phi Trương quý thị thụy Từ Hạnh.

Sinh 5 trai 2 gái: Đạt Nghĩa công, Thành Tổ Triết vương, Dương Lễ công, Địch Nghĩa công, Cần Nghĩa công, Tiên Thượng công chúa, Từ Duyên công chúa.

Thành tổ Triết vương, ngự húy Tùng, là con trai của Thái vương và bà Đệ nhị phi họ Nguyễn. Có Thái phi Đặng quý thị thụy Từ Huy, Chính phi Lại quý thị thụy Từ Huệ. Sinh 20 con trai: Tín Lễ công, Sủng Nhạc công, Văn tổ Triết vương, Mỹ Dự công, Thuần Nghĩa công, Dũng Lễ công, Quỳnh Nhai công, Quảng Quận công, Tựu Quận công, Lập Quận công, Hựu Quận công, Lăng Quận công, Xuyên Quận công, Duyên Quận công, Việt Quận công, Diên Quận công, Kiên Quận công, Hào Quận công, Nông Quận công, Vạn Quận công.

Phụ tổ Nghị vương thụy Long Chử, ngự húy Tráng, là con trai thứ 3 của bà Thái phi họ Đặng. Có Thái phi Trần quý thị thụy Từ Huyên, Chính phi Nguyễn quý thị thụy Từ Thuận, Hiên phi Nguyễn quý thị thụy Từ Thiện.

Sinh 19 con trai: Sùng Nghĩa công, Thận Nghĩa công, Thuần Vĩ công, Hoằng Tổ Dương vương, Bỉnh Trung công, Tô Quận công, Nghiêm Quận

công, Bảng Quận công, Khuê Quận công, Hào Quận công, Thắng Quận công, Địch Quận công, Hiên Quận công, An Quận công, Mỹ Quận công, Khiếu Quận công, Ninh Quận công, Phù Quận công, Hoa Quận công.

Hoằng tổ Dương vương, húy Tạc, là con trai thứ tư của Nghi Vương và bà Thái phi họ Trần. Có Thái phi Vũ quý thị thụy Từ Hựu. Chính phi tôn phong Quốc thái mẫu Trịnh quý thị thụy Từ Nguyên.

Sinh 12 con trai:

Quất Quận công, Thiệu Quận công, Đường Quận công, Chiêu tổ Khang vương, Lị Quận công, Điện Nghĩa công, Phái Quận công, Điệu Quận công, Thiều Quận công, Tuyên Trung công, Liêm Quận công, Trà Quận công.

Chiêu tổ Khang vương, ngự húy Căn, là con trai thứ tư của Dương vương và bà Thái phi Vũ thị. Có Hiền phi Nguyễn quý thị thụy Trang Thận, Thục phi tặng Chiêu Nghi, gia tặng Thục Huấn Phạm quý thị thụy Diệu Mỹ, Thuận phi tôn phong Bảo mẫu Ngô quý thị thụy Diệu Tịnh.

Sinh hạ 3 trai, 3 gái: Lương Mục vương, Khiêm Quốc công, Đề Quận công, Quận chúa Ngọc Lệ, Ngọc Lật, Ngọc Lan

Thuần tổ Lương Mục vương, ngự húy Vĩnh, là con trai trưởng Khang Vương và thục phi họ Phạm. Có Huệ phi Nguyễn quý thị thụy Đoan Thận.

Sinh 5 con trai, 1 con gái: Tấn Quang vương, Thế Quận công, Vị Quận công, Đông Quận công, Toàn Quận công, Quận chúa Ngọc Đào.

Duệ tổ Tấn Quang vương, ngự húy Bính, là con trai trưởng Lương Mục vương và bà Huệ phi họ Nguyễn. Có Thái phi Trương quý thị thụy Từ Tôn, húy Ngọc Chử, chính phi Trần quý thị thụy Ôn Dung.

Sinh hạ 16 con trai, 14 con gái:

Doãn Quận công, Tuân Quận công, Đỉnh Quận công, Vịnh Quận công, Kính Quận công, Bảo Quận công, Phương Quận công, Khâm Quận

công, Dụ Quận công, Chất Quận công, Khuông Quận công, Cẩn Quận công, Khoan Quận công, Thụy Quận công, Thung Quận công, Quận chúa Ngọc Lan, Ngọc Cơ, Ngọc Phác, Ngọc Ngọ, Ngọc Quy, Ngọc Mai, Ngọc An, Ngọc Chử, Ngọc Cần, Ngọc Hoàn, Ngọc Phương, Ngọc Dung, Ngọc Nhiêu.

Ý tổ Nhân vương, ngự húy Cương. Sinh 7 trai, 8 gái:

Dụ tổ Thuận vương, Thọ Quận công, Phúc Quận công, Kiều Quận công, Quế Quận công, Miên Quận công.

Rõ ràng mỗi đời chúa sinh ra từ vài ba đến trên dưới 10, thậm chí đến 20 con trai, trở thành các chi phái khác nhau. Ngoài ra, tài liệu gia phả còn cho biết khá cụ thể các phi tần chúa Trịnh, cũng như các quận chúa họ Trịnh, như Quận chúa Ngọc Lan, Ngọc Cơ, Ngọc Phác, Ngọc Ngọ, Ngọc Quy, Ngọc Mai, Ngọc An, Ngọc Chử, Ngọc Cần, Ngọc Hoàn, Ngọc Phương, Ngọc Dung, Ngọc Nhiêu...

Tóm lại : Tư liệu gia phả họ Trịnh khá phong phú, trong đó chỉ nghiên cứu riêng hệ thống gia phả dòng chúa Trịnh đã thấy có nhiều vấn đề, nhiều ghi chép có giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa – xã hội đương thời, cũng như quá trình dựng nghiệp, hành trạng các chúa Trịnh, có thể góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề trong lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII.

Đồng thời qua nghiên cứu các văn bản phả chúa Trịnh cũng có thể hình dung tổng quan về một đại gia tộc trong lịch sử dân tộc mà gia phả chúa Trịnh gọi là gia tộc «có chung có đỉnh », danh giá gần 250 năm, trong tương quan với nhiều dòng tộc thuộc diện « công hầu khanh tướng đời đời » trong lịch sử Việt Nam giai đoạn này.

Ngay trong lời tựa Kim giám tập sao, Trịnh Sán đã khẳng định : « Tôi từng khảo xét, các danh gia đại tộc của nước Đại Việt ta như họ Phạm ở

Đông Ngạc (Từ Liêm - Hà Nội), họ Đặng ở Lương Xá (Mỹ Đức - Hà Nội) với họ Vũ ở xã Mộ Trạch (huyện Đường An), họ Đinh ở xã Cam Giàng (huyện Cẩm Giàng), hai họ Nguyễn ở Nội Duệ (huyện Tiên Du), xã Kim Đôi (huyện Vũ Xá)…Tuy (những dòng họ này) đời đời đều có các bậc công hầu nhưng chưa thấy sự toàn thịnh của họ. Còn như, truy cầu thánh đức văn công, sáng soi trời đất, rực rỡ anh minh, ngọc khuê nối tiếp, thủy chung cùng vương triều nhà Lê thì thử hỏi có họ nào được như họ Trịnh nhà ta nhỉ?... »

Ngoài ra, nghiên cứu hệ thống gia phả chúa Trịnh cũng cho thấy, những « truyền thuyết dân gian » về việc mẹ Trịnh Kiểm khi chết bị mối vùi đắp thành mộ, hay những chuyện kể có tính chất dân gian, bị thêu dệt khác là không có cơ sở. Qua hệ thống các văn bản gia phả (chỉ riêng gia phả dòng chúa) cũng đủ cho thấy diện mạo và diễn trình khá toàn diện, loogic về dòng họ Trịnh Việt Nam. Gia phả họ Trịnh được cho biên chép từ thời Lê gọi là

Kim giám thực lục, các đời sau theo đó mà tục biên nên tính sát thực và độ

tin cậy của văn bản rất cao. Đặc biệt, mặc dù sau khi nhà Tây Sơn lên nắm quyền, gia tộc họ Trịnh phải li tán nhiều năm, nhưng ngay sau khi nhà Nguyễn Lên ngôi, vua Gia Long đã cho sưu tầm gia phả, biên chép lại, con cháu dòng chúa được khôi phục, được hưởng ân điển của nhà vua, vì Gia Long coi họ Trịnh là họ ngoại. Điều này vừa khẳng định tính chân xác, độ tin cậy của gia phả chúa Trịnh, vừa cho thấy cuộc « Trịnh – Nguyễn » phân tranh được hai bên nhìn nhận có vẻ như khá cởi mở, như kiểu « va chạm trong gia tộc ».

Có thể khẳng định hệ thống gia phả chúa Trịnh có nhiều giá trị lịch sử xã hội quan trọng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, bước đầu chúng tôi mới sử dụng ở mức độ nhằm góp phần làm rõ về lai lịch chúa Trịnh, về công tích các chúa Trịnh cầm quyền, cũng như các vị phi tần và quận chúa họ Trịnh.

nghiên cứu thêm về hệ thống nghi thức tế tự mà triều Lê cũng như triều Nguyễn sau này ban cho gia tộc chúa Trịnh; một số vấn đề về nghi thức tập ấm, đặc điểm địa phương, các chi phái và sự phồn diễn của gia tộc họ Trịnh.

Gần đây, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, công trình nghiên cứu về gia tộc họ Trịnh, những đóng góp, công tích của các chúa Trịnh cũng như dòng họ Trịnh trong lịch sử. Trong đó nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung về vấn đề lịch sử, những đóng góp về văn hóa, xã hội của các chúa Trịnh, như hội tháo về chúa Trịnh Cương, Trịnh Tùng...

Bên cạnh đó ở nhiều địa phương trong cả nước, họ Trịnh đã và đang có sự liên hệ, khôi phục lại, tổ chức các hội – câu lạc bộ dòng họ, xây dựng mạng intenet về gia phả chú Trịnh và dòng họ Trịnh... Từ đó góp phân nêu cao truyền thống gia tộc, khuyến học, đoàn kết xây dựng đời sống. Có được bản tộc phả khá hoàn thiện và đáng tin cậy sẽ là nguồn tư liệu quý trong hoạt động nghiên cứu khoa học, là tài liệu quý đối với gia tộc họ Trịnh.

Cuối cùng, cần khẳng định rằng, đây là hệ thống tư liệu được dòng tộc chúa Trịnh lưu giữa, sao chép, lưu truyền, đồng thời được chỉnh lý khá cụ thể, nên tư liệu xác thực, tin cậy. Vì thế khẳng định nó có giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa – xã hội, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử, việc các triều đại hủ bại bị thay thế bởi triều đại mới dường như đã thành quy luật. Ở nước ta, nếu tính từ triều Lý, việc triều Trần thay triều Lý cũng không ngoài quy luật đó. Và về thực chất, dưới sự điều hành của Trần Thủ Độ, triều Trần cũng là vương triều đoạt ngôi triều Lý. Tuy nhiên, do chiến công hiển hách, những đóng góp to lớn cho sự phát triển toàn diện của dân tộc, triều đại này được lịch sử đánh giá rất cao.

Khi nhà Hồ đoạt ngôi nhà Trần, cũng là lúc vương triều này đã quá suy bại, cản trở sự phát triển của xã hội. Hồ Quý Ly thực hiện biến cách là phù hợp với quy luật phát triển và ông cũng buộc phải thay thế lực lượng cản trở việc cải cách – nhà Trần. Nhưng có lẽ trong hàng loạt nguyên nhân để các sử gia gọi nhà Hồ là thoán đoạt, nguyên nhân chính là triều hồ đã không thành công, dẫn đến dân tộc bị nạn ngoại xâm.

Triều hậu Lê, trước khi trung hưng cũng đã hủ bại tới mức bị nhà Mạc thoán đoạt, và nếu như không có họ Trịnh, có lẽ triều Hậu Lê không thể

trung hưng thành công.

Tuy nhiên, cũng như họ Hồ, họ Mạc, họ Trịnh không được sử gia phong kiến coi trọng, bởi không được xem là chính thống.

Chúng ta đều biết rõ lịch sử trung hưng nhà Lê và giai đoạn lịch sử đặc thù của dân tộc – giai đoạn Vua Lê – Chúa Trịnh. Chúng ta cũng đã biết có nhiều luồng ý kiến đánh giá lâu nay về chúa Trịnh. Nhưng nếu xem xét theo hệ thống và tính quy luật lịch sử, dường như các sử gia có điều thiên vị khi đánh giá về các chúa Trịnh.

Nghiên cứu gia phả chúa Trịnh giúp chúng ta có thêm tư liệu lịch sử và cơ sở để minh chứng vấn đề này. Cụ thể có thể nêu ra trong mấy điểm sau đây :

Về lịch sử, rõ ràng nhà Trịnh nắm quyền từ tay Nguyễn Kim, có nghĩa là lúc đó quyền điều hành thiên hạ nằm trong tay nhà Mạc. Nguyễn Kim rồi đến Trịnh Kiểm không khác một thủ lĩnh quân khởi nghĩa mượn cớ phò Lê diệt Mạc để dấy binh dựng nghiệp. Không như nhà Hồ hay nhà Mạc trực tiếp giành chính quyền từ nhà vua của họ. Bản thân họ lại xuất thân là triều quan của vương triều bị thoán đoạt.

Thứ hai, việc điều hành công việc triều chính, hiệu lệnh thiên hạ, tổ chức kháng chiến, đánh dẹp... đều nằm trong tay chúa Trịnh.

Thực chất nhà Trịnh đã giành lại thiên hạ và đưa nhà Lê lên làm vua (trung hưng), việc thay đổi vương vị cần được sự đồng ý của chúa Trịnh.

Thứ ba, nếu chúa Trịnh cũng như nhà Hồ hoặc nhà Mạc, không đủ sức điều hành chính sự thì sự nghiệp không thể kéo dài gần 250 năm.

Thứ tư, trong suốt 243 năm cầm quyền, việc các chúa Trịnh lấn át vua Lê là điều không tránh khỏi. Nhưng với thời gian lịch sử lâu dài như vậy, có lẽ đã đủ để thiên hạ quên nhà Lê, đồng thời cũng đủ để tạo nền móng vững chắc cho việc đoạt ngôi nhà Lê. Có thể nói là đoạt ngôi nhà Lê đối với chúa

Trịnh dễ như trở bàn tay. Nhưng cuối cùng nhà Trịnh đã không làm điều đó. Trong các gia phả chúa Trịnh, tập trung nhất và tương đối toàn vẹn nhất chính là bản Kim giám tập sao do Trịnh Sán biên soạn trong Trịnh tộc thế phả, dòng dõi chúa Trịnh cho đến khi gia tộc đã lưu tán hơn 60 năm vẫn

một niềm tôn trọng nhà Lê. Khi nhà Nguyên lên ngôi, và chuyện Lê – Trịnh đã trôi vào lịch sử 60 năm, Nhĩ tôn họ Trịnh là Trịnh Sán là người đời sau, rõ ràng có quyền thể hiện thái độ về triều Lê trung hưng, nhưng vẫn tôn xưng ngay trong câu đầu viết về tộc họ mình : « Tổ tộc ta phò đấng Thái tổ nhà Lê ». Chỉ qua bài Tựa và bài Bạt trong Kim giám tập sao của Trịnh Sán, cũng thấy rõ thái độ của nhà chúa Trịnh đối với vương triều Lê, đồng thời khẳng định giá trị của gia phả.

Qua lời bạt và lời tựa, Trịnh San gián tiếp khẳng định giá trị và vị trí của gia phả không đơn thuần chỉ là sự sao chép theo một lối mòn cũ về các thế hệ phả hệ con cháu – tổ tiên, sơ lược hành trạng, công đức, kỵ húy, các chi phái, ngày giỗ tết, lễ nghi thờ tự... trong một họ tộc nào đó : « Nhà có phả như nước có sử ». Rõ ràng giá trị gia phả trong phạm vi một gia tộc cũng là một tấm gương soi cho đời sau. Nó cũng như lịch sử của một quốc gia dân tộc, là gương sáng cho hậu thế.

Nếu dòng dõi nhà chúa Trịnh manh tâm phản loạn, bất trung bất hiếu thì sao có thể diên trường như vậy, sao có thể tạo nên một cơ nghiệp vô tiền khoáng hậu như vậy. Ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu gia phả nói chung, gia phả dòng chúa Trịnh nói riêng thiết tưởng không cần phải khẳng định thêm nữa.

Gia phả chúa Trịnh cũng góp phần làm rõ thêm, khẳng định không ít vị chúa Trịnh là người tài hoa, có đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và phát triển đất nước, cũng như phát triển văn học nghệ thuật. Tiêu biểu như các chúa Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh và Trịnh Sâm.

Nhiều công trình nghiên cứu gần đây cũng đã khẳng định, phần lớn các chúa Trịnh đều là những người tài "Chỉ trừ Trịnh Giang, các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm đều là những vị chúa tài ba, do đó đã hoàn thành việc đánh dẹp và cai trị phía Bắc Việt Nam, giữ cho xã hội Đại Việt ổn định trong gần hai thế kỷ". Những đánh giá này được thể hiện khá rõ trong tư liệu gia phả Trịnh chúa mà chúng tôi sưu tập và giới thiệu trên đây.

Nhà Trịnh, sau khi triều đình Lê Trịnh bị nhà Tây Sơn thay thế, đã phải ly tán, mai danh ẩn tích nên tư liệu gia phả có phần thất lạc. Tuy nhiên, ngay sau khi nhà Nguyễn giành lại nghiệp vương cai quản đất nước, thì họ Trịnh được khôi phục, hàng loạt gia phả và công nghiệp về chúa Trịnh được sưu tập, sao lục. Trong đó có các gia phả Trịnh chúa được biên chép vào năm đầu Gia Long, niên hiệu Tự Đức.

Xem xét các văn bản gia phả này, chúng tôi thấy về cơ bản là nhưng cuốn phả tục biên của Kim giám thực lục vốn được biên soạn vào thời Lê,

niên hiệu Cảnh Hưng cuối thế kỷ XVIII. Vì chi phái dòng tộc Trịnh chúa nhiều, phồn diễn nên gia phả họ Trịnh hiện còn cũng khá nhiều. Chúng tôi sưu tập được trên dưới 40 văn bản, từ kho sách Hán Nôm Viện Nghiên cứu Hán Nôm và của dòng họ Trịnh cung cấp. Tuy nhiên, chúng tôi lựa chọn hai trong số văn bản gia phả đó để khảo sát và phiên dịch. Đó là Trịnh tộc thế phả, trong đó có Kim giám tập sao và Trịnh thị gia phả, trong đó có Kim giám thực lục.

Tài liệu gia phả góp phần làm rõ hơn việc truyền ngôi chúa của nhà Trịnh, không như nhà Trần và nhà Mạc là nhất nhất trao cho dòng đích, tức là con trai trưởng bà vợ cả, mà ngược lại chọn người tài trong số Hoàng tử của chúa để nối ngôi, như chúa Trịnh Kiểm là con trai thứ 3 của Dục Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản gia phả Chúa Trịnh (Trang 69 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)