Tỷ lệ hộ nghèo ở cù lao Ông Hổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 68 - 71)

2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ hộ nghèo 3,19 2,97 2,48 1,92 1,35

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Mỹ Hòa Hưng (2010 -2014)

Việc phát triển du lịch tại các địa phương không chỉ đem lại cơng ăn việc làm, góp phần cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà cịn đem lại nhận thức mới cho người dân, giúp họ học được cách sống văn minh, lịch sự, và giữ gìn nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình nhiều hơn. Tính đến 2014 có 7/9 ấp đạt danh hiệu “ấp văn hố”, 84,3% gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hố”, hàng năm có biểu dương khen thưởng danh hiệu gia đình văn hóa; đặc biệt thực hiện tốt mơ hình

cổng chào, hàng rào cây xanh và cột cờ đúng quy định tại ấp Mỹ Thuận, Mỹ Hiệp và Mỹ an 2; phát triển các thiết chế văn hóa, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nhân cách người dân Mỹ Hòa Hưng “thân thiện, hiếu khách”. Phát huy hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa gắn với Trung tâm học tập cộng đồng. [45]

Số hộ đạt gia đình văn hóa ngày càng tăng, đây là điều kiện tốt cho các dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Các điểm du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ như ở xã Mỹ An 1, Mỹ Long 1, Mỹ Khánh… số lượng gia đình văn hóa đều tăng qua các năm, du lịch đã đem văn minh tới cho cộng đồng.

Tuy nhiên tác động, ảnh hưởng của du lịch dựa vào cộng đồng tới cù lao Ông Hổ chưa thực sự mạnh mẽ hiệu quả trên diện rộng, số người hưởng lợi từ du lịch cịn q ít, và lợi ích từ du lịch chưa đủ mạnh để cải thiện và thay đổi r nét cuộc sống người dân. Phần lớn người dân còn thờ ơ, chưa hiểu r về ảnh hưởng tích cực của du lịch dựa vào cộng đồng, vì vậy, họ cịn thấy lạ lẫm, tỏ thái độ chú ý, d i theo khi có những đồn khách du lịch đang trải nghiệm tại địa phương.

Vì vậy, để du lịch dựa vào cộng đồng có một vị trí hơn nữa đối với việc giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người dân thì cần phải có chương trình, dự án phát triển du lịch phù hợp, việc phân chia trách nhiệm và lợi ích phải phân bổ công bằng đến các hộ dân, đặc biệt là các hộ có hồn cảnh khó khăn, nghèo đói, nâng cao khả năng nhận thức của cộng đồng để họ ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong phát triển du lịch.

2.3.6.2. Sự tham gia của khách du lịch

Du khách trong nước đến với cù lao Ông Hổ chủ yếu viếng thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đặc biệt vào các dịp lễ hội. Ngồi ra, cù lao Ơng Hổ cịn đón khách du lịch địa phương tham quan cụm miếu Ông Hổ, chùa Chư Vị và thưởng thức ẩm thực tại các vườn sinh thái ẩm thực tại ấp Mỹ Khánh và Mỹ An 1. Với giá trị lịch sử truyền thống gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã tác động mạnh mẽ, nhằm giáo dục ý thức cách mạng, nâng cao lòng tự hào về quê hương đất nước. Vì vậy, hàng năm, rất nhiều trường tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL tổ chức cho học sinh tới viếng thăm, ôn lại giá trị truyền thống tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Du khách nước ngồi đến với cù lao Ơng Hổ hàng năm chiếm tỷ lệ khơng cao. Theo đó, khách nước ngồi đến cù lao Ơng Hổ chủ yếu tham gia vào các hoạt

động du lịch cộng đồng như: sử dụng dịch vụ homestay, trải nghiệm đời sống cùng người dân cù lao, thưởng thức ẩm thực, nghe đờn ca tài tử, du lịch tham quan ruộng đồng, sông nước, nhà vườn, tham gia trải nghiệm sản xuất nông nghiệp, đạp xe trên các con đường liên ấp… Cảnh sông nước, vườn cây trái cùng môi trường sinh thái trong lành, gần gũi với thiên nhiên tạo ấn tượng mạnh cho du khách. Du khách đến cù lao Ông Hổ vừa được sống trong khung cảnh làng quê Nam bộ, vừa được tìm hiểu phong tục, tập qn, văn hóa, tín ngưỡng của cù lao Ơng Hổ nói riêng, của con người vùng sơng nước Cửu Long nói chung, vừa được tham gia trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp và lao động sản xuất mang đậm dấu ấn địa phương. Chính những hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng là phương tiện hiệu quả nhất để đưa những giá trị tự nhiên, văn hóa của vùng đất cù lao đến với du khách, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách.

Tuy nhiên, do hoạt động dịch vụ du lịch chưa thực sự chuyên nghiệp, cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế nên du khách còn cảm thấy chưa thực sự yên tâm khi lưu trú trong các hộ kinh doanh homestay, cảm thấy khơng an tồn khi tham gia các phương tiện đường bộ và đường thủy. Vì vậy, thời gian lưu trú của du khách ngắn, thường là một đêm hoặc trong ngày.

Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang (%)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rất hấp dẫn Khá hấp dẫn Hấp dẫn TB Không hấp dẫn KDL Quốc tế KDL Nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)