Các loại sản phẩm du lịch KDL quốc tế KDL nội địa
Homestay 32 12
Vườn sinh thái ẩm thực 14 40
Trải nghiệm nông nghiệp 24 12
Du lịch sông rạch 40 24
Du lịch di sản (khu di tích, đình,chùa, miếu) 26 34
Hướng dẫn viên địa phương 18 10
Các phương tiện vận chuyển 8 18
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê 2.3.6.3. Sự tham gia của công ty du lịch
Số lượng các công ty du lịch tham gia vào hoạt động DLDVCĐ tại cù lao Ơng Hổ rất ít, phần lớn là những công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh An Giang và một số công ty trên địa bàn Cần Thơ, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh…
Các cơng ty lữ hành thiết kế chương trình du lịch đến Cù lao Ông Hổ thường đi về trong ngày hoặc chỉ coi đây là một điểm tham quan trong tồn bộ chương trình du lịch, chỉ một số ít cơng ty khai thác dịch vụ homestay có lưu trú qua đêm.
Các công ty du lịch chưa thực sự mặn mà với dịch vụ homestay tại đây do cơ sở vật chất phục vụ lưu trú còn rất hạn chế.
Trên địa bàn khơng có cơng ty du lịch nào đầu tư kinh doanh các dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển… các cơng ty du lịch chỉ thực hiện khai thác sản phẩm du lịch dịch vụ địa phương thông qua việc tham quan di tích, khung cảnh làng quê, ăn uống trong vườn trái cây…
Bảng 2.9. Các công ty du lịch đánh giá về sức hấp dẫn của sản phẩm DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang (%)
Tiêu mục Rất hấp dẫn Khá hấp dẫn Hấp dẫn trung bình Không hấp dẫn
Sinh thái, cảnh quan, DL sông rạch 20 40 30 10
Các di tích (khu lưu niệm, đình, chùa, miếu) 40 30 20 10
Vườn sinh thái ẩm thực 40 40 20 0
Vệ sinh môi trường 30 40 20 10
An ninh và an toàn du lịch 30 30 20 20
Nghề thủ công truyền thống 10 30 40 20
Trải nghiệm nông nghiệp 40 30 30 0
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 50 30 10 10
Văn hóa đời sống của CĐĐP 10 50 30 10
Homestay 10 20 40 30
Dịch vụ ăn uống trong nhà cổ 20 30 40 10
Dịch vụ vận chuyển 0 20 30 50
Hướng dẫn viên địa phương 10 20 50 20
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê 2.3.6.4. Sự tham gia của chính quyền địa phương
Trong hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ơng Hổ, chính quyền địa phương chỉ tham gia phối hợp trong việc thực hiện dự án “Xây dựng trung tâm du lịch nơng dân tỉnh An Giang”. Theo đó, chính quyền địa phương thực hiện việc tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng. Với Dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ, chính quyền địa phương tại xã Mỹ Hòa Hưng đã thực hiện việc phối hợp hiệu quả, thực hiện việc tập hợp, tuyên truyền, phổ biến cho người dân thấy được ý nghĩa của việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương.
Chính quyền địa phương đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng theo các chủ
trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa cộng đồng với thế giới bên ngồi, tích cực xây dựng theo các tiêu chí nơng thơn mới.
Chính quyền xã Mỹ Hịa Hưng đã hỗ trợ CĐĐP về các chính sách và vốn để xây dựng và nâng cấp CSHT, xóa đói giảm nghèo, trùng tu các DTLSVH, xếp hạng các DTLSVH.
Chính quyền địa phương tại đây mới chủ yếu quản lý các hoạt động DLDVCĐ về con người, cấp giấy phép kinh doanh, thu thuế.
2.3.6.5. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân
Tại cù lao Ông Hổ chưa có quy họach chi tiết, cụ thể về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tuy nhiên, trong Dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ thông qua Trung ương Hội Nơng dân Việt Nam thực hiện có tên “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch Nông dân tỉnh An Giang” từ 2011 đến 2014 đã tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ.
2.3.7. Phân tích Swot về du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 2, tác giả thực hiện phân tích theo ma trận SWOT nhằm vận dụng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, đề ra kế hoạch khác biệt hóa và phịng ngừa rủi ro trong phần giải pháp phát triển DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang.