6.2 .Ý nghĩa thực tiễn
7. Cấu trúc của luận văn
1.4. Yêu cầu của một tác phẩm phóngsự điều tra kinh tế trên truyền hình
1.4.2. Yêu cầu về hình thức
1.4.2.1. Hình ảnh
Truyền hình đã kế thừa đƣợc những thành tựu của điện ảnh về mặt hình ảnh bao gồm cỡ ảnh, góc quay, động tác máy và nghệ thuật dựng phim (montage) để tạo nên thế mạnh của riêng mình. Phóng sự truyền hình là một trong những thể loại khai thác triệt để nhất những thế mạnh này vừa làm phƣơng tiện, vừa làm ngôn ngữ để thể hiện nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm. Tuy nhiên, sự kế thừa của truyền hình nói chung và phóng sự truyền hình nói riêng những nghệ thuật tạo hình của điện ảnh không phải là sự sao chép y nguyên mà là kế thừa có chọn lọc để phù hợp với đặc tính kỹ thuật, mục đích tuyên truyền và đối
tƣợng tiếp nhận của mình.
Trƣớc hết, về mặt cỡ cảnh truyền hình tiếp thu từ diện ảnh các cỡ cảnh chính là toàn cảnh, trung cảnh và cận cảnh. Nhƣng toàn cảnh của truyền hình, trung cảnh của truyền hình và cận cảnh của truyền hình không giống nhƣ trong điện ảnh. Do độ trung thực, độ sắc nét của hình ảnh truyền hình trên màn ảnh nhỏ không đƣợc nhƣ điện ảnh nên những hình ảnh toàn cảnh rộng hoành tráng mà điện ảnh vẫn sử dụng rất hiệu quả lại không thích hợp với phóng sự điều tra truyền hình. Bởi hình ảnh của điều tra là chi tiết, có giá trị thông tin nhƣ các thông số, chữ ký, thời gian, hay các hành vi làm giả hàng hóa, đƣa và nhận hối lộ… nên cảnh trung và cận đƣợc sử dụng nhiều
Dựng hình là một yếu tố quan trọng trong quy trình sáng tạo một tác phẩm phóng sự điều tra truyền hình. Đó là phần hậu kỳ, nhằm nối kết các cảnh, các màn, các trƣờng đoạn khác nhau về không gian và thời gian theo một ý đồ nhất định của ngƣời thực hiện để có đƣợc một tác phẩm hoàn hảo, lôgíc, không đứt đoạn. Dựng hình cho phép nén hành động, thu hẹp thời gian mô tả sự kiện, cũng nhƣ cho phép ghép nối bất kỳ hình ảnh nào cần thiết cho ý đồ của tác phẩm trên cơ sở những tƣ liệu thô đã quay đƣợc. Đặc biệt, đối với phóng sự điều tra truyền hình là hành trình đi tìm sự thật của phóng viên, hình ảnh càng chân thật với thực tế cuộc sống, nhất là minh chứng cho hành vi phạm tội của đối tƣợng càng có giá trị.
1.4.2.2. Âm thanh
Âm thanh trong phóng sự truyền hình bao gồm các yếu tố sau:
- Âm thanh ngoài hình: là âm thanh nằm bên ngoài hình ảnh, đƣợc lồng vào hình ảnh ở khâu hậu kỳ bao gồm lời bình và âm nhạc.
+ Lời bình là một yếu tố quan trọng của âm thanh trong phóng sự điều tra truyền hình, nó góp phần chuyển tải ý đồ, nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm đến với ngƣời xem. Lời bình “có giá trị tƣơng đối độc lập so với kịch bản, dùng để chuyển cảnh, xâu chuỗi, gắn kết các nhân vật, sự việc, sự kiện, thể hiện thái độ,
lập trƣờng của tác giả” [25, tr.124]. Lời bình trong phóng sự điều tra kinh tế phải
nói những gì mà hình ảnh chƣa phản ánh hoặc chƣa phản ánh hết chứ không phải nói lại những gì mà hình ảnh đã nói.
+ Âm nhạc là một trong những yếu tố quan trọng trong phóng sự điều tra kinh tế truyền hình. Âm nhạc có tác dụng làm tôn thêm hình ảnh và sự kiện; không phải lúc nào cũng vang lên mà chỉ sử dụng khi cần thiết. Trong phóng sự điều tra truyền hình, ngƣời ta thƣờng chọn một bản nhạc hoặc một đoạn nhạc nào đó phù hợp với nội dung tác phẩm và thƣờng dùng những lúc thật cần thiết (vì trong phóng sự để tăng tính xác thực ngƣời ta thƣờng chú trọng tới tiếng động).
- Âm thanh trong hình: là âm thanh đƣợc ghi tại hiện trƣờng bao gồm lời dẫn của biên tập viên xuất hiện trƣớc ống kính, lời thoại phỏng vấn và tiếng động hiện trƣờng. Các yếu tố này của âm thanh sẽ làm sự kiện trở nên chân thật, làm cho khoảng cách giữa phóng viên và khán giả thu hẹp lại và mối giao lƣu giữa ngƣời truyền và ngƣời nhận thông điệp tăng lên rất nhiều. Sự xuất hiện của phóng viên trƣớc ống kính máy quay tại hiện trƣờng và những lời dẫn dắt, kể chuyện của phóng viên sẽ làm tăng tính thuyết phục và sự hấp dẫn của tác phẩm phóng sự truyền hình. Sự xuất hiện này sẽ tạo cho khán giả có cảm giác về sự tin cây, đồng thời nó cũng nói lên tính thời sự, tính tức thời của sự kiện bởi sự có mặt tại chỗ của phóng viên.
+ Phỏng vấn cũng là một yếu tố không thể thiếu đƣợc trong phóng sự điều tra. Lời thoại phỏng vấn chuyển tải mỗi phần nội dung quan trọng của phóng sự, nó bổ sung rất hiệu quả cho lời bình, nó làm tăng độ tin cậy về tính khách quan của tác phẩm phóng sự trong sự tiếp nhận của khán giả. Trong phỏng vấn, phóng viên có thể xuất hiện để biến cuộc phỏng vấn thành cuộc hỏi đáp theo đúng nghĩa đen của phỏng vấn nghĩa là phóng viên đặt câu hỏi và ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ trả lời. Cũng có thể phóng viên sẽ không xuất hiện mà chỉ có ngƣời phỏng vấn xuất hiện trƣớc ống kính nhƣ đang kể lại, đang trò chuyện, đang giao lƣu với khán giả. Sử dụng hình thức phỏng vấn nào còn phụ thuộc vào ý đồ tác giả.
+ Tiếng động hiện trƣờng là một yếu tố rất quan trọng của phóng sự hiện đại. Trong nhiều phóng sự thời sự của các hãng truyền hình nƣớc ngoài nhƣ
CNN, Reuters ngƣời ta đặc biệt chú trọng tới tiếng động hiện trƣờng, lấy đó làm ngôn ngữ âm thanh chủ đạo, thậm chí còn hơn cả lời bình. Còn trong phóng sự tài liệu của Canada: trƣớc đây lời bình chiếm 90%, phỏng vấn 5%, tiếng động 1%; sau đó tỷ lệ này thay đổi: lời bình 80%, phỏng vấn 15%, tiếng động 5%; và tới gần đây lời bình là 40%, phỏng vấn 40% và tiếng động 20%. Tiếng động là những âm thanh rất sinh động, rất chân thực, rất tự nhiên, là những chất liệu của cuộc sống nhƣ mƣa gió, nƣớc chảy, chim hót hay tiếng dụng cụ lao động, máy móc, tiếng xe cộ qua lại, tiếng nói chuyện, tiếng vỗ tay... Những âm thanh này xuất hiện trong tác phẩm phóng sự sẽ làm nó trở nên chân thật, gần gũi với đời thƣờng và sẽ tạo hiệu quả cao trong việc tác động vào nhận thức, tình cảm và tâm lý của khán giả xem truyền hình.
Nhƣ vậy, ngôn ngữ của phóng sự điều tra truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm thanh và sức mạnh của phóng sự truyền hình là sức mạnh của mối quan hệ giữa hai thành tố đó. Theo tính toán của các nhà tâm lý học thì trong nhận thức của con ngƣời về thế giới xung quanh: 60% cảm nhận bằng tai, 36% cảm nhận bằng mắt, còn 4% cảm nhộn bằng các giác quan khác. Hình ảnh và âm thanh trong phóng sự điều tra kinh tế truyền hình là hai yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Tùy trong từng tác phẩm cụ thể mà ngƣời phóng viên sẽ ƣu tiên, nhấn mạnh yếu tố nào hay từng thành phần nhỏ trong mỗi yếu tố để thu đƣợc hiệu quả cao nhất. Năng lực lựa chọn, xử lý và phối hợp hai yếu tố này là cả một nghệ thuật đối với những ngƣời làm phóng sự điều tra kinh tế truyền hình.