Vai trò của phóngsự điều tra kinh tế truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình công an nhân dân (khảo sát từ tháng 1 2014 – 6 2015) (Trang 31 - 33)

6.2 .Ý nghĩa thực tiễn

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Vai trò của phóngsự điều tra kinh tế truyền hình

1.3.1. Vai trò của phóng sự điều tra kinh tế trên báo chí

Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp quan trọng của báo chí trong năm qua. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của báo chí trong việc định hƣớng dƣ luận cũng nhƣ nâng cao nếp sống văn hóa tƣ tƣởng ý thức con ngƣời. Phóng sự điều tra mà cụ thể là phóng sự điều tra kinh tế góp phần quan trọng giúp báo chí làm tốt vai trò quản lý và giám sát, phản biện đối với các vấn đề kinh tế.

Thứ nhất: Phóng sự điều tra giúp báo chí đƣa lên những sự thật chƣa từng đƣơc công bố về nhiều vấn đề, vụ việc giúp tăng cƣờng sự tin cậy cũng nhƣ vị trí không thể thay thế đƣợc của báo chí trong lòng công chúng. Bằng việc nêu lên vấn đề, phân tích những khả năng và nhân tố mới, phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, ngƣời thực hiện phóng sự điều tra rút ra những kết luận cần thiết, chỉ ra bản chất của sự vật và hiện tƣợng, đem lại câu trả lời xác đáng cho công chúng, tạo nên sự tin tƣởng tuyệt đối của khán giả với các phóng sự điều tra.

Thứ hai: Phóng sự điều tra giúp báo chí định hƣớng chính trị tƣ tƣởng tích cực, chủ động cho tầng lớp quần chúng. Với việc phản ánh những sự việc đƣợc giấu kín một cách công khai và đầy đủ, đƣa ra nhiều luận chứng sát đúng theo quy định luật pháp, phóng sự điều tra đã giúp báo chí tăng cƣờng hơn nữa nhiệm vụ định hƣớng nền chính trị tƣ tƣởng một cách tích cực, chủ động và có nhiều sáng tạo trong thông tin. Giúp báo chí một lần nữa nâng cao vị thế tuyên truyền tƣ tƣởng, chính sách cũng nhƣ luật pháp công bằng của Đảng và Chính phủ tới quần chúng, làm tốt cầu nối giữa ý Đảng – lòng dân.

Thứ ba: Phóng sự điều tra mà ở đây là phóng sự điều tra kinh tế giúp báo chí đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí, ổn định kinh tế đảm bảo an sinh phúc lợi xã hội và tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Phóng sự điều tra kinh tế đã thể hiện rất tốt vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tƣợng tiêu cực của xã hội mà nhất là đội ngũ cán bộ Đảng viên; phát hiện, đƣa ra công luận những vụ án tham, liên quan tới nhiều cá nhân, tổ chức Đảng gây bức xúc xã hội; khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nƣớc trong đấu tranh phòng,

chống, đẩy lùi tham nhũng… bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, tạo đồng thuận trong nhân dân.

TS. Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng: “Báo chí điều tra là một bộ phận không thể

thiếu nên nó cần được tạo điều kiện và hỗ trợ nhiều hơn nữa. Báo chí điều tra kinh tế chống tham nhũng ở Việt Nam đang gặp phải một thách thức rất lớn, tuy các nhà báo đã rất tích cực nhưng cũng không thiếu những kẻ mượn danh nhà báo điều tra để làm trái đạo đức, trái pháp luật. Chính vì vậy, cần có sự phân định rõ ràng trong cả lí luận báo chí về mục đích, nội dung, đặc điểm, phương pháp báo chí điều tra thúc đẩy xây dựng hệ thống lí thuyết và nguyên tắc làm báo điều tra trong khoa học báo chí, đặc biệt là định hướng dư luận khi đánh giá đúng về báo chí điều tra, từ đó tăng cường sức chiến đấu của báo chí cách mạng Việt Nam”.

1.3.2. Vai trò của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình

1.3.2.1. Đối với truyền hình

- Đối với việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của cơ quan báo chí: Phóng sự điều tra truyền hình không chỉ giúp công chúng có cái nhìn chân thực tin tƣởng tuyệt đối về báo chí mà còn giúp các cơ quan báo chí điều tra có thể thực hiện đƣợc tốt tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của cơ quan mình đối với nền báo chí nƣớc nhà và nhất là đối với chính khán giả của họ.

Bất cứ một cơ quan báo chí nào cũng đều có những nguyên tắc hoạt động riêng song đều chung nền tảng tƣ tƣởng của Đảng, Nhà nƣớc. Dựa vào đó hoạt động và tuyên truyền thông tin một cách xác đáng, trung thực.

- Đối với hoạt động kinh tế: Phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình đã đƣa ra những hình ảnh chân thực nhất về bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, trong đó có các ngành kinh tế... giúp bình ổn hoạt động kinh tế vĩ mô, nâng cao an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Góp phần đƣa tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân tới các cơ quan hoạch định chính sách phù hợp với nhân dân. Bên cạnh đó, việc đƣa ra nhiều hiện tƣợng sai phạm trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, buôn lậu gian lận thƣơng mại, các sai phạm của cơ quan tổ chức, góp phần đảm bảo giữ vững ngân sách, thống thất thoát lãng phí, góp phần giảm thiểu lạm phát, kinh tế phát triển bền vững...

1.3.2.2. Đối với vấn đề quản lý và giám sát xã hội

- Đối với quản lý: Phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình không chỉ nêu lên các vấn đề nóng của xã hội mà lồng ghép vào đó là luật pháp để răn đe những cá thể, tổ chức sai phạm, góp phần phòng ngừa tội phạm, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

- Đối với việc tham gia giám sát xã hội: Nếu đất nƣớc thiếu đi phóng sự điều tra sẽ thiếu đi một công cụ đắc lực để tuyên truyền tƣ tƣởng của Đảng, Nhà nƣớc, cảnh tỉnh đối tƣợng xấu và bài học cho những kẻ nung nấu hành vi phạm pháp và hơn hết là định hƣớng lòng dân đúng đắn nhất.

1.3.2.3. Đối với công chúng

Nhờ có các phóng sự điều tra mà dân chúng thêm tin cậy vào báo chí, vào đội ngũ lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc. Giúp họ an tâm với các thông tin báo chí trong giai đoạn bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay. Đồng thời định hƣớng tƣ tƣởng, hành động của mỗi công dân trƣớc một sự việc nóng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Các chính sách phúc lợi xã hội đƣợc nâng cao, đời sống nhân dân công bằng hóa không chỉ giúp an lòng chính họ mà còn làm cho kinh tế đất nƣớc phát triển văn minh hơn, hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình công an nhân dân (khảo sát từ tháng 1 2014 – 6 2015) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)