THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƢ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
2.2.5 Thực trạng ứng dụng phân hệ Tra cứu trực tuyến OPAC
Theo Từ điển Thông tin Thư viện học trực tuyến - ODILIS: “OPAC là một CSDL gồm các biểu ghi thư mục mô tả sách hoặc các tài liệu khác được
sở hữu bởi một thư viện hoặc hệ thống thư viện mà người dùng có thể truy cập trên mạng qua các trạm làm việc hoặc thiết bị đầu cuối thường tập trung ở gần bàn tra cứu hoặc dịch vụ tra cứu để giúp họ yêu cầu trợ giúp từ cán bộ tra cứu dễ dàng ”.
Phần mềm Libol tích hợp với Website của Thư viện Đại học Hà Nội ( http://lic.edu.vn) cho phép bạn đọc có thể tra tìm tài liệu ở bất kỳ đâu bên trong hay ngồi thư viện bằng việc sử dụng OPAC.
Hình 2.13 : Màn hình Phân hệ OPAC
Phân hệ tra cứu OPAC của Thư viện Đại học Hà Nội hỗ trợ bạn đọc tìm kiếm thơng tin thư mục về các ấn phẩm được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu của thư viện. Xác định vị trí của tài liệu trong các kho sách, biết loại tài liệu đó được mượn về nhà hay đọc tại chỗ…
OPAC cho phép bạn đọc kiểm tra về tình trạng mượn của bản thân mình: như các thơng tin về thời hạn sử dụng thẻ đọc, danh sách những ấn phẩm mà
bạn đang mượn, những ấn phẩm mượn đã quá hạn, những ấn phẩm mà bạn đang quan tâm tìm kiếm, đang chờ được mượn.
OPAC cho phép bạn đọc có thể giao tiếp với Thư viện như: đóng góp các ý kiến, nhận xét, gửi các khiếu nại cho Thư viện hoặc đọc các thông báo sách mới của Thư viện.
Là phân hệ dành cho bạn đọc truy cập cơng cộng, do đó bạn có thể truy cập, khai thác OPAC mà khơng cần phải khai báo tên và mật khẩu.
OPAC (Online Public Access Catalo) là một mục lục truy cập công cộng trực tuyến, ra đời từ kết quả của sự phát triển của các tiêu chuẩn biên mục và sự phát triển mạnh mẽ các công nghệ máy tính và truyền thơng.
Đặc điểm nổi bật của OPAC đó là nó cung cấp nhiều điểm truy cập hơn tới nguồn tài nguyên của Thư viện bao gồm:
- Truy cập theo tên tác giả: Bạn đọc có thể gõ cả họ tên đầy đủ của tác giả cần tìm hoặc nếu bạn đọc chỉ biết họ của tác giả thì chỉ cần gõ những ký tự chữ cái đầu tiên, hệ thống sẽ hiển thị cho bạn những tên tác giả có họ bắt đầu bằng những chữ cái đó và bạn có thể chọn tác giả phù hợp.
- Truy cập theo nhan đề: Bạn đọc có thể gõ tồn bộ nhan đề tác phẩm cần tìm hoặc một phần và sử dụng dấu % để tìm được chính xác tài liệu bạn muốn. Bạn sẽ nhận được các tài liệu có nhan đề chứa các từ đó.
- Truy cập theo từ khoá: Từ khoá được sử dụng thường là từ khố khơng kiểm sốt. Bạn đọc có thể tìm được các thuật ngữ thể hiện các đặc tính nào đó của tài liệu ( có thể đặc tính nội dung hay hình thức) và gõ vào để tìm tài liệu.
- Các điểm truy cập khác như: Nhà xuất bản, Năm xuất bản, chỉ số ISBN, chỉ số ISSN, ngôn ngữ tài liệu…
Để có kết quả như mong muốn, bạn đọc lựa chọn các chế độ tìm kiếm khác nhau như: Tìm đơn giản – Tìm chi tiết – Tìm nâng cao. Trong chế độ
nâng cao có thể sử dụng tốn tử Boolean ( AND, OR, NOT) để kết hợp các thuật ngữ cần tìm, cho phép sắp xếp biểu ghi theo nhan đề chính, tác giả chính, năm xuất bản, nhà xuất bản: chế độ hiển thị theo ISBD hoặc hiển thị đơn giản.
Tìm đơn giản hoặc tìm chi tiết:
Bạn đọc có thể tìm kiếm loại tài liệu mình cần qua cách chọn một trong các điểm truy cập sau: Nhan đề tài liệu, Tên tác giả, Từ khoá, Số phân loại DDC, Nhà xuất bản, Năm xuất bản…
Ví dụ: Tìm tất cả những quyển sách của tác giả Trần Quốc Vượng. Có
3 bước tìm kiếm :
Bước 1: Chọn mục Sách trên danh mục CSDL bên trái giao diện.
Bước 2: Nhập tên “Trần Quốc Vượng” vào trường Tác giả hoặc Từ khố, rồi nhấn nút Tìm kiếm.
Bước 3: Từ màn hình kết quả xác định tài liệu cần tìm, bạn nhấn chuột vào phần nhan đề của tài liệu (dòng chữ màu xanh) để xem chi tiết thông tin của biểu ghi, xác định vị của sách trong kho và tình trạng sách bận hay rỗi để có thể mượn đọc.
Hình 2.15 : Màn hình kết quả tìm kiếm đơn giản Tìm nâng cao:
Người dùng có thể dùng chọn điều kiện tìm kiếm kết hợp các điều kiện chặt chẽ với nhau, thơng qua các tốn tử Logic (AND, OR, NOT) nhằm tìm ra kết quả chính xác.
Tính năng tìm kiếm nâng cao quy định sử dụng ký tự “%” để giới hạn phạm vi cần tìm.
Cụ thể như: tìm những tài liệu khác về “Hán Nơm”.
Bằng cách gõ “% Hán Nơm%” rồi nhấn vào nút “tìm”. Nếu có máy sẽ tự động hiện lên những ấn phẩm mà bạn cần tìm theo ISBD hay đơn giản tùy
vào lựa chọn của bạn đọc, kèm theo là số định danh và số ĐKCB cho từng tên tài liệu, nếu khơng máy tự báo khơng có ấn phẩm nào.
Tài liệu tìm thấy: “%Hán Nơm%”
Tìm thấy 6 ấn phẩm mà trong nhan đề của nó có từ « Hán Nơm ».
Đây là chức năng tìm kiếm phức tạp sử dụng đến tốn tử lơgic với mục tìm một tài liệu của một tác giả mà liên quan đến một chủ đề. Do đó mà địi hỏi người sử dụng phải thực hiện thêm một số thao tác nữa mới có được ấn phẩm mà mình quan tâm.
Hình 2.16 : Màn hình Kết quả tìm kiếm Nhận xét :
Ưu điểm: Phân hệ OPAC cung cấp cho người dùng tin nhiều dịch vụ
tiện ích như truy cứu tìm tin theo nhiều phương thức khác nhau, truy nhập thông tin theo từ điển từ chuẩn, tra cứu liên thư viện theo chuẩn Z39.50, đăng ký mượn tài liệu qua mạng ... thúc đẩy người dùng tin đến với thư viện.
Về đặc điểm tìm tin :
- Cung cấp 3 giao diện tìm tin : Tìm đơn giản, tìm chi tiết và tìm nâng cao.
- Cho phép tìm tin theo một vài ngơn ngữ khác nhau.
- Cho phép tìm tin theo các tốn tử Bool (AND, OR, NOT), các toán tử lân cận (cách nhau đúng hoặc không quá số ký tự hay từ nào đó).
Về đặc điểm xem và khai thác kết quả :
- Hiển thị kết quả đầu ra theo một số phương án khác nhau (ngắn gọn, đầy đủ, MARC,...).
- Hạn chế số lượng biểu ghi trên một trang màn hình (10, 50, 100, 200, 300 biểu ghi).
- Có thể sắp xếp các biểu ghi kết quả theo một tiêu chí nào đó (nhan đề, tác giả, năm xuất bản).
Về đặc điểm phục vụ :
- Cho biết tình trạng hiện tại của tài liệu (số bản hiện có trong thư viện hay đã cho mượn).
- Có thể đặt mượn tài liệu. - Có thể tự gia hạn mượn. - Trợ giúp người dùng.
- Có thơng tin trợ giúp, hướng dẫn.
Nhược điểm: Mặc dù phân hệ OPAC có chức năng “Trợ giúp”, song
không phải mọi thông tin hướng dẫn đều thân thiện với người dùng. Điều này thể hiện ở chỗ:
Với một số trợ giúp, có khi bạn đọc phải mất khá nhiều thời gian mới có thể theo dõi được những điều thư viện muốn giới thiệu.
Từ điển là một công cụ trợ giúp rất quan trọng và cần thiết để tìm tin trên OPAC, tuy nhiên chức năng này chưa sử dụng được để tìm tin. Chức năng tìm tin theo từ khóa và nhan đề đơi khi cho kết quả khơng chính xác.
Nếu nhập tin từ phân hệ biên mục xong khi sang OPAC sẽ thấy tài liệu đó hiện trong mục ấn phẩm mới nhưng nếu quay vào mục tìm theo loại hình (trên OPAC) thì khơng thấy, mặc dù đã dùng các tốn tử (%).