Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp LIBOL 6 0 tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học hà nội (Trang 81 - 83)

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƢ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC

2.3.2 Những hạn chế

Về phần mềm: Bên cạnh những ưu điểm, phần mềm Libol cũng có

những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng xử lý, hiệu quả phục vụ bạn đọc tại Thư viện. Những hạn chế đó là:

- Phần mềm khơng cung cấp tính năng hỗ trợ xây dựng các bảng tra phụ trợ cho quá trình biên mục.

- Tính năng từ điển của phần mềm còn quá sơ lược chưa hỗ trợ được thư viện trong cơng tác kiểm sốt tính thống nhất.

- Vị trí của một số chức năng trong phần mềm cịn chưa phù hợp, ví dụ trong phân hệ Biên mục, sau khi biên mục tài liệu xong muốn in nhãn ĐKCB cho kho mở thì phải in tại phân hệ Bổ sung. Điều này ảnh hưởng đến công việc của các cán bộ liên quan vì tính bảo mật của hệ thống quản lý tài nguyên của Thư viện.

- Đặc biệt, trong phân hệ OPAC và phân hệ Biên mục nhiều thao tác cơ bản còn thiếu hoặc quá sơ sài, gây bất tiện cho người xử lý và người dùng tin tại Thư viện. Ví dụ: Việc sửa chữa biểu ghi và tìm biểu ghi để sửa cũng như việc bỏ biểu ghi rất phức tạp vì phải dùng nhiều thao tác.

- Phần mềm quá đóng (gần như cán bộ thư viện của Thư viện không thể can thiệp được) mà bắt buộc phải có sự hỗ trợ của nhà cung cấp mỗi khi cần

điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị. Điều này gây trở ngại không nhỏ cho hoạt động nghiệp vụ tại Thư viện.

Những hạn chế này là do một số nguyên nhân chính như sau:

- Thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa cơng ty máy tính (người sản xuất phần mềm) với các chuyên gia thư viện nên các sản phẩm phần mềm còn thiếu thân thiện và chuẩn xác. Có nhiều bài tốn các thư viện đặt ra để giải quyết nhu cầu thực tế thì phần mềm khơng đáp ứng được hoặc người lập trình chưa nghĩ tới. Các trường của MARC21 đưa vào chưa chuẩn; các chuẩn xử lý, lưu trữ thông tin chưa thống nhất, cho nên mặc dù phần mềm sử dụng chung khổ mẫu MARC21 nhưng khả năng tương hợp còn bị hạn chế.

- Việc cài đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp phần mềm đều hoàn toàn lệ thuộc vào nhà cung cấp phần mềm, gây khó khăn cho cán bộ thư viện mỗi khi gặp sự cố. Thực tế cho thấy, thường hết hạn thử nghiệm bảo hành khi đi vào sử dụng thực sự thì thư viện mới phát hiện ra nhiều vấn đề bất cập, lúc đó việc gặp gỡ với nhà cung cấp phần mềm để trao đổi và tiến hành sửa chữa theo yêu cầu thường rất khó khăn và tốn kém.

Về phía người sử dụng :

- Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 có rất nhiều tính năng hữu ích, tuy nhiên vẫn chưa được Thư viện tiến hành sử dụng ví dụ chức năng đơn đặt, kế tốn trong phân hệ Bổ sung. Chức năng mượn liên thư viện, chức năng xây dựng từ điển tự tạo …

- Nguồn lực, trình độ cán bộ thư viện về CNTT cịn hạn chế.

- Về phía người dùng tin trực tiếp: Chưa nắm được vững được đặc điểm tìm tin của OPAC. (sử dụng các giao diện tìm, điểm truy cập, tốn tử tìm, chiến lược tìm khác nhau …).

CHƢƠNG 3 :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp LIBOL 6 0 tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học hà nội (Trang 81 - 83)