Chương 1 Sự ra đời của phong trào thi đua yêu nước
3.2. Ý nghĩa
3.2.1. Đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ lòng yêu nước trên tất cả các lĩnh
vực tạo nên một phong trào thi đua yêu nước rầm rộ, sôi nổi với những kết quả to lớn trong mọi ngành đã có tác dụng, ý nghĩa to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, là nhân tố và là động lực góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến từng bước phát triển và giành thắng lợi.
Thi đua đã động viên mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên tất cả các mặt trận hăng hái thi đua sản xuất, tiết kiệm, thi đua học tập, không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân mà còn cung cấp đầy đủ nhân lực, vật lực cho kháng chiến, phục vụ kháng chiến, vì tiền tuyến, vì độc lập tự do của dân tộc, đặc biệt chính phong trào thi đua đã gây dựng, hun đúc tinh thần, ý chí quyết tâm đánh thắng xâm lược, không quản ngại khó khăn, hy sinh tất cả, kể cả tính mạng của mình, quyết tâm để giành thắng lợi.
Bộ đội, dân quân thi đua giết giặc lập công, chỉnh huấn, rèn luyện, vượt mọi khó khăn, gian khổ, đóng góp sức lực của mình nhằm mục đích để kháng chiến thắng lợi. Công nhân, nông dân thi đua tăng gia sản xuất, tiết kiệm phục vụ kháng chiến.
Nhờ thi đua đã thúc đẩy cuộc kháng chiến từng bước phát triển giành githắng lợi liên tiếp trên các chiến trường từ Bắc chí Nam, ở mặt trận chính cũng như ở vùng địch hậu, từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc, chiến dịch Biên giới đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, là chiến thắng lớn nhất, oanh liệt nhất và tiêu biểu nhất cho tinh thần anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ đã phải khuất phục trước tinh thần nồng nàn yêu nước của nhân dân ta, chấp nhận ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương, công nhận nền hòa bình của Việt Nam. Với thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhờ thi đua mà hàng nghìn tấn hàng hóa, vật chất, bao gồm vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược từ những hậu phương xa tiền tuyến hàng trăm cây số đã vượt đèo cao, dốc sâu ra mặt trận phục vụ bộ đội ăn no, đánh thắng, hang nghìn dân công được huy động. Đó chỉ có thể là sức
mạnh của tinh thần yêu nước, của lòng yêu nước nồng nàn, chân chính được phát huy, khơi dậy dưới sự lãnh đạo của đảng cách mạng.
3.2.2. Đối với sự nghiệp kiến thiết đất nước và sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay
Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp không chỉ có ý nghĩa đối với cuộc kháng chiến, đáp ứng, theo đuổi cuộc kháng chiến, nhằm làm cho cuộc kháng chiến lúc bấy giờ giành thắng lợi mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp kiến thiết đất nước và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết, phong trào thi đua đã bước đầu tạo dựng được nền móng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công cuộc kiến thiết đất nước sau khi hòa bình được lập lại. Những cơ sở sản xuất phục vụ nông nghiệp như các xưởng rèn nông cụ, xưởng sản xuất phân bón, …; cơ sở công nghiệp như cơ sở hóa chất, dệt may, cơ sở quốc phòng, sản xuất vũ khí…được xây dựng những năm kháng chiến, sau này vẫn là những cơ sở sản xuất bên cạnh những cơ sở sản xuất mới được xây dựng phục vụ nhu cầu sản xuất và bảo vệ đất nước.
Tiếp nối tinh thần thi đua yêu nước những năm kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước trên cả nước đã không ngừng phát triển, từ thi đua trong những năm kháng chiến chống Pháp, trải qua những năm kháng chiến chống Mỹ và đến ngày nay khi đất nước được hòa bình, phong trào thi đua tiếp tục được thực hiện. Tinh thần thi đua của nhân dân tiếp tục được khơi dậy, phát huy, nhân rộng trong mọi ngành, mọi giới tiếp tục thi đua xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ độc lập dân tộc, thi đua sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp kiến thiết đất nước, xây dựng cơ sở kinh tế, quốc phòng của đất nước. Tinh thần, khí thế sục sôi thi đua tiếp tục được nuôi dưỡng, chuyển tiếp sẽ là nhân tố, yếu tố hết sức quan trọng, cần thiết để duy trì và phát triển phong trào thi đua, thi đua luôn luôn thể hiện là động lực của cách mạng, động lực của sự sáng tạo, sự phát triển và đổi mới.
Bên cạnh đó, nhờ thi đua đã có tác dụng cải tạo con người mới, là những anh hùng mới. Tại Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Người anh hùng mới là anh hùng tập thể, là người không mặc cả với kháng chiến, với dân tộc, là người luôn luôn tự hỏi mình là đã tăng năng suất được bao nhiêu, đã làm lợi cho kháng chiến, cho dân tộc thế nào?”. Tổng bí thư Trường Chinh cũng nêu rõ: “Người anh hùng mới là người có lập trường giai cấp rất vững, luôn luôn trung thành với nhân dân, vì quần chúng nhân dân mà phấn đấu, có tinh thần phụ trách trước cơ quan lãnh đạo và trước quần chúng, không vì lợi ích của cá nhân mình mà quên lợi ích của đoàn thể, của nhân dân”. Những con người mới, anh hùng mới là những nhân tố mới của xã hội, của đất nước, dân tộc, là những người đi đầu trong việc phát huy cao độ tinh thần nồng nàn yêu nước và tính sáng tạo lao động sản xuất trong nhân dân, tập hợp nhân dân các ngành, các cấp, các giới cùng thực hiện mục đích mục tiêu chung của cách mạng. Yếu tố con người là vô cùng quan trọng, là cơ sở, nền tảng của sự phát triển, là khởi nguồn của sự sáng tạo, cống hiến, việc phát huy yếu tố con người thông qua phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay là đặc biệt quan trọng và cần thiết.
Đặc biệt, phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với cuộc kháng chiến mà còn đối với chính bản thân của phong trào thi đua trong hòa bình và hiện nay. Phong trào thi đua những năm kháng chiến chống Pháp là thời kỳ đầu tiên, chặng đầu tiên của phong trào thi đua, định hình, đặt nền móng cho phong trào thi đua ở những giai đoạn sau, chính phong trào thi đua thời kỳ này đã xác lập định hình một phong trào quần chúng rộng lớn trong nhân dân cho đến tận ngày nay. Bên cạnh đó, từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, phát triển, phong trào đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, nhất là hệ thống những quan điểm lý luận, chủ trương, đường lối, tổ chức thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chúng ta có thể học tập, làm theo.
3.2.3. Thi đua yêu nước đã đặt nền móng cho chính sách thi đua khen thưởng của nước ta
Thành tích thi đua của các chiến sĩ là cơ sở cho sự phát triển chính sách thi đua và tuyên dương công trạng của Đảng, Nhà nước. Thật vậy, để đáp ứng nhu cầu về vật chất, vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm cho cuộc kháng chiến, kiến quốc, Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương dựa vào sức mạnh của nhân dân, khơi dậy tinh thần thi đua trong các tầng lớp nhân dân, khích lệ, động viên, thu hút nhân dân thi đua đóng góp sức mình cho cách mạng, mà trước hết là đặt ra các giải thưởng, Huân, Huy chương để khen thưởng cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, những người có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, những người có công với nước, với dân.
Ngày 15/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 49-SL đặt một giải thưởng tên là giải thưởng Hồ Chí Minh để thưởng cho Ty Quân giới nào xuất sắc nhất trong việc bảo tồn vật liệu, sản xuất vũ khí, trang bị quốc phòng, kỹ thuật và thực hiện tốt kỷ luật. Đồng thời, để thưởng cho quân đội hoặc dân quân tự vệ lập được nhiều thành tích chiến đấu, cũng trong ngày 15/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 50/SL v/v đặt hai loại Huy chương riêng là Huy chương Quân công và Huy chương Chiến sỹ. Chưa đầy một tháng sau, ngày 06/6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 58/SL v/v đặt ba thứ Huân chương "Sao vàng", "Hồ Chí Minh", "Độc Lập"để thưởng hoặc truy tặng cho đoàn thể hay những người nào có công với nước, với dân và để tặng các nhân vật ngoại quốc đã có công với nước Việt Nam. Ngày 14/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 65/SL đặt Huân chương Lao động có ba hạng: hạng nhất, hạng nhì và hạng ba. Những Sắc lệnh đầu tiên này ra đời đã mở đầu cho chính sách thi đua khen thưởng ở nước ta, đó là sự động viên kịp thời nhất của thi đua, có tác dụng thúc đẩy thi đua càng trở nên mạnh mẽ, sôi nổi hơn.
Những phần thưởng cao quý này đã được Đảng, Nhà nước dành tặng cho rất nhiều những tấm gương tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam qua những thời kỳ khác nhau.
Thực tế, trong những năm kháng chiến chống Pháp, việc khen thưởng ngày một tăng, năm 1952 khen thưởng 2000 Huân chương, năm 1953 gần 4000 và sang năm 1954, trong 3 tháng đầu năm riêng mặt trận Tả Ngạn và Liên khu III đã khen thưởng 2000 Huân chương [68, 05]. Những con số ấy vừa thể hiện tinh thần thi đua, thành tích thi đua nhưng đồng thời đã phản ánh chính sách khen thưởng của nhà nước ta, khen thưởng để động viên cán bộ, nhân dân, để gây tinh thần đóng góp thiết thực cho kháng chiến.
Những năm sau này, trong kháng chiến chống Mỹ và ngày nay, trong hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước, khen thưởng vẫn được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc, thi đua gắn với khen thưởng. Khen thưởng nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đóng góp sức mình cho kháng chiến, kiến quốc, nhằm biểu dương những thành tích, công lao to lớn của nhân dân đối với dân tộc, đồng thời khích lệ nhân dân các ngành, các cấp thi đua, cống hiến sức lực phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
Đến nay, cùng với việc phong tặng Danh hiệu anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, anh hùng lao động qua các thời kỳ, đã có hàng nghìn Huân, Huy chương được trao tặng cho các anh hùng, chiến sĩ thi đua và những người có công lao to lớn đối với đất nước, là sự tiếp nối thành tích thi đua từ những thế hệ anh hùng chiến sĩ thi đua đầu tiên trong những năm kháng chiến chống Pháp, trở thành một truyền thống đáng tự hào của dân tộc.
3.3. Bài học kinh nghiệm
Phong trào thi đua yêu nước trong những năm kháng chiến chống Pháp 1948 - 1954 là thời kỳ đầu tiên, có ý nghĩa to lớn, đặt cơ sở, nền móng và định hình nên những yếu tố căn bản cho phong trào thi đua yêu nước ở nước ta. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ phong trào thi đua yêu nước diễn ra sôi nổi nhất, trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn, dựa trên lòng yêu nước chân chính của nhân dân, động viên mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ và toàn dân hăng hái thi đua sản xuất, tiết kiệm, giết giặc lập công, thi đua học tập, chỉnh huấn, rèn luyện, phát huy mạnh mẽ tinh thần quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ, làm tròn nhiệm vụ. Thi đua thực sự là một vinh dự, một nghĩa vụ
của mỗi người, là sự thể hiện cao nhất ý chí căm thù giặc và lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.
Mặc dù hoàn cảnh kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, tương quan lực lượng chênh lệch, mặc dù yếu hơn rất nhiều lần so với địch nhưng nhờ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chịu đựng gian khổ, vượt khó khăn đã tạo ra những sức mạnh vô bờ để chiến thắng. Toàn dân, toàn quân đã thi đua tăng gia sản xuất, tiết kiệm, giết giặc lập công, thi đua ngày một tiến lên, mùa thi đua năm sau đạt những kỷ lục mới, kết quả mới cao hơn năm trước. Thi đua đã phát triển tinh thần đoàn kết toàn dân, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ trong sản xuất, chiến đấu luyện tập quân sự nhằm đánh bại kẻ thù xâm lược, đồng thời, thi đua đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào thi đua của các ngành và động viên toàn dân ra sức đóng góp sức mình cho kháng chiến và làm hậu phương vững chắc cho bộ đội ở tiền tuyến.
Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất, sôi nổi nhất và đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng, góp phần cải tạo con người mới với tư tưởng, ý chí và hành động mới, đạo đức tác phong mới.
Thực tiễn thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ kháng chiến chống Pháp có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đối với phong trào thi đua sau này:
Trước hết là bài học về công tác khen thưởng trong thi đua, thi đua đạt kết quả cao nhất thiết phải gắn với khen thưởng, khen thưởng để động viên kịp thời và để duy trì tinh thần khí thế thi đua. Để khen thưởng cho thành tích thi đua của các chiến sĩ, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã dùng nhiều hình thức khen thưởng khác nhau, khen thưởng bằng vật chất và bằng tinh thần, trong đó động viên tinh thần thi đua là trên hết, trước hết. Việc khen thưởng tập trung vào vinh danh, nêu gương các điển hình thi đua, đặt ra các danh hiệu “anh hùng toàn quốc”, “chiến sĩ thi đua toàn quốc”, thông qua các danh hiệu “anh hùng lực lượng vũ trang”, “anh hùng lao động”… để khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần thi đua.
Cùng với việc khen thưởng, việc kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết
phong trào thi đua là những bài học quý báu cho việc tổ chức phong trào thi
đua hiện nay, đó là việc thực hiện công khai, dân chủ trong bình xét thi đua, tổng kết thi đua từ cơ sở, từ các ngành, các cấp; các ngành lại tổ chức bình xét, sơ kết, tổng kết thi đua của các ngành rồi tiến tới tổng kết phong trào trong toàn quốc; trong cuộc sơ kết, đánh giá, tổng kết thi đua, các chiến sĩ thi đua được báo cáo, tự thuật thành tích thi đua của mình, điều này có ý nghĩa to lớn cả đối với người thi đua, được báo cáo, được thể hiện nhiệt huyết thi đua của mình nhưng đồng thời còn có tác dụng truyền khí thế, ý chí và tinh thần thi đua đến những người nghe, tác dụng còn hơn cả tuyên truyền, hô hào thi đua.
Giữa thi đua và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bình xét đúng, nghiêm túc sẽ là cơ sở cho việc khen thưởng, khen thưởng để động viên thi đua, để thi đua thực sự là động lực to lớn của cách mạng, là cơ sở để thực hiện công tác khen thưởng.
Tiếp đến, bài học về cách thức thi đua, trong những năm kháng chiến chống Pháp, cách thức thi đua hết sức phong phú, thi đua giữa người này với người khác, ngành này với ngành khác, ký kết các giao ước thi đua, thi đua từ