ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của ngƣời tày nghiên cứu trƣờng hợp xã nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 32)

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI

gioi(Nguồn:Laocai.gov.vn/gioithieuchung/bando/Trang/63404619530151419

(Nguồn: tài liệu điền dã của tác giả năm 2010)

2.1. Vùng đất và con người Nghĩa Đô

2.1.1. Vùng đất Nghĩa Đô

Nghĩa Đô là một xã miền núi vùng cao, vùng sâu của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, là một thung lũng nằm sâu trong lịng miền núi phía Bắc nƣớc ta, ở tọa độ 22020‟ Bắc, 104030‟ kinh độ Đơng. Phía Đơng và Đơng Bắc giáp các xã Bằng Lang, Yên Bình, Yên Thành, Bản Rịa, Nà Trì của tỉnh Hà Giang. Phía Bắc, Tây Bắc và Đông Nam giáp các xã Bản Liền, Nặm Khánh, Nặm Đét, Cốc Lầu, Bản Cái của huyện Bắc Hà, Lào Cai. Phía Nam và Đơng Nam giáp xã Tân Dƣơng, Xuân Hòa của huyện Bảo Yên, Lào Cai.

Vùng Nghĩa Đô là tuyến đệm của dân tộc Tày, là ngã tƣ đƣờng các vùng của miền núi phía Bắc nƣớc ta. Từ nơi đây, có 4 ngả đƣờng đi các nơi và cũng chỉ đến đây mới có lối đi các vùng khác. Sang phía Đơng Bắc có con đƣờng duy nhất vƣợt qua đèo Khau Ái sang n Bình, rồi đến Ngơ Khê, từ đây đi

đến các tỉnh khu Việt Bắc. Đi lên phía Bắc có con đƣờng mịn vƣợt núi Mạ Quỷnh (núi ngựa lăn) lên xã Nà Trì để đến cao nguyên Hà Giang, rồi từ đây có đƣờng sang Trung Quốc. Phía Tây có con đƣờng vƣợt núi sang Bản Liền, hoặc Cốc Lầu đến huyện Bắc Hà, Lào Cai. Từ trung tâm thung lũng, men theo bờ tả ngạn của ngịi Nặm Lng có con đƣờng duy nhất xuống Phố Ràng, Lục Yên, Bảo Hà để đi đến vùng trung du và miền Tây Bắc.

Theo các tài liệu lịch sử, các tài liệu lƣu trữ còn lại của xã Nghĩa Đơ thì vùng đất này lập nên từ rất sớm. Vào thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, vùng đất Nghĩa Đơ có tên là Bản Lng, rồi Mƣờng Luông, ranh giới gồm xã Nghĩa Đô và Làng Hạ (xã Vĩnh Yên ngày nay). Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XVII, do các tù trƣởng tranh giành đất đai, cƣớp bóc tài sản, đem quân đi triệt phá các vùng, làm cho vùng đất Mƣờng Luông bị cƣớp phá, hầu hết dân cƣ ở Mƣờng Luông phải sơ tán lên vùng đất Quang Bình (thuộc Hà Giang ngày nay). Sau đó Mƣờng Lng lại đổi tên thành Bản Khng [107; tr. 9].

Sang đầu thế kỷ XIX, Bản Khuông lại trở thành một vùng đất đông đúc dân cƣ, các bản hồi sinh trở lại. Sau đó, Bản Khng khơng chỉ cịn là một bản nữa, mà lại chuyển thành Mƣờng, gọi là Mƣờng Khuông. Năm Đinh Mùi 1846, ngƣời dân Mƣờng Khuông lên bản Trung Đô Bảo Nhai xin đền về lập ở Mƣờng. Sau 3 lần đi đến năm Kỷ Dậu 1849 mới xin đƣợc. Sau nhiều lần đặt đền không thành, đến ngày 14 tháng 7 năm Canh Tuất 1850, ngôi đền mới đƣợc khánh thành, là nơi thờ Vũ Công Uyên, Vũ Công Mật và Vũ Công Kỳ. Tên đền đƣợc chọn là Đền Nghĩa Đơ, cùng với đó đổi tên Mƣờng Khng thành Mƣờng Nghĩa Đơ. Tên gọi Nghĩa Đơ bắt đầu từ đó. Đến tháng 7 - 1887, thực dân Pháp chiếm Lục Yên và thiết lập bộ máy cai trị mới ở khu vực này. Trên cơ sở của bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến cũ, thực dân Pháp đổi tên Mƣờng Nghĩa Đơ thành tổng Nghĩa Đơ có địa giới gồm ba xã là: Xã Tân Tiến, xã Nghĩa Đô và xã Vĩnh Yên và thôn Vị Thƣợng của xã Xuân Hòa ngày nay [107; tr. 9].

Đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, Ủy ban kháng chiến hành chính đƣợc thành lập, chính quyền cách mạng đổi tên tổng Nghĩa Đô thành xã Nghĩa Đô, gồm 7 thôn: Thôn Xắc Xa, Thôn Thƣợng, Thôn Kem, Thôn Hốc, Thôn Khuôn Hạ, Thôn Xuân Kỳ, Thôn Vị Thƣợng. Đến tháng 3 năm 1954, xã Nghĩa Đô đƣợc tách ra làm 3 xã, gồm có: Xã Tân Tiến, xã Nghĩa Đơ và xã Vĩnh Yên, đồng thời chuyển thôn Vị Thƣợng về xã Hịa Bình (thuộc xã Xn Hịa ngày nay) [107; tr. 10].

Trƣớc khi thành lập huyện Bảo Yên (năm 1965), xã Nghĩa Đô thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đến năm 1965, khi huyện Bảo Yên đƣợc thành lập, xã Nghĩa Đô thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Yên Bái. Từ năm 1976 đến năm 1991, khi tỉnh Hoàng Liên Sơn đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Nghĩa Lộ, xã Nghĩa Đô trực thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đến năm 1991, sau khi tái lập tỉnh Lào Cai, Nghĩa Đô lại trở thành đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nhƣ ngày nay [107; tr. 10].

Địa hình

Thung lũng Nghĩa Đơ nhƣ một lịng máng khổng lồ nằm sâu trong lịng miền núi phía Bắc nƣớc ta. Địa hình Nghĩa Đơ có thể chia thành năm loại địa hình. Ở phía Tây, là các đỉnh núi, các dãy núi cao, điển hình là Khau Koum, 1143m, tiếng địa phƣơng gọi là Pú Tham Thẩu. Loại địa hình thứ hai là các lũng khe, lũng ngịi, là nơi cƣ trú lâu đời của đồng bào ngƣời Dao, tạo nên nhiều bản, nhiều xóm nhỏ nằm rải rác ở các vùng. Đứng giữa cánh đồng mà nhìn lên các rặng núi xung quanh, những con suối, con khe nhƣ những máng nƣớc gác lên sƣờn non, thƣợng nguồn thì cao, càng đến gần, cánh đồng càng thấp dần mà chân của nó là một bãi bằng ở đáy thung lũng. Loại địa hình thứ ba là các cao nguyên nhỏ, tƣơng đối bằng phẳng, nối liền từ rặng núi này đến rặng núi kia nhƣ các cao nguyên Nặm Xoong, Tổng Kim, Nặm Đâu…, là nơi cƣ trú của ngƣời H‟mông và ngƣời Dao. Cũng ở dạng địa hình này, nhƣng lại nằm giữa cánh đồng, nổi lên thành các quả gị, đồi nhơ lên, ngăn cách giữa

các khu dân cƣ, xóm bản riêng biệt, điển hình nhƣ khu rừng Pú Phi, khu đồi Pú Kem, khu rừng Khau Rịa…hệ thống đồi núi này đƣợc ngƣời ta đặt tên cho nó rồi tơn vinh các thần núi, thần gị, thần đống để tơn thờ, cầu mong các vị thần ấy phù hộ cho con ngƣời sống mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an. Loại địa hình thứ tƣ là cánh đồng ở đáy thung lũng, là nơi con ngƣời Nghĩa Đô khai phá, tạo lập để làm chỗ ở, nơi sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống con ngƣời, vật nuôi, tạo nên thôn, nên mƣờng, nên tổng (nay là xã). Loại địa hình cuối cùng ở đây là các dòng khe, các con suối, con ngịi, hồ ao có nƣớc chảy…tạo thành địa hình có mặt nƣớc để ni trồng thủy sản.

Đất đai

Đất đai ở Nghĩa Đơ đƣợc hình thành do q trình phong hóa đá mẹ đã để lại vùng đất khơng bằng phẳng. Mặt khác nơi đây cũng còn đƣợc bồi đắp đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sơng Chảy.

Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta, Nghĩa Đơ có nhiều điểm khác với các vùng xung quanh. Ở đây, đặc điểm của khí hậu tiểu vùng, tiểu lục địa đƣợc thể hiện rất rõ rệt. Điều này là do sự phức tạp của địa hình mang lại. Một năm có 4 mùa, tuy nhiên ở đây có hai mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nóng nhất vào tháng 6, tháng 7. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhƣng lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 29 độ, thấp nhất là 1 độ.

Tổng lƣợng mƣa trong năm dao động từ 1.450 đến 2.000mm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó mƣa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Lƣợng mƣa trung bình 350mm đến 400mm, cao nhất là 600mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2, lƣợng mƣa trung bình khoảng 15mm đến 20mm. Độ ẩm khơng khí tồn vùng khoảng 84 - 86%, có thời điểm độ ẩm cao nhất là 90% vào tháng 2 và tháng 3. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11, tháng 12 chỉ đạt 80%. Gió mùa ảnh hƣởng yếu, thƣờng đến chậm hơn vùng Bắc Bộ. Hƣớng gió chủ yếu trong mùa hè và mùa đơng là gió Tây và gió Đơng, tốc độ

gió yếu, sức gió mạnh nhất cũng ít gây tác hại đến hoạt động sản xuất của ngƣời dân. Tuy nhiên hiện tƣợng lốc cục bộ vẫn thƣờng xuyên xảy ra ảnh hƣởng tới đời sống và sản xuất của ngƣời dân trong xã.

2.1.2. Các dân tộc cƣ trú ở Nghĩa Đô

Nghĩa Đơ là một vùng đất đã có ngƣời cƣ trú từ rất sớm. Vào khoảng thế kỷ XIII, vùng đất này có thổ hào họ Ma ngƣời Tày dấy binh nổi dậy liên kết với nghĩa quân các vùng chống quân Mông - Nguyên bảo vệ bờ cõi. Đến thế kỷ XIV, các tộc ngƣời ở vùng này chuyển đi nơi khác. Sang thế kỷ XV, có ba anh em từ vùng đất Hà Giang đến đây đế lập nghiệp. Nơi mà họ đến ở đầu tiên là Bản Đon, Pác Bó, Thâm Mạ ngày nay. Sau khi tìm đƣợc vùng đất này, ba ngƣời ấy chuyển cả gia đình, tài sản đến đây để cùng nhau khai phá vùng đất mới. Trƣởng tộc của họ đã quyết định rằng ở nơi này, sau này lấy tên của từng ngƣời làm họ cho con cháu mình. Ba họ đó chính là họ Hồng, họ Lƣơng và họ Cổ, với cào cải lần lƣợt là màu trắng, màu vàng và màu tím5

. Những cào cải này chính là dấu hiệu chứng tỏ quyền sở hữu của họ đối với vùng đất Nghĩa Đô. Trải qua một quá trình lâu dài khai phá, sinh tồn và sản xuất vật chất, dân số vùng này đã tăng lên nhanh chóng, sinh sống ở hầu hết các khe suối, các thung lũng nhỏ rồi đặt tên là Bản Luông, thờ một vị thần chung trên núi Pú Phi. Ba dịng họ Hồng, Lƣơng, Cổ chính là ba dịng họ ngƣời Tày gốc ở Nghĩa Đơ, theo thỏi Tày6

.

5

Cào cải là cờ của nội tộc của ngƣời Tày ở Nghĩa Đô, tức là cờ to, phần mui nóc và phần thân trên liền một khối thể hiện chung một nhà. Trong đám ma của ngƣời Tày (thỏi Tày) phải làm lễ dựng cào cải, đến lúc đƣa đám, trƣởng nam vác cào cải đi trƣớc, khi mai táng xong, cào cải dựng ngay nơi phần mộ dể cho nó tự hủy hoại.

6

Ngƣời Tày ở Nghĩa Đơ có ba thỏi là: Thỏi Tày, Thỏi Keo (Thỏi Kinh) và Thỏi Ngô (Quan Hỏa- Trung Quốc). Thỏi ở đây nghĩa là nguồn gốc phát sinh của dân tộc mình, với nhiều dịng họ khác nhau, trong đó họ Hồng, họ Ma và họ Cổ là 3 họ chính. Bên cạnh đó hiện nay ở Nghĩa Đơ cịn có thêm họ Nguyễn, họ Lƣơng, họ Hà, họ Lê, họ Nông, ...

Đến đầu thế kỷ XVI, có một bộ phận ngƣời Việt từ vùng trung du theo chúa Bầu lên lập bản doanh ở Phúc Khánh (Phố Ràng) ngày nay, một cánh quân lên Nghĩa Đô ngày nay để xây thành. Trong thời gian ở đây, ngƣời Việt đã khai khẩn đất đai, sản xuất lƣơng thực để phục vụ nhu cầu cho quân lính tại chỗ. Số quân của chúa Bầu một phần lấy vợ là ngƣời Tày, một phần kết nghĩa anh em với ngƣời Tày ở đây, sinh sống cùng ngƣời bản địa và trở thành ngƣời Tày Thỏi Kinh (Thỏi Keo).

Dân tộc Dao ở Nghĩa Đơ, theo dấu tích xƣa, thì họ sinh sống trên những triền núi thấp, xung quanh thung lũng. Theo một số ngƣời cao tuổi ở đây, hiện nay vẫn cịn có nền nhà, các lối lên xuống trên phần đất của ngƣời Dao sinh sống. Điều đó chứng tỏ rằng, tuy với số lƣợng cƣ dân ít ỏi, nhƣng ngƣời Dao đã sinh sống ở đây từ rất sớm.

Các dân tộc khác di cƣ đến vùng đất này muộn hơn, trong đó ngƣời Kinh đến đây muộn nhất. Ngƣời Kinh ở Nghĩa Đô đại đa số là các giáo viên đang công tác tại các trƣờng tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học của xã, chủ yếu đến từ thị trấn Phố Ràng và một số tỉnh miền Bắc nhƣ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái và Tun Quang. Số ít ngƣời Kinh cịn lại đang sinh sống ở đây là những ngƣời làm nghề buôn bán, hoặc xây dựng, sau đó cƣới vợ/chồng là ngƣời Tày và cƣ trú tại Nghĩa Đô.

Trải qua một thời gian dài khai phá vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp, cũng nhƣ sự di cƣ của các tộc ngƣời khác, hiện nay Nghĩa Đô là nơi sinh sống của 5 dân tộc: Tày, Dao, Kinh, H‟mông và Nùng.

Bảng 2.1: Thống kê dân số các tộc người ở xã Nghĩa Đô năm 2010

STT Tộc ngƣời Dân số Tỷ lệ (%) 1. Tày 879 hộ 4.852 khẩu 98 2. Dao 10 hộ 65 khẩu 1,11 3. Kinh 6 hộ 26 khẩu 0,6 4. H‟mông 1hộ 4 khẩu 0,1 5. Nùng 1 hộ 03 khẩu 0,1 Tổng cộng 897 hộ 4950 nhân khẩu 100% Nguồn: Tài liệu điền dã của tác giả năm 2010

Nhƣ vậy, dân tộc Tày vào năm 2010 gồm có 879 hộ, 4.852 khẩu, chiếm 98% tổng dân số toàn xã, 4 dân tộc còn lại chỉ chiếm 2%.

Trên bình diện cả nƣớc, Tày là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thì ở nơi đây, ngƣời Tày lại là dân tộc đa số, là nhóm cƣ dân tạo nên những các hoạt động kinh tế và bản sắc văn hóa riêng biệt của Nghĩa Đơ.

2.2. Các dự án phát triển và sinh kế của người dân ở Nghĩa Đô từ những năm 1990 đến nay năm 1990 đến nay

2.2.1. Sinh kế của ngƣời dân Nghĩa Đô từ những năm 1990 đến nay

Trƣớc những năm 1990, nguồn sinh kế chủ yếu của các hộ gia đình ở Nghĩa Đơ là canh tác ruộng nƣơng và khai thác các nguồn lâm sản từ rừng. Trong nông nghiệp, trồng lúa nƣớc có một vị trí quan trọng từ rất sớm và đƣợc duy trì, phát triển cho đến tận ngày nay. Trải qua hàng thế kỷ khai phá và cải tạo, diện tích đất trồng lúa nƣớc ở xã từ chỗ chỉ có vài chục ha, đến nay đã tăng lên 220ha, cộng với 230ha trồng hoa màu và 400ha vƣờn rừng [107; tr. 10]. Ở thời điểm này, do những khó khăn trong giao thơng đi lại, sản xuất nơng nghiệp ở Nghĩa Đơ mang nặng tính tự cung tự cấp.

Trong thời kỳ Hợp tác xã, Đảng bộ và nhân dân Nghĩa Đô đã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965). Sau đó, Đại hội lần thứ II của Đảng bộ xã Nghĩa Đô (1966-1968) và Đại hội III (1968-1970) đã chú trọng củng cố hợp tác xã, phát triển nơng nghiệp tồn diện, đầu tƣ thâm canh tăng năng suất. Đến Đại hội VI (1976-1978), Đảng bộ xã Nghĩa Đô chú trọng đẩy mạnh phát triển nông- lâm nghiệp. Đại hội VII (1979-1982), cho phép xã viên sản xuất lƣơng thực trên đất 5%, mở rộng khai hoang phục hóa. Đại hội VIII (1986- 1988), Chính quyền xã Nghĩa Đơ tiến hành khốn việc cho các hộ xã viên. Năm 1990, xã Nghĩa Đô tiến hành giao đất ổn định và lâu dài cho các hộ xã viên [107; tr.60]. Nhƣ vậy, nếu nhƣ ở khu vực đồng bằng, chủ trƣơng giao đất

cho các hộ gia đình xã viên đã đƣợc thực hiện từ năm 1988 thì phải 2 năm sau đó chính sách khốn đất đến các hộ gia đình mới đƣợc triển khai tại Nghĩa Đơ.

Từ năm 1990 đến nay, tác động của chính sách giao đất cho các hộ gia đình cùng với tác động của hàng loạt các dự án phát triển đƣợc đầu tƣ vào Nghĩa Đô, sinh kế cũng nhƣ cuộc sống của ngƣời dân nơi đây đã có sự thay đổi rõ rệt. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5141,34ha, đƣợc phân chia cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.2: Các loại đất ở xã Nghĩa Đô

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1. Nông nghiệp 1.247,83 24,27

2. Lâm nghiệp 3.409,74 66,32

3. Đất thuỷ sản 39,51 0,77

4. Đất phi nông nghiệp 264,85 5,15

5. Đất chƣa sử dụng 179,41 3,49

Tổng cộng 5.141,34 100%

Nguồn: tổng hợp số liệu điền dã của tác giả năm 2010 Với ngƣời dân Nghĩa Đô, hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nƣớc và khai thác các nguồn lợi từ rừng. Ngồi ra, với diện tích mặt nƣớc (ao, hồ, sơng, suối) là 220ha, ngƣời dân nơi đây cịn ni cá, vịt, phục vụ nhu cầu thực phẩm cho gia đình. Việc nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông, đặc biệt là tuyến đƣờng Phố Ràng về Hà Giang đã thúc đẩy nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của ngƣời tày nghiên cứu trƣờng hợp xã nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)