Các loại đất ở xã Nghĩa Đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của ngƣời tày nghiên cứu trƣờng hợp xã nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 40)

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1. Nông nghiệp 1.247,83 24,27

2. Lâm nghiệp 3.409,74 66,32

3. Đất thuỷ sản 39,51 0,77

4. Đất phi nông nghiệp 264,85 5,15

5. Đất chƣa sử dụng 179,41 3,49

Tổng cộng 5.141,34 100%

Nguồn: tổng hợp số liệu điền dã của tác giả năm 2010 Với ngƣời dân Nghĩa Đô, hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nƣớc và khai thác các nguồn lợi từ rừng. Ngồi ra, với diện tích mặt nƣớc (ao, hồ, sơng, suối) là 220ha, ngƣời dân nơi đây cịn ni cá, vịt, phục vụ nhu cầu thực phẩm cho gia đình. Việc nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông, đặc biệt là tuyến đƣờng Phố Ràng về Hà Giang đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa tại nơi đây, góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lƣợng của ngƣời dân Nghĩa Đô. Tuy nhiên, sự trao đổi chủ yếu vào những năm 90 của thế kỷ XX là những sản phẩm nông- lâm nghiệp, những mặt hàng quan trọng khác nhƣ điện tử, đồ gia dụng thì ngƣời dân vẫn phải xuống thị trấn Phố Ràng để mua bán, trao đổi. Chỉ đến khi khu trung tâm xã đƣợc xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng chợ trung tâm cụm xã vào năm 1998 thì tính hàng hóa, dịch vụ của các sản phẩm ở nơi đây mới đƣợc thể hiện

rõ nét7.Từ đây, ngƣời dân có thể bán tất cả những sản phẩm mình làm ra, cũng nhƣ mua những mặt hàng còn thiếu, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất hàng ngày.

Việc xây dựng khu trung tâm xã, cùng với hệ thống đƣờng giao thông liên thôn, liên xã đã tác động mạnh mẽ đến cuộc sống, làm thay đổi sinh kế của ngƣời dân Nghĩa Đô. Nếu nhƣ trƣớc những năm 90, sinh kế chủ yếu của ngƣời dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nƣớc và khai thác những nguồn lợi từ rừng và diện tích mặt nƣớc thì hiện nay, nguồn sinh kế của ngƣời dân Nghĩa Đô đa dạng hơn nhiều. Ngoài những hoạt động trao đổi và kinh doanh ở trong chợ là các dãy cửa hàng của hơn 50 hộ gia đình kinh doanh hàng hóa tổng hợp, gồm nhiều mặt hàng khác nhau nhƣ: lƣơng thực thực phẩm, hàng gia dụng, v.v. chạy dọc theo con đƣờng xung quanh chợ. Đó là các cửa hàng internet, cửa hàng sữa chữa xe máy, cửa hàng photo copy, cửa hàng may, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán thuốc Tây và các cửa hàng kinh doanh hàng hóa tổng hợp.

Nguồn sinh kế đa dạng hơn đồng nghĩa với việc mức sống và chất lƣợng sống của ngƣời dân tăng lên. Theo kết quả khảo sát của UBND xã Nghĩa Đơ, hiện nay bình qn thu nhập theo đầu ngƣời của đồng bào dân tộc thiểu số là 200.000đ/tháng; 2.400.000đ/năm. Tuy vậy, tỷ lệ đói nghèo ở Nghĩa Đơ vẫn còn cao, cụ thể là: Dân tộc Dao có 03 hộ, chiếm 2,6%; dân tộc Tày 113 hộ, chiếm 97,4%8

.

7

Năm 1998 UBDN tỉnh Lào Cai đã quyết định phê duyệt Dự án xây dựng trung tâm cụm xã, xã Nghĩa Đô huyện Bảo Yên. Địa điểm quy hoạch tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, kinh phí đầu tƣ là 7.606 triệu đồng. Khu trung tâm xã Nghĩa Đô là một địa bàn đƣợc đầu tƣ, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng gồm: trụ sở làm việc của chính quyền xã Nghĩa Đơ, chợ Nghĩa Đô (chợ trung tâm cụm 3 xã Nghĩa Đô, Tân Tiến, Vĩnh Yên), hệ thống trƣờng học từ cấp Mẫu giáo đến cấp Trung học phổ thơng, phịng khám đa khoa khu vực, sân bóng, đƣờng giao thơng, hệ thống điện, trạm bƣu điện (phân nhánh), trạm chuyển tiếp truyền hình, v.v. với diện tích quy hoạch là 30 ha.

8

2.2.2. Các dự án phát triển ở Nghĩa Đô từ những năm 1990 đến nay

Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến nay, Nghĩa Đô đã đƣợc thụ hƣởng hàng chục tỷ đồng từ các nguồn vốn đầu tƣ của Chính phủ cũng nhƣ các nguồn vốn hỗ trợ ODA. Các chƣơng trình, dự án này đƣợc đầu tƣ vào Nghĩa Đô tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế với mục tiêu cuối cùng là xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân nơi đây. Theo đó, những dự án phát triển đã có tác động mạnh đến cuộc sống và sinh kế của Nghĩa Đô trong giai đoạn này. Dƣới đây, chúng tơi trình bày vắn tắt một số chƣơng trình và dự án phát triển đã đƣợc triển khai ở xã Nghĩa Đơ trong giai đoạn này.

Chương trình xóa đói giảm nghèo 135

Cũng nhƣ tất cả các vùng khác trên cả nƣớc đƣợc thụ hƣởng chƣơng trình này, ở Nghĩa Đơ, Chƣơng trình 135 cũng đƣợc đầu tƣ qua hai giai đoạn. Ở giai đoạn I (1998-2005), xã Nghĩa Đô tập trung chủ yếu vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cầu, đƣờng, thủy lợi và nƣớc sạch. Với tổng số 16 thôn bản9, việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng giai đoạn này là rất cần thiết bởi sự yếu và thiếu trong giao thông đi lại giữa các bản trong xã, cũng nhƣ từ xã đến các vùng lân cận. Trong khoảng thời gian từ năm 1999-2005, trên địa bàn xã Nghĩa Đô đã xây dựng đƣợc tổng cộng 4 chiếc cầu: cầu Nà Uốt, cầu treo Nà Đình, cầu bê tơng cốt thép Nà Khƣơng và cầu bê tông Bản Lằng, với tổng kinh phí là 908 triệu đồng. Việc xây dựng 4 chiếc cầu này có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Nghĩa Đô, bởi những chiếc cầu này đã làm thông suốt các tuyến đƣờng quan trọng trong xã, hơn nữa giúp cho việc giao thông đi lại giữa xã Nghĩa Đô và một số xã lân cận và các vùng xung quanh nhƣ đi xã Tân Tiến, đi huyện Bắc Hà, đi sang tỉnh Hà Giang thuận tiện hơn rất nhiều.

9

Mƣời sáu bản của Nghĩa Đô bao gồm: bản Đáp, Lằng, Ràng, Hón, Cằm, Kem, Nà Mƣờng, Nà Khƣơng, Nà Đình, Rịa, Nà Uốt, Thẩm Lng, Hốc, Đon, Pác Bó, Thâm Mạ.

Bên cạnh việc xây dựng 4 chiếc cầu đã nói trên, ở giai đoạn này, xã Nghĩa Đô cũng đã đƣợc mở rộng và nâng cấp một loạt các tuyến đƣờng huyết mạch nhƣ các tuyến đƣờng liên thôn, liên xã, liên huyện nhƣ đoạn đƣờng từ trung tâm xã đến Bản Rịa và Bản Ràng, tuyến đƣờng vành đai xã, tuyến đƣờng liên bản Bản Lằng- Bản Đáp, tuyến đƣờng liên bản từ Cầu Treo qua Bản Pác Bó đến Bản Ràng…Các tuyến đƣờng này đƣợc hoàn thiện đã tạo nên một hệ thống các tuyến đƣờng giao thông thông suốt từ trung tâm xã đến các bản trong địa bàn xã Nghĩa Đô và giữa Nghĩa Đô với các vùng xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cho nhân dân nơi đây.

Cùng với việc xây dựng, nâng cấp hệ thống cầu, đƣờng giao thông, Nghĩa Đô cũng chú trọng việc xây dựng và kiên cố hóa hệ thống thủy lợi, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nƣớc. Trong khoảng thời gian 6 năm hệ thống kênh mƣơng đã đƣợc kiên cố hóa, đảm bảo chủ động tƣới tiêu cho 74% diện tích đồng ruộng trên tồn xã. Một số dự án cung cấp nƣớc sạch cho ngƣời dân cũng đƣợc triển khai ở một số bản, đặc biệt là khu vực trung tâm xã.

Chƣơng trình 135 giai đoạn I ở Nghĩa Đơ cũng chú ý phát triển sản xuất, đào tạo nghề và cùng với đó là đào tạo và nâng cao năng lực của các cán bộ cấp cơ sở. Chính quyền xã đã đầu tƣ công cụ sản xuất cho một số hộ gia đình, bao gồm máy xay xát, máy tẽ hạt ngơ, máy sao chè…cung cấp miễn phí các loại giống cây trồng, vật nuôi nhƣ các giống lúa mới, giống ngô mới, đậu tƣơng, lợn nái, gà thả vƣờn, cá rô phi…

Từ năm 1999 đến năm 2005, hầu hết cán bộ xã ở Nghĩa Đô đã đƣợc tham gia các lớp tập huấn, đào tạo về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣ về địa chính, tƣ pháp và đào tạo các lớp sơ cấp chính trị, trung cấp chính trị, bồi dƣỡng bí thƣ đảng ủy.

Chƣơng trình 135 giai đoạn II (2006-2010) là phần tiếp theo của Chƣơng trình 135 giai đoạn I. Mục tiêu của Chƣơng trình 135 giai đoạn II khơng có gì

thay đổi so với giai đoạn I, nhƣng điểm khác biệt cơ bản là số lƣợng các xã và bản đƣợc thụ hƣởng nguồn vốn này ít hơn.

Trong Chƣơng trình 135 giai đoạn II, trên địa bàn huyện Bảo Yên có 24 cơng trình hạ tầng đƣợc đầu tƣ với tổng kinh phí là 19.752 triệu đồng. Xã Nghĩa Đô không đƣợc gọi là xã 135 nữa mà đƣợc gọi là xã có bản 135. 7 bản ở nơi đây thuộc diện đầu tƣ của Chƣơng trình 135 giai đoạn II là các bản: Bản Hón, Bản Đon, Bản Pác Bó, Bản Nà Uốt, Bản Đáp, Bản Lằng và Bản Thâm Mạ. Chƣơng trình 135 giai đoạn này cũng chú trọng xây dựng và nâng cấp hàng loạt hệ thống đƣờng giao thông, nhƣ các Dự án đƣờng Bản Đon dài 1,5km, đƣờng bản Nà Uốt dài 1km, đƣờng bản Thâm Mạ dài 1km…. Song song với việc chú ý đến giao thông đi lại của ngƣời dân, trong giai đoạn này, nguồn vốn đƣợc hỗ trợ đã đƣợc UBND xã Nghĩa Đô khởi công xây dựng Dự án xây dựng hệ thống nƣớc sạch Bản Đon cho 102 hộ gia đình với tổng kinh phí là 1002 triệu đồng. Mục đích của dự án này là khơng chỉ cung cấp nguồn nƣớc sạch cho nhân dân ở Bản Đon nói riêng mà từ cơng trình này, nƣớc sạch có thể cung cấp cho các bản khác trong địa bàn xã. Kết quả mà dự án này đạt đƣợc là đã cung cấp nguồn nƣớc sạch cho 102 hộ gia đình ở Bản Đon nhƣ mục tiêu dự án đặt ra. Nhƣng đến năm 2007, Nghĩa Đô phải hứng chịu một đợt lũ lụt rất lớn nên hệ thống cung cấp nƣớc sạch này đã bị hƣ hỏng nặng. Cho đến thời điểm chúng tôi điền dã tại đây, UBND xã Nghĩa Đơ vẫn chƣa có kinh phí để tu bổ, sữa chữa.

Ngoài ra, một phần ngân sách của Chƣơng trình 135 giai đoạn II ở Nghĩa Đơ cũng đƣợc sử dụng vào các mục đích khác nhau, bằng cách kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Có thể kể ra ở đây một số dự án tiêu biểu nhƣ: xây dựng trụ sở làm việc của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội của xã năm 2008 với kinh phí là 519 triệu đồng; xây dựng thêm 3 phòng học cho trƣờng Trung học cơ sở với kinh phí 661 triệu đồng.

Bên cạnh việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, Chƣơng trình 135 giai đoạn II ở Nghĩa Đơ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, nhƣ hỗ trợ

cây, con giống, các thiết bị phục vụ sản xuất cho ngƣời dân trong xã. Xã Nghĩa Đô cũng đã tiến hành đầu tƣ, hỗ trợ đất sản xuất, xóa nhà tạm, đất ở và nƣớc sạch cho nhân dân.

Chương trình 134

Chƣơng trình 134- với mục tiêu là hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đã đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện Bảo Yên từ năm 2004 đến năm 2008 với tổng số vốn là 30.095,35 triệu đồng. Ở Nghĩa Đô, các hạng mục đầu tƣ thuộc Chƣơng trình 134 là hỗ trợ nhà ở với kinh phí là 5 triệu đồng/ 1 hộ gia đình. Trong năm 2008, Nghĩa Đơ có 20/566 hộ trên địa bàn huyện đƣợc hỗ trợ đất sản xuất và đầu tƣ xây dựng các cơng trình nƣớc sinh hoạt. Cũng trong năm này, chính quyền xã đã xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc sạch tại Bản Đáp. Ngân sách còn lại của Chƣơng trình 134 cịn đƣợc sử dụng để đầu tƣ Dự án kiên cố hóa 1,3km kênh mƣơng tại thơn Bản Đáp và các dự án sữa chữa kênh mƣơng nội đồng tại 15 thôn trong địa bàn xã Nghĩa Đô trong hai năm 2008 và 2009. Trong giai đoạn cuối, Chƣơng trình tiếp tục đƣợc thực hiện các hỗ trợ về nhà ở cho 20 hộ gia đình và các cơng trình cấp nƣớc tập trung cho 16 hộ, hỗ trợ mua nông cụ, chuyển đổi ngành nghề.

Dự án 661 và Dự án 327

Dự án 661 (1998-2010) là một dự án đƣơc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn năm 1997 theo Nghị quyết số 08/1997, là một chƣơng trình quốc gia nhằm trồng 5 triệu ha rừng, nâng cao độ che phủ rừng lên đến 43% vào năm 2010. Ở Nghĩa Đô, Dự án này đƣợc thực hiện dƣới hình thức là hỗ trợ cây giống để trồng rừng nhằm phủ xanh 243,3 ha đất trống đồi núi trọc trên địa bàn xã. Với mục tiêu đó, ngƣời dân ở Nghĩa Đô đã trồng nhiều loại cây nhƣ keo, quế, mỡ…phủ xanh đƣợc 90% diện tích theo kế hoạch đề ra ban đầu.

Dự án 327 là chƣơng trình trồng rừng, rừng đầu nguồn, rừng che phủ. Chƣơng trình này có mặt tại Nghĩa Đơ từ năm 1990 và đƣợc chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I từ năm 1990 đến 1996, giai đoạn II từ năm 1996 đến nay.

Hai Dự án 662 và 327 đều là chƣơng trình trồng rừng đã đƣợc lồng ghép thực hiện trong suốt 20 năm qua ở Nghĩa Đô, đã và đang mang lại màu xanh cho mảnh đất này, cũng nhƣ những lợi ích về mơi trƣờng, kinh tế cho ngƣời dân nơi đây.

Một số dự án khác

Ngồi những Chƣơng trình, Dự án lớn và tiêu biểu đã đƣợc chúng tôi đề cập ở trên, trong hơn 10 năm qua, Nghĩa Đơ cịn đƣợc thụ hƣởng một số dự án phát triển khác, từ các nguồn kinh phí khác nhau, bao gồm cả các dự án có nguồn kinh phí từ nƣớc ngồi. Có thể kể đến ở đây là Dự án của UNICEF về nƣớc sạch cho 3 hộ gia đình ở Nghĩa Đơ, Dự án đầu tƣ phịng trọ cho học sinh ở trƣờng Trung học phổ thông với tổng số vốn là 160 triệu đồng do một tổ chức của Mỹ và Canada tài trợ.

Có thể khắng định rằng, Nghĩa Đơ trong vòng hơn 10 năm qua đã đƣợc thụ hƣởng một loạt các chƣơng trình, dự án phát triển với nguồn kinh phí lên tới hàng chục tỷ đồng. Các chƣơng trình, dự án này chủ yếu tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, phát triển giáo dục, đào tạo cán bộ…Mục đích chung nhất của tất cả các chƣơng trình, dự án này là góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân nơi đây. Mặt khác, với việc đƣợc thụ hƣởng các nguồn kinh phí hỗ trợ lớn nhƣ vậy, bộ mặt kinh tế xã hội cũng nhƣ sinh kế của ngƣời dân Nghĩa Đơ có những bƣớc chuyển biến quan trọng, góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của đồng bào nơi đây.

2.3. Một vài nét chính về truyền thống văn hóa Tày ở Nghĩa Đơ

2.3.1. Ngƣời Tày ở Việt Nam

Ngƣời Tày (một số nơi gọi là ngƣời Thổ) là dân tộc thiểu số đông ngƣời nhất ở Việt Nam. Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999, ngƣời Tày có 1.147.514 ngƣời nhân khẩu, chiếm 13.9% dân số các dân tộc thiểu

số10. Địa bàn cƣ trú của ngƣời Tày khá rộng, bao gồm các tỉnh thuộc Đông Bắc và một phần Tây Bắc.

Bảng 2.3. Địa bàn cƣ trú của ngƣời Tày theo khu vực STT Khu vực Số nhân khẩu

(ngƣời) So với dân số của khu vực (%) So với tổng số ngƣời Tày (%) 1 Đông Bắc 1.321.126 12,16 89,42 2 Tây Nguyên 61.832 2,02 4,19 3 Đông Nam Bộ 56.564 0,45 3,83 4 Tây Bắc 22.713 1,02 1,54 5 Đồng bằng sông Hồng 8.639 0,06 0,59

6 Duyên hải Nam

Trung Bộ 3.603 0,35 0,24

7 Đồng bằng sông

Cửu Long 1.369 0,01 0,09

8 Bắc Trung Bộ 1.150 0,01 0,08

Nguồn: Tổng cục thống kê: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999. NXB Thống kê, H 2001, tr.21.

Theo thứ tự về dân số, những địa phƣơng ngƣời Tày tập trung đông là Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hịa Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của ngƣời tày nghiên cứu trƣờng hợp xã nghĩa đô, huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)