Tác động đến vị thế địa chính trị của Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng liên minh châu âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị (Trang 84 - 88)

CHƯƠNG 3 : TÁC ĐỘNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VIỆC MỞ RỘNG EU

3.3 Tác động đến vị thế địa chính trị của Nga

EU mở rộng làm thu hẹp không gian chiến lược của Nga. Việc EU mở rộng

khiến biên giới của Nga - EU kéo dài tới 22.000 km, nó đồng thời thu hẹp không gian địa chiến lược của Nga từ 22 triệu km2 xuống còn 17 triệu km2, làm mất đi khu vực đệm chiến lược ngăn cách Nga với Tây Âu. Các nước CEE vốn nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga trong Chiến tranh Lạnh nay trở thành những quốc gia thành viên của EU và NATO, trong đó bốn nước thành viên mới đặc biệt là Latvia và Estonia có một số lượng lớn người Nga sinh sống. EU mở rộng bao bọc một phần lãnh thổ quan trọng của Liên bang Nga là Kaliningrat.

Việc mở rộng EU và NATO đến sát biên giới của Nga là một sự đe dọa trực tiếp đối với an ninh Nga và làm mất dần vai trò của Nga đối với cơ cấu an ninh châu Âu. Với việc các quốc gia Đông Âu trở thành thành viên của NATO, liên minh

quân sự này triển khai có thể sử dụng 300 sân bay với khả năng tập trung 3500 máy bay cùng các cơ sở hạ tầng khác để làm bàn đạp tấn công Nga. Đặc biệt hệ thông lá chắn tên lửa Đông Âu của Mỹ và NATO đã làm gia tăng thêm các lo ngại cho nước này. Và chính sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề mở rộng EU đồng thời cũng làm gia tăng mối nghi ngờ của cả hai bên và Mỹ sẽ là nước được lợi khi đẩy hai đối thủ

mạnh vào thế kiềm chế lẫn nhau. EU tiến sát biên giới với Nga không chỉ là nguy cơ khiến Nga bị đẩy khỏi châu Âu mà còn khiến cho nước này có thể rơi vào một cuộc đối đầu mới với toàn bộ châu Âu và Mỹ khi NATO cũng tiến sát biên giới Nga.

Và do vậy, mở rộng EU tác động đến việc điều chỉnh chiến lược của Nga.

Giám đốc Trung tâm Phân tích chính trị quốc tế của Viện Toàn cầu hóa và các phong trào xã hội Nga N.M.Igoriev nhận định về chính sách đối ngoại hiện tại của

Nga như sau: “Nước Nga đã quay trở về với những nơi được cho là bị bỏ quên sau

khi Liên Xô sụp đổ. Những năm gần đây, cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng của Nga trong không gian hậu Xô Viết có phần trở nên quyết liệt hơn, đặc biệt là ở Trung Á và Kavkaz. Mỹ nhìn thấy tiềm năng ĐCT của khu vực này phù hợp với lợi ích của nước Mỹ, đối với các nước châu Âu thì đó là các nguồn năng lượng dự trữ. Còn đối với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước cũng dự định kế hoạch tăng cường hợp tác với các nước vùng Kavkaz và Trung Á. Trung Quốc vẫn đang rất tích cực cải thiện quan hệ với các nước Trung Á. Những đề nghị hấp dẫn của các đối tác dành cho cá nước cộng hòa thuộc SNG đã buộc Nga phải bằng mọi giá giành lại ảnh hưởng ở đây” [39, Tr.190]

Từ đầu năm 2007, EU thực hiện ENP mới, cơ chế tài chính mới dần nâng cao hỗ trợ tài chính cho các nước láng giềng theo chương trình của Hiệp ước về Đối tác và Hợp tác. ENP “hướng Đông” của EU đưa ra những viễn cảnh bi quan đối với Nga bởi đây chính là chiến lược chính trị của EU để thu hút các quốc gia trong không gian Hậu Xô Viết vào phạm vi ảnh hưởng của EU, làm tan rã liên kết của Nga với SNG, để giảm bớt những đe dọa từ phía Nga. Chính sách này có ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ của SNG với Nga. Về phía Nga, Nga coi các nước SNG không chỉ là khu vực đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế cho Nga mà còn là nhân tố quan trọng hàng đầu trong tiến trình khôi phục lại vị thế cường quốc của nước này. Chính vì vậy, những biến động về cơ cấu ĐCT và địa kinh tế đã tác động to lớn tới chính sách của Nga với SNG và thái độ của nước này đối với những chính sách của EU nói riêng và các nước lớn khác nói chung với khu vực có vị trí địa chiến lược như SNG.

SNG là khu vực được xác định có rất nhiều lợi ích đối với cả EU, Nga, Mỹ và Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị và anh ninh đặc biệt khi Trung Quốc đang xúc tiến các cuộc tiếp xúc quân sự với Trung Á trong khuôn khổ SCO - đây là một hợp tác thể hiện khá rõ đặc tính của một khu vực nhạy cảm về mặt ĐCT trên bàn cờ thế giới37. Tuy nhiên, thái độ của các quốc gia SNG không hoàn toàn nghiêng hẳn về phía nào38. Chính vì vậy, để không mất quyền lợi của mình ở khu vực chiến lược này, Nga hợp tác tích cực với khuôn khổ EU - SCO (gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia) có thể tạo ra một ảnh hưởng thực sự đối với sự ổn định và phát triển khu vực, tạo ra thiện chí cho những cải cách dân chủ hơn nữa và thực hiện tham vọng khu vực lâu dài của EU.

Quan hệ Nga - NATO được coi là nhân tố quan trọng cho an ninh châu Âu.

Cơ sở cho sự hợp tác này là Văn kiện cơ bản về mối quan hệ tương tác, hợp tác và

an ninh ký tại Paris năm 1997 trong đó xác định khuynh hướng chung nhằm xây

dựng nền hòa bình bền vững ở khu vực Âu - Mỹ. Năm 2002, Nga - NATO ký Tuyên bố Roma thành lập ủy ban Nga - NATO một cơ chế nhằm tư vấn và soạn thảo các chương trình hợp tác, quyết định hành động chung giữa Nga và các nước thành viên NATO như các đối tác bình đẳng về an ninh. Trong đó, đáng kể nhất là việc hợp tác giữa hai bên trong kế hoạch đấu tranh chống khủng bố ở 3 cấp độ: ngăn ngừa âm mưu khủng bố, đấu tranh trực tiếp với các tổ chức khủng bố và hợp tác khắc phục hậu quả của các hành động khủng bố.

Vì lo ngại thái độ phản đối của Nga, NATO đã tìm nhiều cách để làm chậm quá trình gia nhập NATO của các nước ứng viên như để trấn an nước Nga, một

37

Trong lĩnh vực an ninh và ổn định khu vực, các nước SCO đã ký Hiệp ước Hợp tác đa phương liên bộ giữa các Bộ trưởng Quốc phòng và An ninh chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan, đồng thời tạo lập cơ chế hội nghị thường xuyên giữa lực lượng tình báo giữa các nước thành viên – gọi là nhóm Biskek vào năm 2002.

38

Bối cảnh hiện nay tại Kavkaz cho thấy Gruzia thân Mỹ, Armenia thân Nga và Azerbaijan thân Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng tình trạng này có thể thay đổi bởi sự thay đổi giới lãnh đạo của Gruzia có thể chuyển hướng quan hệ của nước này từ Mỹ sang Nga. Xu hướng bình thường hóa quan hệ Armenia - Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm cho Azerbaijan gần gũi hơn với Mỹ và mở rộng quan hệ đối tác với Nga. Và Gruzia hiểu rằng sau khi mở biên giới Armenia - Thổ Nhĩ Kỳ, Gzuria sẽ mất thế độc quyền vận chuyển hàng hóa đến Armenia. Trong khi đó Azerbaijan lo lắng mối quan hệ Armenia - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cản trở việc giải quyết xung đột Nagorno - Karabakh.

trong những biện pháp đó là chương trình “Đối tác vì hòa bình”, ký kết các hiệp

định hợp tác song phương giữa Mỹ và các nước châu Âu trong đó có Nga và để ngỏ

khả năng gia nhập NATO của Nga, đề nghị thành lập “Ủy ban tư vấn thường trực”

giữa Nga và NATO. Tuy nhiên, nước Nga tỏ ra không sẵn sàng chấp nhận những đề nghị của Mỹ vì nó không muốn bị đặt ngang hàng với các nước châu Âu và các nước SNG. Nó muốn là đầu tầu ngang hàng với Mỹ, dẫn dắt SNG. Theo

John.J.Maresca: “Đa số người Nga không muốn nước họ phải là một thành viên

hạng hai của một khối liên minh dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ; họ cho rằng điều đó sẽ phải bội đặc điểm địa lý lịch sử của nước Nga và làm trầm trọng thêm nối nhục mà ngày nay nước Nga đang phải hứng chịu” [9, Tr.53].

EU mở rộng cũng trở thành một đối tác thương mại quan trọng của Nga,

chiếm đến 37% kim ngạch ngoại thương của Nga. Buôn bán năng lượng có vị trí sống còn đối với cả Nga và EU, Năm 2000, EU nhập khẩu tới 53% khối lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga và 63% khí đốt do Nga cung cấp.

Ngay khi EU và 10 nước Trung - Đông Âu ký Hiệp ước gia nhập tại Athen

tháng 4/2003, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Nga Ivanov tuyên bố: “Quan điểm của Nga

về EU mở rộng như là quá trình hội tụ tự nhiên những lợi ích của các quốc gia châu Âu, với các thành viên mới của EU, Nga đã có mối quan hệ truyền thống và có nguồn gốc lịch sử sâu sắc” [40; Tr.200]. Tiếp đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga -

EU tại St.Peterburg tháng 5-2003, Tổng thống V.Putin đã nhấn mạnh “chúng ta

phải phát triển quan hệ đối tác chiến lược đa chiều hơn nữa giữa Nga và EU, Tôi cũng sẵn lòng tìm ra những giải pháp để EU mở rộng có thể trở thành yếu tố làm cho nhà nước và công dân chúng ta quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo ra những nhân tố mới trong quan hệ đối tác giữa Nga - EU, đồng thời nâng quan hệ đối tác của chúng ta lên tầm cao mới, tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ mà chúng ta đang phải đối mặt” [40; Tr.202].

Tháng 5/2003, Nga và EU ra tuyên bố chung với những nội dung như: Xây dựng cơ chế vừa hợp tác vừa đối thoại mới trong những năm đầu của thế kỷ XXI đó là tăng cường “Hội đồng hợp tác” thành “Hội đồng đối tác thường trực”; Hướng tới một không gian kinh tế chung: tiếp tục đàm phán vấn đề năng lượng và cải thiện

môi trường đầu tư, thỏa thuận về an toàn đầu tư, ủng hộ Nga gia nhập WTO; Xây dựng quan hệ Nga-EU là quan hệ láng giềng và đối tác; Hai bên tiếp tục hợp tác kiểm soát tội phaj quốc tế, xây dựng cơ chế chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và giải quyết vấn đề Chesnia; Đối tác trong quan hệ quốc tế, kiểm soát khủng hoảng và an ninh quốc tế.

Hai bên đã thỏa thuận về bốn không gian chung là: không gian kinh tế, không gian an ninh bên ngoài, không gian về tự do, an ninh và tư pháp, cuối cùng là

không gian về khoa học, giáo dục và văn hóa. “Chúng ta cần bắt đầu sang giai

đoạn tiếp theo của đối tác chiến lược - xác định những thông số về không gian chung” và đề xuất “không gian kinh tế là hình thức phát triển nhất, nó được hình thành sớm hơn các không gian khác” (Bộ trưởng Ngoại giao Nga V.Chizhov nhấn

mạnh trong Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU tháng 5-2004) [40; Tr.205].

Ngày 2/6/2008, trong Hội nghị cấp cao Nga - EU lần thứ 21 tại Nga, hai bên đã tiến hàng đàm phán về một Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) mới thay thế hiệp định đã hết hiệu lực từ năm 2007 đã thể hiện tính toán lợi ích kinh tế của cả hai bên và cũng cho thấy rằng họ “rất cần nhau” trong một vài khía cạnh nào đó.

Nga theo đuổi chiến lược quan hệ tốt với các trung tâm quyền lực trên thế giới nhằm tránh rơi vào tình trạng bị cô lập trong quan hệ quốc tế. Với EU, Nga càng có những lợi ích quan trọng. Về kinh tế, Nga rất cần những khoản đầu tư của EU để chuyển đổi, cơ cấu lại nền kinh tế. Về chính trị, Nga cần hợp tác với EU để giải quyết các vấn đề của châu Âu. Việc liên minh với EU sẽ giúp Nga tạo được vị thế cân bằng với Mỹ trong QHQT. Về quân sự, Nga có nhiều mối quan tâm về chính sách quân sự của Mỹ tại châu Âu, đặc biệt là Đông Âu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng liên minh châu âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)