Xuất kiến nghị cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh chính khách mỹ trên báo điện tử ( khảo sát trên 3 báo điện tử the new york times, bloomberg, CNN) (Trang 110 - 127)

3.2.1 Đối với phóng viên, nhà báo

Nhà báo cần giữ mối quan hệ đúng mực, tôn trọng với chính khách

Chính khách- nhà báo nên được hiểu là mối quan hệ biện chứng, chính khách chính là đối tượng đưa tin của nhà báo và ngược lại, hình ảnh chính khách trong tác phẩm báo chí như thế nào phụ thuộc vào ngòi bút của nhà báo. Đặc biệt, trong chế độ chính trị Việt Nam, khi báo chí không chỉ là công cụ đưa tin mà còn có chức năng tuyên truyền cho các chính sách của Đảng và Nhà nước thì mối quan hệ này lại càng cần thiết được nhìn nhận đúng đắn, tích cực.

Nhà báo cần giữ quan hệ đúng mực, tôn trọng với chính khách; khi đưa tin, tiếp cận chính khách luôn phải đem theo thẻ phóng viên, thẻ nhà báo với phong thái chuyên nghiệp, đặt lịch hẹn trước với bộ phận thư ký, chuẩn bị sẵn câu hỏi và gửi trước cho chính khách.

Nhà báo không được để mối quan hệ cá nhân của mình với chính khách ảnh hưởng đến cách đưa tin, viết bài. Không vì thân thiết hay ghét bỏ một chính khách mà bẻ cong ngòi bút, viết ra những điều không đúng với sự thật và lương tâm làm báo của mình.

Phong thái làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc

Khi liên hệ, phỏng vấn chính khách, nhà báo cần hiểu đúng và kỹ về vấn đề dự định phỏng vấn; câu hỏi cần rõ ràng, đúng trọng tâm, tạo không khí nói chuyện buổi phỏng vấn thoải mái, vừa đủ sự nghiêm túc và trang trọng. Nhà báo cần xin

Sau khi phỏng vấn, nhà báo cần gửi lại file đã biên tập, thống nhất sự đồng ý với chính khách.

Mở rộng phạm vi đề tài

Báo chí Mỹ tích cực khai thác hậu trường của các chính khách. Thói quen, sở thích, những hoạt động ngoài lề của chính khách đều có thể đưa lên mặt báo. Điều này giúp hình ảnh chính khách trở nên gần gũi, thân quen hơn với công chúng.

Chính khách Việt Nam vẫn tương đối khép kín về cuộc sống cá nhân. Công chúng luôn có sự tò mò nhất định về cuộc sống riêng tư của các chính khách. Khi không thể tìm thấy thông tin trên mặt báo, họ dễ bị lôi cuốn bởi những tin đồn vô căn cứ trên internet. Việc khai thác hậu trường của các chính khách là một hướng đi tốt, tuy nhiên cần sự tiếp cận thận trọng, tinh tế của cả người làm báo lẫn chính khách.

Phương Tây tương đối cởi mở, không ngại phát biểu ý kiến riêng. Xét trên ba tờ khảo sát, rất nhiều lần các chính khách lên báo phát biểu về nhau: Vì sao họ bầu/ không bầu cho Clinton. Tại sao họ phản đối Trump. Ý kiến của họ về chính sách mới của Obama như thế nào. Các nhà báo Việt Nam có thể cân nhắc hướng khai thác đề tài này.

Văn phong bớt cứng nhắc hơn

Báo chí Việt Nam khi viết về các đề tài chính trị thường trang trọng, khô khan. Điều này gần như trái ngược hoàn toàn với phong cách của Bloomberg và The New York Times rất phóng khoáng, táo bạo.

Báo mạng điện tử Việt Nam không nhất thiết phải sử dụng lối hành văn táo bạo như phương tây, tuy nhiên có thể thử cách viết gần gũi, dễ hiểu hơn với độc giả. Các phép chơi chữ như: sử dụng các yếu tố văn học để đặt tít sẽ giúp bài viết hấp dẫn, thú vị hơn.

Văn phong cần trong sáng, dễ hiểu, không lạm dụng những thuật ngữ chính trị. Bài viết phải đảm bảo sao cho những độc giả bình thường cũng có thể dễ dàng tiếp nhận.

Tận dụng yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay khiến cho việc ứng dụng tính đa phương tiện trên các tờ báo mạng điện tử là đòi hỏi tất yếu. Với những sản phẩm báo chí đa phương tiện có chất lượng cao, sinh động và hấp dẫn, việc tiếp nhận thông tin của người đọc sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Ứng dụng đa phương tiện đã và đang là xu hướng phát triển của các tờ báo mạng điện tử Việt Nam trong thời gian tới.

Tính đa phương tiện trong thông tin của báo mạng điện tử là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm thanh, đồ hoạ… trong một sản phẩm báo chí. Gần như ngay lập tức cùng với những mẩu tin ngắn bằng văn bản là những đoạn hình ảnh, âm thanh được truyền trực tiếp trên trang chủ của báo mạng điện tử sẽ tạo ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt cho công chúng. Để từ đó, độc giả có thể tương tác ngay với cơ quan báo chí, nhà báo về bài viết họ vừa đọc. Tờ báo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà còn tạo điều kiện giúp độc giả chủ động trong việc tận hưởng thông tin, chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào những hành vi mang tính cộng tác, tham gia phản hồi và tái phản hồi thông tin một cách tích cực.

Báo mạng điện tử Việt Nam đã kết hợp khá tốt hình ảnh, video clip vào trong bài viết. Gần đây các tờ báo điện tử hàng đầu ở Việt Nam như VnExpress, Vietnamnet, Vietnamplus,..bắt đầu sử dụng nhiều hơn đến các yếu tố đồ họa để sử dụng cho bài. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho báo mạng điện tử Việt Nam.

Tranh biếm họa từng một thời được báo chí ưa chuộng, giờ đang bị thất sủng. Chỉ có số ít tờ xuất phát từ báo in như Tuổi Trẻ, Thanh Niên đang tận dụng tốt vũ khí hài hước này. Tranh biếm họa nhiều thông điệp, ý nghĩa, lại hài hước thú vị. Thiết nghĩ các báo điện tử cần tận dụng hơn.

Các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm kiếm... trong các trang báo, tờ báo cần được tăng thêm để tạo sự liên kết, di chuyển bên trong giữa các khối tin tức và tăng khả năng tương tác của tờ báo. Ứng dụng này đặc biệt hiệu quả đối với hoạt

động truyền thông hình ảnh chính khách bởi đây là đề tài khá khô khan, đòi hỏi nhiều bình luận, phân tích.

Bởi vậy, để phát huy tốt tính đa phương tiện của báo mạng điện tử cần có sự cải thiện về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng gồm đường truyền, hệ thống máy móc và công nghệ. Sự ổn định về chất lượng truyền tải sẽ thu hút nhiều độc giả hơn, tránh sự khó chịu của họ khi xem video bị giật, xem ảnh phải chờ tải quá lâu. Thêm vào đó, khi đầu tư vào video, các trang báo mạng điện tử nên quan tâm tới chất lượng các video quay được.

Dù vậy, các video về sản phẩm nên do chính nhà báo thực hiện, chứ không chỉ là các video được dịch hoặc trích nguyên văn từ nguồn báo nước ngoài. Để làm được điều đó người phóng viên cần làm quen với yêu cầu “đa năng” của công việc làm báo mạng điện tử.

Tăng cường tính tương tác với độc giả

Công bằng mà nói báo điện tử Việt Nam đang làm khá tốt điều này. Các tờ Vietnamnet, VnExpress, Tuổi Trẻ đều có hệ thông tương tác giúp độc giả dễ dàng chia sẻ bài báo trên mạng xã hội: facebook hoặc twitter. Hệ thống chấm điểm bài bằng cách nhấn vào Recommend cũng được nhiều báo áp dụng. Hệ thống bình luận khuyến khích độc giả trao đổi quan điểm. Những bài viết ở VnExpress hay Vietnamnet có thể thu hút hàng ngàn bình luận của độc giả.

Báo mạng điện tử vẫn có thể học theo báo Mỹ để trở nên tốt hơn:

+ Các tác giả có thể được giới thiệu trang trọng với ảnh, tiểu sử vắn tắt, link những bài viết gần đay nhất. Tờ báo có thể cung cấp cho độc giả email công việc hoặc địa chỉ facebook của tác giả (dĩ nhiên phải được tác giả đồng ý). VnExpress đã bắt đầu triển khai điều này với mục Góc nhìn.

+ Khi sửa bài, tờ báo cần có thông báo cho bạn đọc: ngày sửa, giờ sửa, sửa nội dung gì. Điều này khiến độc giả cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng tờ báo hơn. Báo mạng điện tử Việt Nam vẫn giữ thói quen xấu: khi phát hiện lỗi sai thì âm thầm sửa bài, không đính chính hay thông báo cho độc giả biết.

Hàng ngày độc giả vẫn được tiếp cận với những thông tin về chính khách, quan chức trên báo mạng điện tử. Không ít lần cư dân mạng “nổi sóng” vì một phát ngôn hay một hành động nào đó của một quan chức.

Đôi khi các quan chức bị oan bởi một phát ngôn được đưa ra khỏi bối cảnh giao tiếp có thể bị công chúng hiểu lầm. Hoặc đôi khi vì mải mê chạy theo lượt xem, phóng viên trót giật tít câu view, trích dẫn không hợp lí...

Qua đó có thể thấy kỹ năng làm chủ thông tin, tạo dựng hình ảnh đẹp trước truyền thông và công chúng của nhiều chính khách Việt Nam còn thiếu nhất quán. Việc chính khách tạo dựng hình ảnh, củng cố niềm tin với công chúng cần được quan tâm chú ý hơn nữa.

Chính khách Việt Nam cần cởi mở hơn với báo chí

Một trong những điểm còn hạn chế trong cách thức đưa tin trên báo chí về hình ảnh chính khách, đó là việc Người Lãnh đạo ở Việt Nam còn ngại ngần tiếp xúc với truyền thông. Thái độ tránh né này dẫn đến việc thông tin rất dễ bị bóp méo, hoặc được diễn đạt không rõ ràng khi nhà báo thể hiện trên tác phẩm báo chí. Việc khó khăn trong tiếp cận nguồn thông tin, hạn chế tiếp xúc phỏng vấn khiến các thông điệp mà chính khách Việt đưa ra “ không có thời gian giải thích”. Bởi vậy mà không thiếu những lần, chính sách của Nhà nước chưa được công chúng hiểu đúng, hiểu đầy đủ, gây tác dụng ngược về hình ảnh chính khách.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, đặc biệt là sự chống phá thường xuyên của các thế lực đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, chính khách Việt Nam cần đặc biệt quan tâm chú ý đến mối quan hệ báo chí, bởi đây chính là công cụ kết nối giữa công chúng- chính khách. Mối quan hệ biện chứng này nếu được vận dụng tốt sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ về mặt truyền thông hình ảnh cho chính khách Việt.

Và để đạt được điều đó, đầu tiên, mối quan hệ chính khách- nhà báo Việt cần được nhìn nhận đúng hướng và có quy trình, chính khách cần tạo ra được hình ảnh của mình như thế nào trước báo chí? Sự xuất hiện trong mỗi lần trả lời phỏng vấn ra sao? Cảm xúc và thái độ trong mỗi sự kiện như thế nào? Ý định chuyển tải thông

điệp đến giới truyền thông theo cách thức văn bản hay trả lời trực tiếp? Đó đều là những vấn đề mà các chính khách Việt cần quan tâm, sắp xếp có bài bản.

Chính khách Việt Nam cần quan tâm hơn đến xây dựng hình ảnh

Không phải ngẫu nhiên mà chính khách phương Tây có hẳn một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp về vấn đề này. Họ có đội ngũ stylist, makeup, làm tóc riêng không thua kém bất cứ ngôi sao nào. Đội ngũ này sẽ đảm bảo chính khách sẽ luôn ở trạng thái tốt nhất khi tiếp xúc với công chúng. Bởi dù sao, ngoại hình vẫn là điều đầu tiên tạo ấn tượng với người khác trước khi có những trao đổi sâu hơn.

Chính khách cần hiểu rõ về bản thân, mục đích của mình để được tư vấn xây dựng hình ảnh hợp lí. Có chính khách hướng tới hình ảnh gần gũi thân thiện, có chính khách xây dựng hình ảnh năng động, hiện đại, quyết đoán, có chính khách lại muốn tạo ấn tượng thâm trầm, sâu sắc, kín đáo.

Từ hiểu rõ mục đích của mình, chính khách sẽ chọn được phong thái, ăn mặc, cử chỉ, nét mặt phù hợp trong từng thời điểm. Điều này sẽ đem lại hiệu quả lớn về mặt tiếp xúc truyền thông, là bước khởi đầu cho việc truyền thông hình ảnh trên các tác phẩm báo chí.

Cách thức ứng xử và trả lời phỏng vấn báo chí

Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã có sự quan tâm về cách thức ứng xử và trả lời phỏng vấn báo chí của chính khách Việt. Điều này được thể hiện qua các văn bản như: Quyết định 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định 26/2002/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, ngày 26/9/2002 về việc ban hành Quy chế phỏng vấn trên báo chí; việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quyết định 07/2007/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 13/7/2007 ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

+ Tiếp xúc nhà báo với thái độ tích cực, hợp tác

+ Trả lời phỏng vấn đi trực tiếp vào vấn đề, có những câu hỏi chưa trả lời được ngay, có thể hẹn trả lời bằng văn bản.

+ Chuẩn bị kỹ lưỡng phần trả lời phỏng vấn trước báo chí

+ Yêu cầu xem lại các phần đã được biên tập trước khi cho thông tin lên tác phẩm báo chí

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chương 3 này, từ thực trạng hình ảnh chính khách trên báo điện tử Mỹ, tác giả đúc rút các giải pháp để nâng cao hiệu quả đưa tin, khắc họa chân dung chính khách cho các nhà báo mảng nội chính. Trong đó, chủ yếu là cách thức phản ánh hình ảnh theo nhiều chiều, cách lựa chọn thông điệp, cách trình bày tác phẩm báo chí hiệu quả.

Từ cách báo điện tử Mỹ đưa tin về các chính khách trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, báo chí Việt Nam có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho mình.

Khi viết về chính khách Mỹ, các tờ báo không chỉ giới hạn trong mục Chính trị, Kinh tế mà còn mở rộng ra cả Thể thao và giải trí. Những thông tin hậu trường về việc Obama tổ chức tiệc Halloween như thế nào, các cháu gái của Hillary đến ủng hộ bà ra sao đều được báo chí khai thác. Điều này trái ngược hoàn toàn với báo chí Việt Nam. Điều này cũng gợi mở một hướng đi mới cho những người làm báo: thông tin hậu trường có thể giúp đưa hình ảnh người chính khách đến gần với người dân hơn.

Báo chí Việt Nam khi viết về các đề tài chính trị thường trang trọng, khô khan. Điều này gần như trái ngược hoàn toàn với phong cách của Bloomberg và The New York Times rất phóng khoáng, táo bạo. Báo mạng điện tử Việt Nam không nhất thiết phải sử dụng lối hành văn táo bạo như phương tây, tuy nhiên có thể thử cách viết gần gũi, dễ hiểu hơn với độc giả. Các phép chơi chữ như: sử dụng các yếu tố văn học để đặt tít sẽ giúp bài viết hấp dẫn, thú vị hơn.

Báo mạng điện tử Việt Nam bắt đầu tận dụng khá hiểu quả các yếu tố đa phương tiện. Hình ảnh, video clip thường được kết hợp thường xuyên cùng bài viết. Gần đây các tờ báo điện tử hàng đầu ở Việt Nam như VnExpress, Vietnamnet, Vietnamplus,..bắt đầu sử dụng nhiều hơn đến các yếu tố đồ họa để sử dụng cho bài. Tranh biếm họa từng một thời được báo chí ưa chuộng, giờ đang bị thất sủng. Chỉ có số ít tờ xuất phát từ báo in như Tuổi Trẻ, Thanh Niên đang tận dụng tốt vũ khí hài hước này. Tranh biếm họa nhiều thông điệp, ý nghĩa, lại hài hước thú vị. Thiết nghĩ các báo điện tử cần tận dụng hơn.

Các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm kiếm... trong các trang báo, tờ báo cần được tăng thêm để tạo sự liên kết, di chuyển bên trong giữa các khối tin tức và tăng khả năng tương tác của tờ báo. Ứng dụng này đặc biệt hiệu quả đối với hoạt động truyền thông hình ảnh chính khách bởi đây là đề tài khá khô khan, đòi hỏi nhiều bình luận, phân tích.

Tính tương tác của báo mạng điện tử Việt Nam hiện tại đang ngày càng được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh chính khách mỹ trên báo điện tử ( khảo sát trên 3 báo điện tử the new york times, bloomberg, CNN) (Trang 110 - 127)