Tài nguyên du lịc hở Khu Ramsar Tràm Chim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu ramsar tràm chim (huyện tam nông, tỉnh đồng tháp) (Trang 67)

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Tài nguyên du lịc hở Khu Ramsar Tràm Chim

a. Địa hình

Địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, các đặc điểm cảnh quan nổi bật tạo sự hấp dẫn cho phát triển loại hình và sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn du khách.

- Nhìn chung là thấp trũng, độ cao trung bình giao động trong khoảng từ 0,9 m đến 2,3 m so với mực nƣớc biển.

- Trong đó, diện tích khu vực nằm ở cao trình từ 1,3 m đến 1,45 m chiếm tỷ lệ 44,4 % tổng diện tích Khu Ramsar. Kế đến những khu vực nằm ở cao trình từ 1,45 m đến 1,60 m chiếm tỷ lệ 20,6 %.

- Những vùng đất trũng chiếm 152 ha. Những vùng gò cao chiếm 194 ha. Vùng phẳng chiếm 5.858 ha.

- Phân khu A1 có diện tích lớn nhất đồng thời cũng có địa hình thay đổi theo hƣớng thấp dần từ phía Đông Bắc sang phía Tây Nam. Phân khu A2 có cao trình mặt đất bình quân là 1,3 m đến 1,4 m. Phân khu A3 có cao trình mặt đất bình quân là 1,6 m. Phân khu A4 có cao trình mặt đất bình quân giao động từ 1,3 m đến 2,2 m. Phân khu A5 có cao trình mặt đất bình quân giao động từ 1,3 m đến 1,5 m.

Sự giao động của chế độ thuỷ văn theo mùa trên điều kiện địa mạo trũng tạo nên sự đa dạng sinh học của Đồng Tháp Mƣời mà Khu Ramsar Tràm Chim còn lƣu trữ đƣợc những mẩu sinh cảnh đặc sắc của Vùng này. Đồng Tháp Mƣời xƣa kia có nhiều sinh cảnh rừng tràm và đồng cỏ bạc ngàn.

b. Khí hậu

Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tƣơng đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27o

C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1 – 2oC vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1 – 2oC vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mƣa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37oC vào tháng tƣ và thấp nhất là khoảng 16oC.

Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 – 83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 – 40%.

Từ tháng 5 đến tháng 11, hƣớng gió thịnh hành ở vùng này là hƣớng Tây – Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nƣớc và gây mƣa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông – Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Bão hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mƣa chƣa từng xảy ra.

Lƣợng mƣa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mƣa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lƣợng mƣa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 và tháng 4 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu nhƣ không có mƣa. Số ngày mƣa trung bình đo đƣợc tại Khu Ramsar Tràm Chim khoảng 110 – 160 ngày/năm.

Khu Ramsar Tràm Chim chịu ảnh hƣởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mêkông, nhận nguồn nƣớc trực tiếp từ sông Mêkông thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự – Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. Khu Ramsar Tràm Chim đƣợc chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1 – A5), mỗi khu vực đƣợc bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 60 km. Mực nƣớc bên trong Khu Ramsar đƣợc điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh.

Mạng lƣới sông rạch tự nhiên trong khu vực Khu Ramsar Tràm Chim và vùng lân cận khá dày, lƣu lƣợng lƣu thông lớn. Trong điều kiện không có các đê bao ngăn cản thì Khu Ramsar Tràm Chim đƣợc tiếp nƣớc chủ yếu do các kênh tạo nguồn lớn từ

sông Cửu Long nhƣ: Kênh Đồng Tiến, Hồng Ngự - Long An, An Hoà, Phú Hiệp. Nguồn nƣớc trực tiếp tới khu vực Khu Ramsar Tràm Chim đi qua hai tuyến dẫn nƣớc chính là kênh Đồng Tiến, An Hoà và Phú Hiệp. Ảnh hƣởng của thuỷ triều biển Đông theo chế độ bán nhật triều và lớn nhất vào mùa khô. Tuy nhiên, biên độ giao động mực nƣớc lớn nhất cũng trong khoảng nhỏ hơn 0,5 m. Biên độ này giảm dần cho đến khi đỉnh lũ xuất hiện.

Ngập lũ vùng sâu trung bình của vùng từ 2,5 đến 3 m trong các năm lũ lớn. Thời gian ngập từ 4 đến 5 tháng. Do mạng lƣới kênh mƣơng đƣợc phát triển và mở rộng nên thời gian ngập hiện nay là ngắn hơn một tháng so với trƣớc đây. Vùng ngập sâu và lâu nhất vẫn là những nơi lung bàu, trũng.

Khu vực Tràm Chim nằm trong một vùng trũng nội địa với độ cao trung bình là 01 m trên mực nƣớc biển. Chế độ thuỷ văn là động lực chính kiểm soát hệ sinh thái của vùng Đồng Tháp Mƣời nguyên thuỷ. Vào mùa mƣa, nƣớc từ sông Mêkông phía Campuchia tràn từ từ qua bờ và lƣợng mƣa tại chổ sẽ tràn ngập vùng trũng với độ sâu của nƣớc khoảng 2 – 3 m.

Hàng năm đỉnh lũ cao nhất vào khoảng giữa tháng 9 đến tháng 11. Nƣớc lũ duy trì mực nƣớc cao trong thời kỳ kéo dài trên 05 tháng. Khi nƣớc lũ rút thì khắp vùng trũng có mực nƣớc thấp và các khoản đất ngập nƣớc sẽ khô dần do bốc hơi, thực vật rút hơi nƣớc và sự rút nƣớc tự nhiên xảy ra trong mùa khô. Vào cuối mùa khô, một số vùng vẫn còn ngập nƣớc, trong khi đó các nơi khác thì tầng nƣớc mặt đã nằm dƣới mặt đất, nhƣng đất vẫn còn ẩm hơi nƣớc do tính mao dẫn của đất. Chỉ có các giồng cát cao mới khô hoàn toàn. Độ ẩm cao trong mùa khô đã ngăn chặn đƣợc oxy hóa biến đất phèn thành đất tiềm tàng, là đặc tính của khu vực, trở thành đất phèn hoạt động trong vùng rộng.

Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nƣớc bên trong Khu Ramsar luôn đƣợc giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật phân bố và tốc độ sinh trƣởng đã bị ảnh hƣởng bởi những tác động này.

c. Hệ sinh thái động – thực vật - Hệ thực vật

+ Sự đa dạng của của hệ sinh thái đất ngập nƣớc ở Tràm Chim thể hiện ở sự đa dạng của các kiểu quần xã thực vật. Những quần xã thực vật sinh sống trên những điều kiện địa hình địa mạo và đất đai khác nhau và đã hoàn toàn thích hợp với điều kiện môi trƣờng mà chúng sinh sống. Thành phần của thảm thực vật đã thống kê đƣợc 198 loài, tăng 68 loài so với kết quả điều tra năm 1998.

+ Đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa, thời gian ngập nƣớc khoảng 5 - 6 tháng/năm và dễ bị cháy vào mùa khô. Đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa thƣờng phân bố ngay sau đai rừng. Trƣớc đây, ở Khu Ramsar Tràm Chim, kiểu sinh cảnh này có diện tích lớn nhất nhƣng hiện nay do quản lý nƣớc chƣa phù hợp nên diện tích bị giảm. Tổ thành thực vật ở các đồng cỏ hiện nay thƣờng bao gồm nhiều loại thân thảo sống chung với nhau.

- Hệ động vật

+ Nghiên cứu của công trình bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nƣớc Mêkông (Nguyễn Phúc Bảo Hòa và nnk 2006) cho thấy Khu Ramsar Tràm Chim có 231 loài chim, có 32 loài chim quí hiếm ở các mức độ khác nhau (từ năm 1998 đến 2006 tổng số loài tăng lên là 33 loài, năm 1998 số loài chim quý hiếm đã thống kê đƣợc chỉ có 16 loài) Trong số 32 loài quý hiếm cỏ 16 loài nằm trong sách đỏ của IUCN ở các mức độ (EN,VU,R,T,V,E), có 14 loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam, 6 loài thuộc Nghị Định 32 của Việt Nam năm 2006; 14 loài nằm trong danh mục của công ƣớc CITES.

+ Nhƣ vậy Tràm Chim là Khu Ramsar có số lƣợng các loài chim nhiều nhất so với các khu rừng đặc dụng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Về môi trƣờng sống, có 42 % số loài sử dụng đầm lầy nƣớc ngọt, 10 % sử dụng các đồng cỏ, 8 % sử dụng rừng ngập nƣớc, 2 % sử dụng các con kênh có cây bụi, cây gỗ và 38 % còn lại sử dụng tổng hợp các môi trƣờng sống nói trên.

+ Về thủy sản, so với các vùng khác ở Đồng Tháp Mƣời nói riêng và ĐBSCL nói chung, Tràm Chim vẫn còn nguồn tài nguyên thủy sản của các vùng lân cận. Các loài cá có

giá trị kinh tế cao ở Tràm Chim là Channa straita, Channa lucius, Notopterus notopterus, Clarias macrocephalus Clarias batrachus, Anabas testudineus, lƣơn (Monopterus albus) và các loại cá sông khác (cá trắng).

+ Cá là nguồn cung cấp chất đạm và dinh dƣỡng quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân địa phƣơng. Đánh bắt cá là nguồn sinh kế quan trọng của các cộng đồng sống quanh Khu Ramsar Tràm Chim, đặc biệt đối với dân nghèo trong mùa lũ. Việc đánh cá ở những diện tích mặt nƣớc bên ngoài vùng lõi không bị cấm. Tuy nhiên, những hộ nghèo có thu nhập thấp sống xung quanh Khu Ramsar cũng thƣờng vào để khai thác thuỷ sản vào mùa lũ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 (Dƣơng Văn Ni và cộng sự 1999, T.T.K Dinh 2004).

+ Tràm Chim có 231 loài chim, 191 loài thực vật, 131 loài cá (1/4 của ĐBSCL) (khảo sát cá của WWF) có 07 loài chim phụ thuộc vào sinh cảnh bên trong Tràm Chim, là nơi Lúa Ma còn lại nhiều nhất, có tầm quan trọng lớn để duy trì đa dạng sinh học của vùng Đồng Tháp Mƣời.

+ Hằng năm vào 06 tháng mùa khô (từ tháng 01 đến tháng 06 hằng năm) Tràm Chim có loài chim sếu đầu đỏ thƣờng về kiếm ăn và sinh sống.

+ Tràm Chim có 50.000 cá thể của các loài chim nƣớc. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có đủ kinh phí thực hiện chƣơng trình thống kê và số liệu chính xác để chứng minh điều này.

Theo khảo sát của Chƣơng trình đa dạng sinh học vùng đất ngập nƣớc lƣu vực sông Mêkông (MWBP), Khu Ramsar Tràm Chim có hàng ngàn hecta rừng tràm xanh ngút ngàn, với hơn 130 thực vật bản địa, hơn 130 loài cá nƣớc ngọt, chiếm 30% loài cá của sông Cửu Long; gần 40 loài lƣỡng cƣ bò sát và 231 loài chim nƣớc. Trong đó, có 32 loài chim có giá trị bảo tồn, 16 loài quý hiếm, 12 loài trong sách Đỏ nhƣ: Ngan cánh trắng, Rồng rộc vàng, Diều mào, Diều lửa, Cú lợn lƣng nâu, Đại bàng đen, Chích chòe lửa...

2.1.4. Đầu tư phát triển: Nguồn đầu tư trong nước, ngoài nước

a. Nguồn vốn của Trung ương

Chủ yếu hỗ trợ cho việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch trọng yếu của tỉnh từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, du lịch. Tổng kinh phí ƣớc tính là 180,219 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa 92,809 tỷ đồng; - Nguồn vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về du lịch 87,41 tỷ đồng

b. Nguồn vốn ngân sách của Tỉnh

Đầu tƣ nâng cấp hệ thống giao thông; hệ thống điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc; tôn tạo cảnh quan, duy tu các công trình hiện có; bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch ở các khu du lịch trọng điểm; công tác quảng bá xúc tiến du lịch; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Tổng kinh phí ƣớc tính là 273,868 tỷ đồng, trong đó

- Vốn đầu tƣ nâng cấp hệ thống giao thông là 222,384 tỷ đồng, - Vốn đầu tƣ hệ thống điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc là tỷ 6,3 tỷ đồng;

- Vốn đầu tƣ duy tu các công trình, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và cơ sở vật chất kỹ thuật là 39,94 tỷ đồng;

- Vốn hỗ trợ công tác quảng bá xúc tiến du lịch là 4,078 tỷ đồng; - Vốn hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực là 1,166 tỷ đồng.

c. Nguồn vốn xã hội hóa

Tổng kinh phí ƣớc tính: 1.405,947 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn xã hội hóa một số hạng mục công trình ở Khu di tích Gò Tháp và Khu Ramsar Tràm Chim: 69,142 tỷ đồng;

- Nguồn vốn xã hội hóa về công tác đào tạo nguồn nhân lực (Doanh nghiệp du lịch đóng góp): 0,805 tỷ đồng;

d. Xã hội hóa về đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài Tỉnh tham gia đầu tƣ phát triển du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Huy động các nguồn lực xã hội đầu tƣ khai thác dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng.

- Hỗ trợ các dự án do các thành phần kinh tế trong và ngoài Tỉnh đang thực hiện thủ tục đầu tƣ để chuẩn bị triển khai, gồm:

+ Dự án nâng cấp khu di tích Xẻo Quýt.

+ Nâng cấp khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

+ Dự án Khu Văn hóa Lúa nƣớc ở xã Long Hƣng A, huyện Lấp Vò, do Công ty TNHH MTV Hai Lúa đầu tƣ: 150 tỷ đồng;

+ Dự án du lịch sinh thái ở Khu di tích Gò Tháp, do Công ty cổ phần Đầu tƣ - Thƣơng mại - Du lịch Đồng Tháp Mƣời đầu tƣ: 20 tỷ đồng;

+ Dự án Khu du lịch nghỉ dƣỡng ven sông Tiền ở phƣờng 6, thành phố Cao Lãnh, do Công ty cổ phần Đầu tƣ Hƣng Hƣng Thịnh đầu tƣ: 666 tỷ đồng;

+ Dự án Công viên bảo tồn sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, do Công ty cổ phần Thiên nhiên Đồng Tháp đầu tƣ: 400 tỷ đồng;

+ Dự án Khu du lịch sinh thái phù sa Cửu Long ở Cồn An Hòa, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, do Công ty cổ phần đầu tƣ Cần Giờ đầu tƣ: 30 tỷ đồng. [33]

2.1.5. Các chính sách phát triển của tỉnh, ngành, huyện

a. Năm 2012

- Tổng kinh phí ƣớc tính: 142,759 tỷ đồng. Bao gồm:

+ Đầu tƣ hạ tầng giao thông: Tuyến đƣờng ĐT 850; mở rộng mặt đƣờng và nâng tải trọng cầu từ QL30 dẫn vào Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng; tuyến Đƣờng Thét - Tân Nghĩa (ĐT846) và bồi hoàn giải phóng mặt bằng tuyến bờ tây kênh K27 từ Gò Tháp đến đƣờng ĐT844, kinh phí là 104,484 tỷ đồng;

+ Đầu tƣ các hạng mục công trình ở Khu di tích Gò Tháp, Gáo Giồng, Khu Ramsar Tràm Chim, kinh phí là 36,895 tỷ đồng;

+ Tổ chức đào tạo bồi dƣỡng 04 lớp kỹ năng nghề (Nghiệp vụ lễ tân; quản lý khách sạn; kỹ năng giao tiếp; kiến thức tổng quan về du lịch cho tài xế và ngƣời phục vụ trên xe vận chuyển khách du lịch, kinh phí là 0,418 tỷ đồng;

+ Tổ chức hội nghị chuyên đề du lịch; tham dự hội chợ triển lãm, liên hoan du lịch; in và phát hành các tập tranh ảnh du lịch; xây dựng biển quảng cáo, bảng chỉ dẫn đến khu, điểm du lịch trọng điểm; tổ chức đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm, xúc tiến du lịch, kinh phí là 0,962 tỷ đồng.

b. Năm 2013

- Tổng kinh phí ƣớc tính: 149,461 tỷ đồng. Trong đó:

+ Đầu tƣ hạ tầng giao thông: Tiếp tục đầu tƣ tuyến Đƣờng Thét - Tân Nghĩa (ĐT846); xây dựng nền và mặt đƣờng tuyến bờ tây kênh K27 từ Gò Tháp đến đƣờng ĐT844, kinh phí là 52 tỷ đồng;

+ Tiếp tục đầu tƣ các hạng mục công trình ở Khu di tích Gò Tháp, Gáo Giồng, Khu Ramsar Tràm Chim, kinh phí là 95,871 tỷ đồng;

+ Tiếp tục hỗ trợ tổ chức đào tạo bồi dƣỡng các lớp kỹ năng nghề và nâng bậc nghề du lịch và các làng nghề truyền thống, kinh phí là 0,518 tỷ đồng;

+ Tiếp tục tổ chức thực hiện các chƣơng trình quảng bá xúc tiến du lịch, kinh phí là 1,072 tỷ đồng.

c. Năm 2014

- Tổng kinh phí ƣớc tính: 105,975 tỷ đồng. Trong đó:

+ Đầu tƣ hạ tầng giao thông: Tiếp tục đầu tƣ tuyến Đƣờng Thét - Tân Nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu ramsar tràm chim (huyện tam nông, tỉnh đồng tháp) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)