Những hoạt động yêu nƣớc đầu tiên của Hoàng Văn Thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàng văn thụ với việc xây dựng lực lượng cách mạng việt nam (1928 1944) (Trang 25 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Những hoạt động yêu nƣớc đầu tiên của Hoàng Văn Thụ

Vào thời gian này, tình hình cách mạng ở Lạng Sơn cũng như trong cả nước có nhiều biến động lớn. Những biến động của tình hình thế giới và trong nước đã tác động đến lớp trẻ Việt Nam nói chung và lớp thanh niên ở Lạng Sơn nói riêng. Mặc cho kẻ thù tìm mọi cách bưng bít, nhưng tin tức thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Những sách báo tiến bộ từ nước ngoài bí mật được chuyển về nước cũng đã đến tay các thanh niên trí thức, họ say sưa tìm đọc. Ở trong nước, phong trào đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đều bị thất bại. Những hoạt động yêu nước nổi bật của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài và con đường cứu nước mà Người tìm ra cho cách mạng Việt Nam đã tác động lớn đến phong trào yêu nước và lớp thanh niên nước ta lúc đó.

Đang theo học tại trường tiểu học Pháp – Việt Lạng Sơn, Hoàng Văn Thụ cùng các bạn cũng tìm đọc những sách tiến bộ. Thông qua việc đọc sách báo này, Hoàng Văn Thụ và các bạn mình đã tiếp nhận được luồng thông tin mới. Họ bước đầu nhận biết được những diễn biến của tình hình thế giới, những tội ác của bọn thực dân và các cuộc đấu tranh của các dân tộc đòi độc lập tự do. Họ cũng hiểu rõ dần ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam và những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại sự nô dịch của thực dân Pháp. Đặc biệt tiếng bom của liệt sĩ Phạm Hồng Thái giết hụt tên Toàn quyền Đông Dương Merlin tại Sa Diện, Quảng Châu,

Trung Quốc (1924), đã lan truyền khắp trong nước. Tấm gương anh hùng đó thôi thúc thanh niên Việt Nam noi theo.

Cuối năm 1924, từ quê hương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu, Trung Quốc với mục đích tiến hành một công việc trọng đại, đó là chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã nhanh chóng ảnh hưởng và lan rộng về trong nước. Hầu hết các tỉnh đều có cơ sở của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng, thực dân Pháp ra sức đàn áp, bắt bớ những nhà cách mạng như Phan Bội Châu... Những biến động chính trị này đã dấy lên thành một cao trào rộng lớn. Tại thị xã Lạng Sơn, dưới sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phong trào đấu tranh đòi thả nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu diễn ra mạnh mẽ, Hoàng Văn Thụ cùng bạn bè tham gia rải truyền đơn, phân phát tài liệu và ca ngợi tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu. Năm 1926, nhà yêu nước nhiệt thành, nhà dân chủ lớn Phan Châu Trinh lâm bệnh nặng và qua đời, một phong trào để tang Phan Châu Trinh được dấy lên trên cả nước, phong trào này cũng ảnh hưởng đến tận Lạng Sơn. Hòa cùng với không khí cả nước, giới học sinh Lạng Sơn cũng tổ chức lễ truy điệu và tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp của Phan Châu Trinh. Sau lễ truy điệu Phan Châu Trinh, Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri đã lập ra Nhóm thanh niên yêu nước ở Lạng Sơn. Nhưng những hoạt động lúc đầu của nhóm chủ yếu là vận động học sinh sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh của nhân dân, thiết lập đường dây liên lạc với học sinh trường Bách nghệ ở Hà Nội. Đấy một cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và

là nơi hoạt động của nhiều nhà yêu nước như Nguyễn Thái Học, Trường Chinh, Hoàng Đình Giong...

Mùa hè 1926, Hoàng Văn Thụ cùng Lương Văn Tri trong chuyến đi chơi về Hà Nội, hai người đã gặp Hoàng Đình Giong – học sinh Trường Bách nghệ Hà Nội, là người trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri đã được Hoàng Đình Giong trực tiếp tuyên truyền giác ngộ về lý luận cách mạng, về tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau đó, chính Hoàng Đình Giong giới thiệu hai người sang Trung Quốc dự lớp huấn luyện chính trị do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức.

Sau khi được nghiên cứu các tài liệu tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và được biết ở Quảng Châu (Trung Quốc), Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã mở những lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên, Hoàng Văn Thụ đã quyết định tìm đường sang Trung Quốc để tham gia hoạt động cách mạng.

Trước khi đi, Hoàng Văn Thụ đã trở lại xã Nhân Lý (Văn Uyên) gặp cha mẹ. Ông nói rằng đã học xong chương trình tiểu học và thi đỗ vào trường đào tạo ký ga xe hỏa ở Hà Nội, nay phải về học gấp. Cha mẹ ông và gia đình tin là con mình được đi học nghề nên rất vui mừng thu xếp để cho ông lên đường đi học [43, tr 11].

Tháng Giêng năm 1928, từ con đường mòn bên làng Cốc Nam, gần thị trấn Đồng Đăng, Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri đã vượt núi, bí mật sang Trung Quốc tìm đến với những người cách mạng Việt Nam đang hoạt động trên đất Trung Quốc.

Tới Long Châu (Trung Quốc) được sự giúp đỡ của ông Hoàng Thình Chang – là một người quen cũ của gia đình Hoàng Văn Thụ, hai anh đã đến ở nhà gia đình ông bà Mã Đình Nhân – Bế Thị Vay ở Lũng Nghịu – Long Châu.

Ông bà Nhân là người Nhân Lý, Văn Uyên sang Long Châu sinh sống lánh nạn sau khi ông Nhân tham gia cuộc bạo động của Việt Nam Quang phục Hội tấn công đồn Đồng Đăng, sau đó dẫn tới vụ thảm sát của thực dân Pháp năm 1914 vào các xóm Cốc Nam, Khua Đa, Ma Mèo, Tà Lài (Văn Uyên – Lạng Sơn). Ông bà Nhân có hai người con là Mã Khánh Phương và Mã Thị Phảy. Khi được biết Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri đi tìm tổ chức cách mạng trên đất Trung Quốc, họ đã tìm mọi cách giúp đỡ và che chở cho hai người.

Sắp đến Tết Nguyên Đán năm 1928, thấy hoàn cảnh gia đình ông bà Nhân khó khăn, Hoàng Văn Thụ đã cùng Mã Khánh Phương bí mật trở lại Nhân Lý để xin tiền cha mẹ, vừa để có tiền sinh sống trong thời gian đi tìm tổ chức cách mạng, vừa để giúp gia đình ông bà Nhân. Đến khu rừng Khau Bay, sau làng Phạc Lạn, Hoàng Văn Thụ để Mã Khánh Phương tới gặp bố mẹ ông. Khi biết con mình không phải đi học nghề ở Hà Nội mà sang Trung Quốc, ông Khải Lan đã rất giận dữ, từ chối không cho tiền, nhắn Hoàng Văn Thụ phải trở về nhà để tiếp tục học. Trước tình hình đó, Hoàng Văn Thụ nhờ Mã Khánh Phương gặp gỡ chị Mảy, người con gái mà gia đình đã tổ chức lễ ăn hỏi làm vợ cho ông, nói rõ hoàn cảnh của ông để nhờ chị Mảy giúp đỡ. Sau đó, Hoàng Văn Thụ và Mã Khánh Phương trở lại Lũng Nghịu – Long Châu để tiếp tục tìm cách bắt liên lạc với cơ sở bí mật của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Long Châu, thị trấn biên giới của tỉnh Quảng Tây [43, tr.12].

Trong thời gian này, do xung đột trong nội bộ Quốc dân Đảng Trung Quốc ở 2 quân khu Quảng Đông và Nam Ninh có những biến động phức tạp. Song song với việc xúc tiến chuẩn bị thôn tính lẫn nhau, Quốc dân Đảng ở Quảng Đông và Quảng Tây đã ráo riết truy lùng, bắt bớ các chến sĩ cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam đang hoạt động trên đất Trung Quốc. Trước khó khăn đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không tiếp

tục mở được các lớp huấn luyện cách mạng ở Long Châu, phải phân tán cán bộ, giữ gìn bí mật, tránh sự khủng bố của Quốc dân Đảng. Được sự giúp đỡ tích cực của các cơ sở quần chúng cách mạng trung kiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ sở của Hội ở Long Châu đã lần lượt tổ chức mở các xưởng học nghề sửa chữa cơ khí, xưởng may và dệt khăn mặt khổ rộng tại thị trấn Long Châu để che mắt Quốc dân Đảng. Các chiến sĩ cách mạng Việt Nam vừa học nghề, nhận việc làm kiếm tiền sinh sống, vừa vận động, tuyên truyền cách mạng, xây dựng các cơ sở quần chúng kiên trung ở Long Châu.

Đầu năm 1928, với sự giúp đỡ của Mã Khánh Phương, Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri gặp được Bùi Ngọc Thành, một cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trên đường đi công tác từ Long Châu vào Bản Đáy. Bản Đáy là một cơ sở bí mật của những người cách mạng Việt Nam hoạt động ở vùng Lũng Nghịu – Long Châu.

Khi biết được nguyện vọng muốn tham gia hoạt động cách mạng của Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri, Bùi Ngọc Thành đã bố trí để hai người gặp các đồng chí trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đang hoạt động bí mật ở Long Châu – Trung Quốc dưới danh nghĩa công nhân của xưởng cơ khí Nam Hưng.

Xưởng cơ khí Nam Hưng là do một số người Việt Nam yêu nước cư trú ở Nam Ninh – Quảng Tây – Trung Quốc lập ra, vừa để làm nơi hội họp, liên lạc, vừa kinh doanh để lấy tiền hoạt động. Khi Tưởng Giới Thạch truy lùng cách chiến sĩ cách mạng, một số người trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên về lánh ở Nam Ninh, vào làm trong xưởng cơ khí Nam Hưng. Với bí danh là Lôi Minh Hạ, trong vai người thợ của “Xưởng cơ khí Nam Hưng”, Hoàng Văn Thụ vừa làm công việc của một người thợ cơ khí thực thụ, vừa thâm nhập, tuyên truyền gây dựng các cơ sở quần chúng bí mật giúp đỡ cách mạng Việt Nam.

Được sự dìu dắt, hướng dẫn của những người hoạt động cách mạng đi trước như Bùi Ngọc Thành, Hồ Đức Thành, Vi Đức Minh... Hoàng Văn Thụ vừa học tập lý luận, vừa tham gia lao động sản xuất. Ông làm công việc của một người thợ cơ khí thực thụ, được tập thể tín nhiệm, đã cử ông làm xưởng trưởng. Hoàng Văn Thụ đã có những bước trưởng thành cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cuối năm 1928, Hoàng Văn Thụ được tổ chức kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Phấn khởi và tin tưởng trước sự tin cậy của tổ chức cách mạng, với tất cả ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, Hoàng Văn Thụ đã hăng hái bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng.

Từ năm 1929, ngoài thời gian làm việc và hoạt động tại Xưởng cơ khí Nam Hưng, với tay nghề của một thợ cơ khí giỏi, Hoàng Văn Thụ còn được giới thiệu vào làm việc ở Sở Tu giới Long Châu, là một cơ sở công binh xưởng của Quốc dân Đảng chuyên sửa chữa súng ống. Do cần cù, chịu khó học hỏi, tay nghề được nâng lên nhanh chóng, Hoàng Văn Thụ được phong Trung úy phụ trách kỹ thuật của “Tu giới sở”. Ngoài giờ làm việc, ông còn tranh thủ thời gian chữa súng cho dân buôn lậu thuốc phiện để kiếm tiền hoạt động cho tổ chức. Lợi dụng chức Trung úy kỹ thuật, Hoàng Văn Thụ thường xuyên lui tới pháo đài Nam Quan (Bằng Tường) kiểm tra pháo, tranh thủ tổ chức các lớp huấn luyện cho những thanh niên Lạng Sơn ra học. Tiền làm ở xưởng cơ khí Nam Hưng và tiền làm thêm ở Sở Tu giới ông đều dùng vào các hoạt động cách mạng.

Do có thời gian đi lại ở khu vực biên giới, với đức tính trung thực, hoạt bát, hòa nhã với mọi người, Hoàng Văn Thụ đã nhanh chóng gần gũi, gây dựng được các cơ sở quần chúng tin cậy, tạo điều kiện hoạt động thuận tiện đi lại ở khu vực biên giới cho các cán bộ cách mạng. Cơ sở quần chúng đầu tiên mà Hoàng Văn Thụ gây dựng ở Long Châu là gia đình ông Mã Đình Nhân – bà Bế Thị Vay ở Lũng Nghịu. Hoàng Văn Thụ đã được bà Vay và hai người

con là Mã Khánh Phương và Mã Thị Phảy hết lòng đùm bọc, giúp đỡ và che chở. Gia đình ông Nông Nhân Bảo ở phố Bát Bảo, phía nam thị trấn Long Châu cũng là một trong những cơ sở Hoàng Văn Thụ trực tiếp gây dựng, trở thành trạm liên lạc quan trọng của những người hoạt động cách mạng Việt Nam từ Lạng Sơn, Cao Bằng ra Long Châu. Trong thời gian gây dựng các cơ sở quần chúng bí mật ở Long Châu, ông đã có dịp gặp gỡ bí mật với một số Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa những người cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc đang hoạt động ở Long Châu – Nam Ninh (Quảng Tây). Để tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động của mình ở trên đất Trung Quốc, Hoàng Văn Thụ còn tranh thủ học tiếng Trung Quốc để tiện giao dịch và nghiên cứu tài liệu, sách báo về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin do Đảng Cộng sản Trung Quốc ấn hành, tuyên truyền.

Sau khi gây dựng được một số cơ sở cách mạng ở Lũng Nghịu – Long Châu, Hoàng Văn Thụ đã mở rộng địa bàn tới các xóm ở Khơ Lếch (Trung Quốc). Đồng thời tiến hành mở những lớp huấn luyện chính trị cho quần chúng ở Áng Cúm – Lũng Nghịu. Những cán bộ từ trong nước ra đến Lũng Nghịu học tập đều được Hoàng Văn Thụ hướng dẫn, giúp đỡ, lo kinh phí cho họ ăn ở và đi lại.

Cũng tại Áng Cúm, Hoàng Văn Thụ đã trực tiếp thảo truyền đơn tuyên truyền, kêu gọi quần chúng đoàn kết, hưởng ứng cách mạng, ủng hộ Đảng Cộng sản đấu tranh lật đổ chính quyền thực dân phong kiến. Với sự hoạt động tích cực của Hoàng Văn Thụ và sự giúp đỡ của một số quần chúng trung kiên như Mã Khánh Phương, Khèn Chang, Khìn Chang mà đến cuối năm 1929, Hoàng Văn Thụ đã xây dựng được một số cơ sở cách mạng ở Lũng Nghịu – Khơ Lếch (Long Châu – Trung Quốc). Cuối năm 1929, Hoàng Văn Thụ được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng – một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 06-01-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo suốt gần hai phần ba thế kỷ. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là biểu hiện sự xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng nước ta, mở ra một thời đại mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, Đảng đảm nhận sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đến thắng lợi.

Tiểu kết chƣơng 1

1. Với vị thế đặc biệt của mình, Lạng Sơn đã để lại trong lịch sử dân tộc Việt Nam là một nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm với những chiến thắng oanh liệt như Chi Lăng, Bắc Sơn... Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm , tinh thần và sự ý thức về tinh thần dân tộc của Hoàng Văn Thụ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng.

2. Là một thanh niên đầy nhiệt huyết, sớm có ý thức về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước, Hoàng Văn Thụ không chấp nhận kiếp sống nô lệ, ông đã từ bỏ một tương lai tươi sáng do gia đình mang lại, sẵn sàng chấp nhận gian khổ hy sinh để quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình – làm cách mạng giải phóng dân tộc.Sau khi nghiên cứu những tài liệu tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Hoàng Văn Thụ đã nhận ra chỉ có con đường cách mạng vô sản mới là sự lựa chọn đúng đắn nhất để làm cách mạng giải phóng dân tộc. Vì thế ông đã quyết định tìm đường sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàng văn thụ với việc xây dựng lực lượng cách mạng việt nam (1928 1944) (Trang 25 - 34)