Xây dựng lực lƣợng Cứu Quốc quân, thành lập căn cứ địa cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàng văn thụ với việc xây dựng lực lượng cách mạng việt nam (1928 1944) (Trang 48 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Xây dựng lực lƣợng Cứu Quốc quân, thành lập căn cứ địa cách mạng

Bắc Sơn – Võ Nhai

Ngay sau Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, Xứ ủy Bắc Kỳ đã gửi một thông tri đặc biệt đến cơ sở của Đảng ở Bắc Sơn và Võ Nhai để truyền đạt tinh thần nghị quyết của Hội nghị. Lúc này, Võ Nhai đặc biệt là khu vực Đình Cả bị địch khủng bố mạnh, nhưng cơ sở của Đảng ở hai huyện Bắc Sơn và Võ Nhai vẫn vượt qua sự kiểm soát của quân thù để thống nhất hành động.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ Bắc Sơn củng cố tổ chức quần chúng, chọn những người vững vàng nhất đã qua thử thách đưa vào các hội phản đế. Công tác tổ chức quần chúng lúc này được tiến hành thận trọng và chặt chẽ hơn vì địch đã giăng một màn lưới chỉ điểm mật thám khắp nơi. Đảng bộ vận động quần chúng tìm những địa điểm bí mật, phân tán cất giấu bớt lương thực của cải, đề phòng địch khủng bố, cướp bóc. Đảng bộ Bắc Sơn tiến hành công tác tuyên truyền, vận động cả trong hàng ngũ những chức dịch. Cả huyện có 5 tổng đoàn thì đã nắm được ba và trung lập một. Việc tranh thủ và phân hóa những người làm việc trong bộ máy của địch đã có tác dụng bảo vệ được các cơ sở Đảng.

Lúc này trên thế giới, tình hình Chiến tranh thế giới thứ II đang diễn ra hết sức ác liệt. Sau khi Pháp đầu hàng Đức vào ngày 22-6-1940, phát xít Nhật chớp lấy cơ hội, cho rằng thực dân Pháp ở Đông Dương đang “lỏng chân đứng”, do đó Nhật tìm mọi cách nhảy vào Đông Dương với mưu đồ muốn chiếm hẳn thuộc địa Đông Dương của Pháp. Thế là bất chấp tất cả, Nhật hùng

hổ tràn sang Việt Nam, đánh úp quân Pháp ở Lạng Sơn, đồng thời theo đường biển đổ bộ lên Đồ Sơn (Hải Phòng).

Ngày 22-9-1940, quân đội phát xít Nhật từ Quảng Tây vượt biên giới, tấn công quân Pháp ở Lạng Sơn, rồi lần lượt chiếm các cứ điểm ở Na Sầm, Đồng Đăng, Điềm He, Lộc Bình. Sau một vài trận chống cự yếu ớt, quân Pháp rút chạy tán loạn về xuôi hoặc qua châu Bắc Sơn về Thái Nguyên. Nhận thấy sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân Pháp sau khi phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, Đảng bộ Bắc Sơn đã kịp thời lãnh đạo nhân dân tước vũ khí của tàn binh Pháp, tự vũ trang cho mình để đánh Pháp đuổi Nhật.

Sáng ngày 27-9-1940, Ban cán sự Châu ủy lâm thời Bắc Sơn và Ban chỉ đạo khởi nghĩa đã nhanh chóng triệu tập một cuộc hội nghị tại đình làng Nông Lục, xã Hưng Vũ bàn bạc và quyết định phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, quyết định thời gian khởi nghĩa là 20 giờ ngày 27-9-1940, mục tiêu là đánh chiếm đồn Mỏ Nhài, châu Bắc Sơn.

Ngay chiều 27-9-1940, hơn 600 nghĩa quân gồm dủ các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh từ các xã Bắc Sơn, Vũ Lăng, Trấn Yên, Chiêu Vũ, Hưng Vũ... đã bí mật tập trung, sẵn sàng chiến đấu. Quân khởi nghĩa chia thành ba mũi, đánh giáo công từ ba phía, nhanh chóng chiếm được đồn Mỏ Nhài, nơi tượng trưng cho chính quyền thực dân Pháp và tay sai ở Bắc Sơn [54, tr. 40]. Sau chiến thắng, nghĩa quân họp mít tinh tại chỗ, Ban chỉ huy nghĩa quân tuyên bố xóa bỏ chính quyền của đế quốc và tay sai. Nhưng do không nắm được tầm quan trọng của công tác tổ chức sau khởi nghĩa, lại chờ đợi chỉ thị của trên, Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa chỉ giữ lại những người đã được phân công nhiệm vụ, còn lại ai về nhà nấy. Như vậy, một phần lực lượng bị phân tán. Đà tiến triển của cuộc khởi nghĩa bị dừng lại. Quân khởi nghĩa đặt mình vào thế bị động và chờ đợi.

Trước tình hình đó, thực dân Pháp cùng phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa và chiếm lại đồn Mỏ Nhài. Ngày 1- 10-1940, tên phó sứ Lạng Sơn là Bông phít cùng hai tên sĩ quan Pháp chỉ huy khoảng một trung đội lính khố xanh đã hành quân từ Đình Cả lên đánh chiếm lại đồn Mỏ Nhài và khủng bố phong trào.

Trước sự khủng bố ác liệt của địch, ngày 14-10-1940, Trần Đăng Ninh triệu tập cuộc họp gồm các cán bộ chủ chốt ở Bắc Sơn, quyết định tập hợp các chiến sĩ còn lại, thành lập đội du kích Bắc Sơn và lấy vùng Đon Úy, Sa Khao, Mỏ Tát, Bản Me làm căn cứ chống địch. Ngày 16-10-1940, Đội du kích chính thức được ra mắt đồng bào. Sau khi ra đời, Đội du kích đã diệt bọn tay sai Khon Ràng, Nam Nhi và Vũ Lăng. Chiến công đó gây ảnh hưởng tốt trong nhân dân. Ban chỉ huy đội du kích tổ chức cuộc mít tinh tại trường Vũ Lăng. Hàng nghìn người từ khắp các ngả đường đã tới dự mít tinh. Biết được điều này, Pháp đã cho quân phá cuộc mít tinh này và tiến hành một cuộc khủng bố mới lên cuộc khởi nghĩa.

Trước tình thế gay go đó, Ban chỉ huy đội du kích cử người về xuôi báo cáo và xin chỉ thị Xứ ủy Bắc Kỳ, nhằm chuyển từ hoạt động du kích sang hoạt động bí mật. Ngay sau khi được đồng chí Nguyễn Văn Minh, cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ từ Bắc Sơn – Võ Nhai về báo cáo tình hình, Hoàng Văn Thụ đã nhanh chóng triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ để xem xét, nhận định về tình hình cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Tại cuộc họp quan trọng này, ông đã đề xuất ý kiến đề nghị Xứ ủy có chủ trương: tăng cường cán bộ tới Bắc Sơn để duy trì, củng cố đội du kích Bắc Sơn để làm nòng cốt cho xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa sau này. Ban thường vụ Xứ ủy đã thống nhất cao với ý kiến đề xuất của Hoàng Văn Thụ, đề ra chủ trương tăng cường cán bộ tới Bắc Sơn – Võ Nhai, củng cố phong trào, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát triển đội du kích Bắc Sơn, xây dựng căn

cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Trần Đăng Ninh đã được Xứ ủy giao nhiệm vụ thực hiện chủ trương này.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VII đã được triệu tập từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1940 tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Tham dự Hội nghị có Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phan Đăng Lưu, Trần Đăng Ninh... Sau khi nghe Trần Đăng Ninh báo cáo về tình hình cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và chủ trương của Xứ ủy Bắc Kỳ về việc duy trì đội du kích Bắc Sơn. Đội có nhiệm vụ dùng hình thức vũ trang công tác, chống khủng bố, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Hội nghị đã quyết định tiếp tục chỉ đạo thành lập những đội du kích, dùng hình thức vũ trang công tác. Khi cần thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ sinh mạng và tài sản của nhân dân, phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập căn cứ địa du kích, lấy vùng Bắc Sơn – Võ Nhai làm trung tâm do Trung ương trực tiếp chỉ đạo.

Hội nghị đã cử Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Trường Chinh làm quyền Tổng Bí thư. Hoàng Văn Thụ được cử vào Ban Thường vụ Trung ương lâm thời, trực tiếp chỉ đạo thực hiện chủ trương củng cố đội du kích Bắc Sơn, phát triển lực lượng, xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai.

Sau khi họp xong Hội nghị Trung ương Đảng, tháng 11-1940, Hoàng Văn Thụ nhanh chóng lên Bắc Sơn chỉ đạo và củng cố phong trào. Sau đó, Trung ương lại bổ sung cho phong trào Bắc Sơn – Võ Nhai xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ Nguyễn Văn Minh, cùng một số cán bộ quân sự và chính trị. Tiếp đó, tháng 12-1940, Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ lại tăng cường cho phong trào Bắc Sơn – Võ Nhai một số cán bộ chính trị, quân sự trong đó có Lương Văn Tri, tức Huy Còm, xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Lên tới Bắc Sơn, Lương Văn Tri cùng với Ban chỉ đạo đội du kích Bắc Sơn khẩn trương xây dựng, phát

triển, củng cố các lực lượng vũ trang cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự, làm công tác dân vận, địch vận... nhằm xây dựng và phát triển Bắc Sơn – Võ Nhai thành trung tâm căn cứ địa cách mạng của cả nước và chuyển đội du kích Bắc Sơn thành nòng cốt quân sự của Đảng. Đến tháng 12 năm 1940, đội du kích Bắc Sơn đã có hơn 200 chiến sĩ, biên chế thành nhiều tiểu đội, mỗi tiểu đội 10 chiến sĩ, đội du kích đã có 20 súng trường và 200 súng kíp [51, tr. 12].

Tại Khuổi Nọi, xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn, ngày 23-2-1941, Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng, tuyên bố phát triển đội du kích Bắc Sơn thành đội Cứu quốc quân với nhiệm vụ đẩy mạnh công tác tuyên truyền vũ trang, phát triển lực lượng, xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Đến ngày 1-5-1941, đội du kích Bắc Sơn chuyển thành đội Cứu Quốc quân 1 và Ban chỉ huy chuyển thành Ban chỉ huy khu căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai. Đội Cứu Quốc quân 1 là đơn vị vũ trang đầu tiên của Đảng và của nhân dân ta, nhận sứ mạng gian khổ bảo vệ cho việc hoạt động chính trị bí mật gây cơ sở, chống khủng bố của địch, tạo điều kiện dần dần tiến lên xây dựng căn cứ địa cách mạng. Khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai có một vị trí quan trọng trong việc hình thành, duy trì và phát triển lực lượng quân sự, đào tạo cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chính quyền cách mạng của nước ta từ thời trứng nước. Vì vậy, khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai từng được mệnh danh là “thánh địa” của cách mạng Việt Nam trước năm 1945.

Đội du kích Bắc Sơn ra đời, căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai được thành lập đã thực sự trở thành nòng cốt cho việc củng cố và phát triển phong trào cách mạng của tỉnh Lạng Sơn. Trong những năm 1940-1941, hoạt động của đội du kích Bắc Sơn đã góp phần tuyên truyền, giác ngộ, bước đầu xây dựng nhiều cơ sở quần chúng cách mạng, tạo ra tiền đề cần thiết cho việc

mở rộng địa bàn của phong trào cách mạng trong các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và phong trào cách mạng cả nước nói chung.

Lo sợ trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng Bắc Sơn, thực dân Pháp huy động mật thám và tay sai dò la nắm tình hình. Được bọn tay sai mật báo, tháng 7-1941, thực dân Pháp tập trung bốn nghìn quân, gồm cả lính Pháp, lính lê dương, lính khố đỏ, khố xanh cùng mật thám, cường hào, lính dõng mở cuộc tiến công từ ba hướng vào khu căn cứ cách mạng Bắc Sơn: Lạng Sơn xuống, Thái Nguyên lên và Bắc Giang sang, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não phong trào kháng chiến của nhân dân ta, tiêu diệt lực lượng Cứu Quốc quân, dập tắt bằng được phong trào cách mạng Bắc Sơn. Cán bộ, các chiến sĩ Cứu Quốc quân đã chiến đấu dũng cảm và bảo vệ Thường vụ Trung ương Đảng về miền xuôi an toàn. Trước tình hình địch bao vây, truy lùng ráo riết, Ban chỉ huy Cứu Quốc quân quyết định rút hai tiểu đội khỏi khu căn cứ cách mạng Bắc Sơn để bảo toàn lực lượng. Còn một tiểu đội ở lại Bắc Sơn cùng nhân dân chống địch khủng bố, giữ vững cơ sở cách mạng.

Theo kế hoạch, tháng 8-1941, hai tiểu đội Cứu Quốc quân rút khỏi khu căn cứ cách mạng Bắc Sơn theo hai hướng: hướng thứ nhất, do Hoàng Văn Thái và Đặng Văn Cáp chỉ huy rút về phía Lạng Sơn. Ngày 8-8-1941, tiểu đội này rút lên Văn Mịch và sang biên giới Việt - Trung an toàn, sau đó tham gia học quân sự ở Trung Quốc. Hướng thứ hai, do Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri chỉ huy rút về phía căn cứ cách mạng Cao Bằng. Ngày 19-8- 1941, khi đến Pò Kép, xã Văn Học, châu Na Rì bị địch phục kích, Cứu Quốc quân anh dũng đánh trả địch, diệt một tên, bắn bị thương tên Chánh Thượng rồi tiếp tục hành quân. Ngày 21-8-1941, khi Cứu Quốc quân vừa đến làng Khau Pàn, xã Bằng Đức, châu Ngân Sơn (Bắc Kạn), bị địch phục kích. Phùng Chí Kiên đã chỉ huy kiên quyết, chiến đấu dũng cảm, tạo thuận lợi cho đồng đội rút ra và bị thương nặng, bị địch bắt, tra tấn dã man và hy sinh

anh dũng. Lương Văn Tri bị thương và bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Cao Bằng. Trước hành động tra tấn rất dã man của địch, Lương Văn Tri đã bị ốm nặng và hy sinh trong nhà tù. Tiểu đội ở lại căn cứ Bắc Sơn bị địch truy lùng ráo riết, bị bắt và xử bắn sáu người ở đồn Mỏ Nhài. Số còn lại thoát khỏi vòng vây của địch chuyển xuống căn cứ cách mạng Võ Nhai. Cứu Quốc quân bị tổn thất lớn, nhưng quân thù không thể dập tắt được phong trào cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai.

Sau khi đàn áp Trung đội Cứu Quốc quân 1 và phong trào cách mạng Bắc Sơn, thực dân Pháp chuyển lực lượng xuống khủng bố phong trào cách mạng Võ Nhai. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo khu căn cứ cách mạng Võ Nhai chủ trương tổ chức lực lượng tự vệ làm nòng cốt cho nhân dân chống địch khủng bố. Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng được phân công ở lại, đã quán triệt cho Đảng bộ Võ Nhai về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và tổ chức lực lượng chống địch khủng bố. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hoàng Quốc Việt, ngày 15-9-1941, tại khu rừng Khuôn Mánh, thôn Ngọc Mỹ, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), Trung đội Cứu Quốc quân 2 được thành lập, gồm 47 cán bộ, chiến sĩ (có ba nữ), biên chế năm tiểu đội. Hoàng Quốc Việt thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Đảng công nhận, trao lá cờ đỏ sao vàng và giao nhiệm vụ cho Trung đội [36, tr. 101]. Đến cuối tháng 10-1941, đơn vị phát triển lên 70 người, biên chế thành bảy tiểu đội, do Đào Văn Trường, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ làm Bí thư Đảng ủy, kiêm Chỉ huy trưởng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Trang bị vũ khí của Trung đội gồm bốn súng ngắn, 32 súng trường và súng khai hậu, còn lại là súng kíp. Trong vòng vây của kẻ thù, cán bộ, chiến sĩ Cứu Quốc quân 2 vừa học tập chính trị, huấn luyện quân sự, vừa tổ chức đánh địch. Những tháng cuối năm 1941, đơn vị đã đánh các trận Khuôn Kẹn (2-10-1941), Khuôn Ba (5-10-1941), Khuôn Đã

(15-10-1941)... Điển hình là trận Mỏ Mùng (17-12-1941), sau trận này địch khiếp sợ và khâm phục gọi Cứu Quốc quân là "Hùm xám Bắc Sơn" [51, tr. 14].

Trước sự lớn mạnh của Cứu Quốc quân, năm 1942, thực dân Pháp tập trung khủng bố lan tràn khắp khu căn cứ Võ Nhai. Trong bối cảnh đó, ngày 23-1-1942, Ủy ban Quân sự - chính trị Bắc Sơn - Võ Nhai họp, nhận định: Lúc này, phong trào cách mạng trong cả nước chưa lớn mạnh, phong trào Bắc Sơn - Võ Nhai chưa phát động được mạnh mẽ, đấu tranh chính trị phối hợp với đấu tranh vũ trang, địch lại tập trung lực lượng khủng bố dã man, Cứu quốc quân cần phải "Hóa chỉnh vi linh" rút ra ngoài vòng vây của địch để bảo toàn lực lượng và tránh tổn thất cho nhân dân. Trên cơ sở nhận định đó, Ủy ban Quân sự - Chính trị Bắc Sơn - Võ Nhai quyết định tạm ngừng tiến công bằng quân sự và xin ý kiến Trung ương. Tháng 2-1942, chỉ huy trưởng Cứu Quốc quân 2 Đào Văn Trường trên đường về an toàn khu miền xuôi báo cáo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàng văn thụ với việc xây dựng lực lượng cách mạng việt nam (1928 1944) (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)