Tiếng Việt trong bản giải âm tác phẩmThái căn đàm (菜根譚) của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu bản giải âm tác phẩm Thái căn đàm của Hòa Thượng Phúc Điền Luận văn ThS. Hán Nôm 60 22 40 (Trang 71 - 142)

2.1.3 .Giá trị tư tưởng triết lý Đạo giáo

2.2. Tìm hiểu giá trị văn tự ngôn ngữ

2.2.3. Tiếng Việt trong bản giải âm tác phẩmThái căn đàm (菜根譚) của

Thái căn đàm là một tác phẩm đƣợc dịch và in vào thế kỷ XIX, nhƣng có lẽ do Hòa thƣợng Phúc Điền là một ngƣời của nhà chùa nên trong tác phẩm trứ tác cũng nhƣ dịch thuật của ngài vẫn dung nhiều từ cổ cũng nhƣ cấu trúc chữ Nôm cổ.

Ở đề tài luận văn này, do đề tài và thời gian có hạn, về phần tiếng việt trong tác phẩm Thái căn đàm, chúng tôi chỉ chọn ra những từ cổ đƣợc dùng trong bản giải âm để nghiên cứu và phân tích.

Trong bản giải âm tác giả đã dùng nhiều từ cổ nhƣ:

- Chưng

Hiện nay, chưng đã là hƣ từ cổ, thi thoảng mới gặp trong những ít trƣờng hợp giả cổ nào đó nhƣ vì chưng, bởi chưng…

Trong văn bản Thái căn đàm giải âm,từ chưng đƣợc thể hiện ý nghĩa của chữ chitrong chữ Hán.

Ví dụ nhƣ:

“Yên giữ bề đạo đức, chịu tịch mặc một thời, nương nhờ cửa quyền thế, phải cả đời chưng lạnh lẽo không được hiền. Xưa chưng việc ngoài xem chưng

thân sau, thà chịu một thời thanh nhàn chớ để cả đời chưng lạnh lẽo”. [TCĐ. t.5B]

“Sửa người chưng dữ chớ dứt nghiêm, phải lo chổ dễ chịu dạy người lấy lành chớ quá cao, khiến chổ khá theo được vậy”. [TCĐ. t.8B]

Ngoài chức năng trên, theo Phó Giáo sƣ Vũ Đức Nghiệuchưng còn dùng để chỉ thời gian và địa điểm ứng với giới từ vu trong Hán văn.

- Máy

Trong từ cổ máy có nghĩa là chỉ một sự vận động vô hình Ví dụ nhƣ:

“Trãi đời ít, tầm thâm cũng ít, việc hay nhiều, cơn máy cũng nhiều. Vậy người quân tử cùng thửa tinh hủ, chẳng bằng que vụ”.

“Thế thần tài lợi, chẳng gần làm sạch, gần mà chẳng bén mạnh làm sạch, cơn khôn máy khéo biết mà chẳng dùng dứt là cao”. [TCĐ. t.6A]

- Thửa

Trong từ cổ,thửa là một đại từ với hàm nghĩa của hƣ từ kỳ trong tiếng Hán, dùng để chỉ một đối tƣợng nào đó đã đƣợc nói ở phía trƣớc.

Ví dụ nhƣ:

“Trãi đời ít, tầm thâm cũng ít, việc hay nhiều, cơn máy cũng nhiều. Vậy người quân tử cùng thửa tinh hủ, chẳng bằng que vụ ”.[TCĐ. t.5B]

“ Hỏi cha ông chưng ân đức, thực từ ta thửa hưởng, thời phải lo tích đức chưng khổ, muốn biết con cháu chưng sau phúc lộc, thực thân ta thửa để vậy, phải lo thửa dễ nghiêng đổ ”. [TCĐ. t.19A]

“ Kẻ sĩ đạm bạc, hẳn phải kẻ nồng na thửa nghi. Người giữ nết na, phải kẻ buông tuồng thửa ghét. Người quân tử sửa việc ấy chỉn chẳng nên ít biến sửa khác nết. Cũng chẳng khá cả giãi thửa tài trí ”. [TCĐ. t.19B]

Ở bản Thái căn đàm giải âm này Hòa thƣợng Phúc Điền đã sử dụng từ

thửa khá nhiều, nhƣng trong tiếng việt hiện đại ngày nay đã không còn dùng

thửa với ý nghĩa nhƣ thế mà chỉ còn dùng thửa trong thửa ruộng.

- Bằng

Trong bản Thái căn đàm giải âm từ bằng đƣợc dùng với nghĩa nếu, nếu như, cứ như, nhược bằng; nay ý nghĩa này không còn đƣợc dùng nữa

Ví dụ nhƣ:

“ Trong tai từng nghe điều trái tai, trong lòng từng có việc trái lòng , thật v ững bằng cột đá , đường tiến đức bằng mỗi lời êm tai , mỗi việc bằng

lòng. Sau cuối thân này chôn trong bả độc vậy ”.[TCĐ. t.6A] - Tuốt

Tuốt nghĩa là rút ra Ví dụ nhƣ:

“ gƣơm thiêng ba thƣớc tuốt cầm chuôi ”. (Hồng Đức quốc âm thi tập, 14B)

“ Bặc liền tuốt lấy đao ra ”. (Thiên Nam ngữ lục ngoại kỷ, 61a)… Nhƣng ở bản Thái căn đàm giải âm dùng với nghĩa tháo bỏ, cởi bỏ.

“Làm người công nghiệp, đừng cao xa lắm, tuốt hết tục tình, mới có nổi tiếng. công phu học hành đừng hăm hở lắm, bỏ hết hệ lụy, bèn vượt cõi thánh”. [TCĐ. t.7B]

- Khá

Khá là một từ cổ trong tiếng việt, hiện nay chúng ta không còn thấy dùng trong tiếng Việt hiện đại nữa. Trong bản Thái căn đàm giải âm thì Hòa thƣợng Phúc Điền đã dùng rất nhiều.

Ví dụ nhƣ:

“Danh tròn tiết tốt chẳng nên một dòng, phân ít cho người khá mắc lánh họa tròn mình. Hạnh nhục danh dơ, chẳng nên dũ cả, đem ít về mình, khá lấy dấu tài nuôi đức ”. [TCĐ. t.8A]

“Kẻ sĩ đạm bạc, hẳn phải kẻ nồng na thửa nghi. Người giữ nết na, phải kẻ buông tuồng thửa ghét. Người quân tử sửa việc ấy chỉn chẳng nên ít biến sửa khác nết. Cũng chẳng khá cả giãi thửa tài trí ”. [TCĐ. t.19B]

“Lòng người vốn thực, bèn sương khá bay, thành khá hãm, vàng đá

khá thấu, bằng người gian dối trong đủ hình hài, chân tâm đã mất, trước người thì mày mặt khá ghét, một mình thì hình bóng khá xấu”. [TCĐ. t.20A]

“Người quân tử giữ mình chẳng khá khinh. Khinh thì vật ngoài hay quấy ta. Chẳng chưng mùi an nhàn, dụng lòng chẳng khá trọng, trọng thì ta phải vật nệ, mà chẳng có cơ thong thả vẫy vùng”. [TCĐ. t.20B]

Hai hƣ từ: chỉnvới ý nghĩa là chỉ có. Tuy nhiên so với nay, chỉn đã trở thành hƣ từ cổ và vị trí của nó hiện nay hoàn toàn do chỉ chiếm giữ. Trong bản giải âm, chúng ta thƣờng gặp chỉn trong những kết cấu nhƣ:

“Văn chương làm đến cùng nào có lạ chi, chỉn thực vừa tốt. Phẩm làm người đến nơi chẳng có khác chi, chỉn thực tự nhiên”. [TCĐ. t.20A]

“…Người hay phá vỡ, dối được, chỉn khá gánh vác việc thiên hạ, cũng khá khỏi cương tỏa thế gian”. [TCĐ. t.20B]

“Đến già tật bệnh, chỉn thực đương thời bày ra. Sau suy tội dữ, chỉn thực khi thịnh làm ra, vậy giữ đầy dày đủ, người quân tử càng nơm nớp vậy”.[TCĐ. t.21A]

- Rẻ

Trong bản giải âm tác giả dùng từ rẻ với nghĩa là dễ nhƣng từ rẻ ở đây trong tiếng Việt hiện đại dùng với nghĩa chỉ cho giá cả đắt rẻ.

Ví dụ nhƣ:

“Cao kỳ rong ráo, chẳng phải khách khí, hàng được khách khí rồi mà sau chính khí mới rẽ, tình dục ý thức hết thuộc lòng dối, tiêu hết lòng dối sau lòng thật mới hiện vậy”. [TCĐ. t.8B]

Với bản giải âm Thái căn đàm những từ cổ nhƣ trên xuất hiện rất nhiều, nhiều nhất là từ chưng và sau đó là từ khá… ngoàira còn có một số từ phát âm theo kiểu tiếng địa phƣơng nhƣ: từ “cỏ tranh” đọc thành “cỏ danh”

Ví dụ nhƣ:

“Rễ danh chưa nhổ ấy, do khinh ngàn cỡi cam sa trần tình. Khách khí chưa tiêu ấy, dâu ơn bốn biển lợi muôn đời. Tròn làm nghề thừa, tâm thể quang minh, trong nhà tối có trời xanh, ở ra mê tối, nữa ngày sinh ra quỷ dữ vậy”. [TCĐ. t.14B]

Hoặc từ chửa trong bản giải âm dùng với nghĩa là chƣa, nhƣng ngày nay thi chỉ còn số ít một số địa phƣơng miền Bắc còn dùng từ này thôi.

Ví dụ nhƣ:

“Đều cả mừng lạ ấy, chửa biết chưng chước xe cả tiết khổ hạnh độc ấy, chẳng phải chưng nết hằng lâu”. [TCĐ. t.22A]

Hoặc từ lụt trong bản giải âm dùng với nghĩa mờ nhạt thì trong tiếng việt hiện đại chỉ còn xuất hiện một số ít vùng ở Nam bộ, nhƣng cũng chỉ dùng trong khẩu ngữ nhƣ “lụt chí”…

Ví dụ nhƣ:

“Nồng béo cay ngọt, chưa phải vị ngon, vị ngon chỉ lụt người tốt tài cao, chẳng phải chí nhơn, chí nhơn là người thường nhơn”. [TCĐ. t.6B]

Đây là một bản Nôm diễn âm theo lối trực dịch, nói cho đúng hơn là dịch Nôm chứ không phải là diễn Nôm, bởi vì tác phẩm này chỉ dịch đọc nghĩa chứ không diễn dịch, vì thế khi đọc nếu không hiểu phải bình tĩnh suy nghĩ mới hiểu. Chính vì thế, về phần cấu trúc ý nghĩa của câu cũng nhƣ tiếng việt hiện đại, nhƣng cũng có một số cách dùng từ ngữ cũng rất khó hiểu nhƣ:

Cao kỳ rong ráo, chẳng phải khách khí, hàng được khách khí rồi mà sau chính khí mới rẽ, tình dục ý thức hết thuộc lòng dối, tiêu hết lòng dối sau lòng thật mới hiện vậy”[TCĐ. t.8B]

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng 2 của luận văn, chúng tôi đã tiến hành phân tích nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm Thái căn đàm ở các vấn đề:

Giá trị tƣ tƣởng triết lý Phật giáo, giá trị tƣ tƣởng triết lý Nho giáo, giá trị tƣ tƣởng triết lý Đạo giáo. Từ đó nêu bật lên mối quan hệ triết lý tƣ tƣởng trong Tam giáo đã ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa xã hội Việt Nam.

Cũng tại chƣơng này, chúng tôi đã phân tích cấu tạo chữ Nôm trong tác phẩm Thái căn đàm giải âm dựa trên bảng phân tích lƣỡng phân của Giáo sƣ Nguyễn Tài Cẩn. Từ kết quả phân tích cấu tạo chữ Nôm trong tác phẩm, chúng tôi đƣa ra nhận đinh xu hƣớng chữ Nôm sáng tạo ngày càng tăng dần là phù hợp với xu hƣớng phát triển của chữ Nôm thế kỷ XIX.

Các từ cổ trong tác phẩm Thái căn đàm giả âm cũng đƣợc chọn ra và dẫn chứng làm tăng thêm giá trị ngôn ngữ văn tự của tác phẩm do Hòa thƣợng Phức Điền giải âm.

PHẦN KẾT LUẬN

Từ những năm đầu của công nguyên, khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, với tinh thần uyển chuyển của đạo Phật, Phật giáo đã dung hòa cùng văn hóa bản địa để trở thành một văn hóa Phật giáo riêng - văn hóa Phật giáo Việt Nam.Xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, Phật giáo đã đồng hành cùng sự thăng trầm ấy và đã góp phần vào công cuộc bảo vệ đất nƣớc và gìn giữ phát triển văn hóa của dân tộc.

Phật giáo đã công hiến cho dân tộc từ con ngƣời đến văn hóa, các vị thiền sƣ cũng là những vị quốc sƣ đã tích cực giúp vua xây dựng vào bảo vệ đất nƣớc nhƣ thiền sƣ Vạn Hạnh, thiền sƣ Mãn Giác thời Lý Trần… cùng với hệ thống tam tạng kinh điển, những tác phẩm trƣớc tác, dịch thuật của Phật giáo đã đem lại sự phong phú cho văn hóa của dân tộc. Đặc biệt đến thế kỷ XIX vào triều đại nhà Nguyễn, một vị danh tăng chân tu điển hình thời này là Hòa thƣợng Phúc Điền, ngài đã có công trƣớc tác, dịch thuật và diễn Nôm những tác phẩm Phật giáo cũng nhƣ tam giáo. Với những đóng góp này của ngài đã làm phong phú thêm kho tàng văn học, đặc biệt đã bảo vệ và phát huy văn tự của dân tộc đó là chữ Nôm.

Chính từ những đóng góp quan trọng của Hòa thƣợng Phúc Điền, ngƣời viết đã chọn nghiên cứu về mãng tác phẩm dịch nôm của Hòa thƣợng Phúc

Điền. Với đề tài “Nghiên cứu bản giải âm tác phẩm Thái căn đàm của Hòa thượng Phúc Điền” ngƣời viết đã giải quyết đƣợc những vấn đề cơ bản sau.

Bằng những tƣ liệu ít ỏi có đƣợc, ngƣời viết chỉ khái quát sơ bộ đôi nét về tác giả Hồng Ứng Minh ngƣời đã viết nên tác phẩm Thái căn đàm.

Về Hòa thƣợng Phúc Điền bằng những công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, ngƣời viết cũng chỉ khái quát lại cuộc đời và sự nghiệp của ngài. Đồng thời cũng giới thiều về hành trạng sự nghiệp hoằng dƣơng phật pháp, trƣớc tác, dịch thuật, in ấn kinh sách của ngài.

Về tác phẩm Thái căn đàm ngƣời viết đã mô tả, so sánh bốn dị bản để từ đó đi đến chọn bản AB. 513 làm bản để thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình. Ngƣời viết cũng đã đọc Nôm bản giải âm Thái căn đàm, một phần nào đó giúp cho ngƣời đọc dễ dàng hơn trong công việc nghiên cứu tinh hoa của Tam giáo.

Về nội dung tác phẩm, ngƣời viết đã khái quát, trích dẫn và giới thiệu về lịch sử và giá trị tƣ tƣởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo…

Ở luận văn này chúng tôi cũng đã thống kê rồi đi đến phân tích đặc điểm chữ Nôm trong bản giải âm tác phẩm Thái căn đàm cũng nhƣ liên hệ đến sự phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn.

Với thời gian và trình độ có hạn, ngƣời viết chỉ giới thiệu khiêm tốn về những điều mình làm đƣợc, hy vọng rằng đây sẽ là sự khơi mở cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo về những vị danh tăng Phật giáo cũng nhƣ những tác phẩm dịch Nôm về Phật giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SÁCH TIẾNG VIỆT

1. Phan Văn Các (1983), Chữ Hán và các văn bản Hán Nôm trong một số vấn đề văn bản Hán Nôm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Hoàng Hồng Cẩm (1996). Tìm hiểu tính chất cổ trong Tân biên truyền kỳ mạn lục; Tạp chí Hán Nôm, số 3.

3. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Tài Cẩn (2004 – Tái bản lần thứ 3), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Phan Huy Chú (Bản dịch 1992), Lịch triều hiến chương loại chí, bản in lại Nxb Khoa học Xã hội.

6. Đoàn Trung Còn (1970 – Tái bản), Các tông phái đạo Phật. Nxb Sài Gòn.

7. Trần Trọng Dƣơng (2005), Nghiên cứu các bản dịch “Khóa hư lục” chữ Nôm và tiếng Việt. Trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

8. Trần Trọng Dƣơng (2006). Khảo sát hệ thống từ cổ trong bản giải nghĩa Thiền tông khoá hư ngữ lục của Tuệ Tĩnh. Ngôn ngữ, số 8, tr. 54 - 67.

9. Phạm Tắc Đắc (1986), Văn pháp chữ Hán, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10.Trần Xuân Đề (1998), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11.Thích Quảng Độ (Bản dịch 1969), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận. Đại học Vạn Hạnh.

12.Trần Văn Giáp (1984), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm,Nxb Văn hóa, Hà Nội.

13.Nguyễn Quang Hồng (chủ biên) (1997). Di văn chùa Dâu. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14.Nguyễn Quang Hồng (phiên âm, chú giải) (2001). Truyền kỳ mạn lục giải âm; Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15.Nguyễn Quang Hồng (2004). Chuyển dịch từ ngữ song tiết Hán văn sang từ ngữ văn Nôm trong bản giải âm Truyền kỳ mạn lục. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Ngôn ngữ học liên Á lần thứ VI. Hà Nội; tr.140-151.

16.Thích Thanh Kiểm (1991). Lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.

17.Trần Trọng Kim (2001), Nho giáo. Nxb Văn hóa thông tin.

18.Thích Thanh Kiểm (1991), Lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.

19.Thích Thanh Kiểm (1989), Lược sử Phật giáo Ấn Độ. Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.

20.Trần Xuân Ngọc Lan (1986). Vài đặc điểm của bốn từ cổ: thuở, nếu, ban, no. Sách “Một số vấn đề về các ngôn ngữ phƣơng Đông”. Viện Đông Nam Á. Hà Nội.

21.Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb Văn học – Hà Nội.

22.Nguyễn Hiến Lê (1998). Lão Tử đạo đức Kinh. Nxb Văn hóa.

23.Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc. Nxb Thanh niên.

24.Trịnh Khắc Mạnh – Nguyễn Văn Nguyên (1997), Đối chiếu chữ Hán

(thể Triện – Thảo – Khải), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25.Trịnh Khắc Mạnh (2002), Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội.

26.Trần Nghĩa và Francois Groschủ biên (1993).Di sản Hán Nôm Thư mục đề yếu. Nxb Khoa học xã hội.

27.Hoàng Thị Ngọ (2002). Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh. Nxb. Khoa học Xã hội,Hà Nội.

28.Hoàng Thị Ngọ (2002). Điểm qua về tình hình từ cổ trong cuốn từ điển Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa. Thông báo Hán Nôm học 2001. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

29.Vũ Đức Nghiệu (1986). Diễn biến trong ý nghĩa, chức năng của nhóm từ "không, chăng, chẳng" từ thế kỷ XV đến nay. Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 2, tr. 55 - 61.

30.Vũ Đức Nghiệu (2006). Hư từ tiếng Việt thế kỉ XV trong Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập. Ngôn ngữ, số. 12, tr. 1 – 14.

31.Vũ Đức Nghiệu (2010). Hư từ trong bản giải âm Truyền kỳ mạn lục. Tạp chí Ngôn ngữ, số 11/2010, tr. 15-25.

32.Nguyễn Tá Nhí (2001), Hòa thượng Phúc Điền với việc giáo dục tăng tài.

Kỷ yếu trƣờng Trung cấp Phật học Hà Tây.

33.Tạ Quang Phát ( Bản dịch 1972), Vân đài loại ngữ, tập 1&2, Phủ quốc vụ khanh – Đặc trách Văn hóa.

34.Tạ Quang Phát ( Bản dịch 1973), Vân đài loại ngữ, tập 3, Phủ quốc vụ khanh – Đặc trách Văn hóa.

35.Nguyễn Lê Sáu (2006). hiên cứu khảo sát văn bản Tại gia tu trì tam giáo nguyên lưu của Hòa thượng Phúc Điền”- luận văn Thạc sỹ.

36.Thích Minh Tâm (1998). “Tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam qua bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu bản giải âm tác phẩm Thái căn đàm của Hòa Thượng Phúc Điền Luận văn ThS. Hán Nôm 60 22 40 (Trang 71 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)