Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hông tin về hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) trên báo điện tử ở việt nam (Trang 117 - 119)

Nâng cao trách nhiệm và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Xã hội càng hiện đại bao nhiêu thì nhu cầu cần được thông tin của con người cũng tăng lên bấy nhiêu. Để việc đưa tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử ngày càng mang lại hiệu quả tối đa, đồng thời có thể khắc phục những hạn chế còn tồn tại, trước hết, về phía chủ thể truyền thông - những người viết cần có nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhất định.Trong quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam đã nêu rõ: Mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam là phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà báo hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực và hoàn cảnh nào cũng vì lý tưởng phát triển đất nước Việt Nam, thực hiện công bằng xã hội, mọi người đều có điều kiện phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Quy ước còn khẳng định: Báo chí thực hiện quyền thông tin của nhân dân. Sứ mệnh ấy đòi hỏi nhà báo phải luôn luôn khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật. Mọi thông tin phản ánh sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó, không bị xuyên tạc hoặc cường điệu nhằm cung cấp cho công chúng một hình ảnh chân thật, đúng bản chất và quá trình của sự kiện, tình huống được thông tin, thông qua đó hướng dẫn dư luận.

Như vậy, hơn bao giờ hết, người viết càng phải có trách nhiệm trước mỗi thông tin. Giữa vô vàn sự kiện diễn ra hay những tác động liên quan đến Hiệp định TPP hàng ngày, việc chọn sự kiện nào để đưa tin, đưa mức độ nào, dưới

hình thức nào, vào thời điểm nào... thể hiện sự kỹ năng quan sát, chính kiến, nhạy cảm chính trị và sự am hiểu về vấn đề của người viết.

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đối với TPP, người viết, nhất thiết phải có phông kiến thức cả về kinh tế, văn hóa và xã hội sâu rộng - dù nhiều khi đó mới chỉ là cái đích mà ta đang hướng tới, chứ chưa hẳn đã đạt được nhằm mục đích mang đến những thông tin, nhận định, đánh giá về tác động Hiệp định TPP một cách hữu ích nhất, đáp ứng tốt nhu cầu của các nhóm công chúng khác nhau. Những kiến thức về kinh tế, văn hóa - xã hội là biểu hiện kết quả của vốn sống, của quá trình học tập, bồi dưỡng của người viết còn giúp nâng cao khả năng tìm kiếm, chọn lọc thông tin và biên tập nội dung thông tin để mang đến những đánh giá khách quan, chính xác nhất. Đồng thời, hỗ trợ người viết rành mạch trong trình bày, thể hiện. Trong đó, người viết phải nắm vững các kỹ năng sử dụng ngôn từ để bảo đảm tính hiệu quả cao của hoạt động truyền thông, vì đây là phương tiện chuyển tải thông tin đặc biệt quan trọng, trong nhiều trường hợp thậm chí là duy nhất, của người viết. Phông kiến thức của nhà báo dù có sâu rộng đến mấy cũng phải luôn nằm trong trạng thái “động”, luôn được cập nhật.Trong thời đại bùng nổ thông tin và kinh tế tri thức, mọi cái mới nhất đều có thể nhanh chóng trở thành cái cũ.Mặt khác, trình độ của công chúng không ngừng được nâng cao, đòi hỏi nhà báo phải liên tục trau dồi, tích luỹ kiến thức để trở thành người đồng hành, người đối thoại xứng đáng đối với họ.

Cùng với nội dung thông tin về TPP được lựa chọn mang đến độc giả, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng cần học hỏi, nâng cao tính thẩm mỹ cho bài viết của mình như cách trình bày bố cục, sử dụng ngôn ngữ... Người viết nên tận dụng tối đa các lợi thế về tính đa phương tiện của báo điện tử để mang lại hiệu quả thông tin về Hiệp định trong từng bài viết. Bên cạnh những bài văn bản, để thông tin về Hiệp định TPP dễ dàng thu hút sự quan tâm của

nhiều độc giả, các phóng viên, biên tập viên nên bổ sung các bài viết theo các thể thức đồ họa, lấy ý kiến bình chọn, xin ý kiến đánh giá của độc giả, thậm chí là các bài viết kiểm tra kiến thức của độc giả về Hiệp định TPP bằng các câu hỏi trắc nghiệm… Vì nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin bài viết theo các thể thức này có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ về nội dung và hình thức… giúp người tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ. Dù trong bài có thể đưa ra các số liệu cụ thể song việc sử dụng đồ hoạ hoặc câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp cho độc giả thấy được ý nghĩa của số liệu và dễ dàng hình dung vấn đề mà tác giả bài viết đưa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hông tin về hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) trên báo điện tử ở việt nam (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)