Nguyên nhân và bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hông tin về hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) trên báo điện tử ở việt nam (Trang 94)

2.2.3.1 Nguyên nhân tạo nên thành công

Sau khi tiến hành khảo sát ba tờ báo điện tử, tác giả nhận thấy có hai yếu tố trực tiếp quyết định sự thành công của việc thông tin về Hiệp định TPP là lợi thế công nghệ và nhận thức của phóng viên, biên tập viên trong tổ chức xây dựng và đăng tải tin, bài. Với ưu thế tuyệt vời có thể sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện, báo điện tử đã giúp độc giả được tiếp cận các nội dung về Hiệp định TPP dưới nhiều hình thức phong phú. Không chỉ đơn thuần là biết về TPP qua các bài viết sử dụng văn bản dài dòng, báo điện tử còn sử dụng cả hình ảnh, video, audio, Infographic… để chuyển hóa thông tin về Hiệp định, điều này đã tạo hứng thú cho độc giả tìm hiểu về Hiệp định khi vừa có thể tóm lược kiến thức tổng hợp qua hình ảnh đồ họa, vừa có theo dõi bằng những thước phim… Nhờ đặc trưng kết hợp với Internet để truyền thông tin một cách tức thời, mỗi bước đi của TPP đều được báo điện tử đưa tin nhanh chóng, giúp công chúng bắt kịp thời sự và nắm rõ vấn đề đang diễn ra. Lúc này, vai trò truyền thông của báo điện tử đã góp phần quan trọng định hướng nhận thức cho các tầng lớp nhân dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời định hướng cho các cơ quan quản lý Nhà nước một nền tảng vững chắc để đem lại hiệu quả tích cực.

Từ việc tận dụng lợi thế công nghệ làm đòn bẩy, để có được các thông tin mang tầm vi mô và vĩ mô, những bài viết đã đi sâu phân tích ý nghĩa, những cơ hội và thách thức từ TPP theo từng khía cạnh khác nhau phải kể đến đội ngũ làm báo hùng hậu, năng động, hiện đại, có kiến thức sâu rộng của các tờ báo điện tử. Chỉ khi người viết có kiến thức, kinh nghiệm tìm kiếm, khai thác và theo dõi thông tin, biết sử dụng công nghệ thông tin thuần thục thì mới mang đến cho độc giả được những tác phẩm báo chí chất lượng, được khai thác ở mọi góc độ, không chỉ xoay quanh mục đích của Hiệp định mà

bao gồm tác động đến từng ngành, lĩnh vực sản xuất, hoạt động xã hội trong và ngoài nước. Dựa trên kết quả khảo sát, enternews.vn có tính định hướng rất cao dành cho nhóm công chúng của mình khi luôn có những bài bình luận, phân tích lạc quan về triển vọng của Hiệp định TPP dù có hay không thể hiện thực hóa bằng những dẫn chứng cụ thể và lập luận rõ nét.

Ngoài lợi thế công nghệ và nhận thức của phóng viên, biên tập viên trong sản xuất thông tin về Hiệp định, sự chỉ đạo, định hướng của đội ngũ lãnh đạo tòa soạn báo điện tử về số lượng và chất lượng thông tin Hiệp định cũng góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của tờ báo khi thu hút công chúng.

2.2.3.2 Nguyên nhân dẫn tới hạn chế

Bên cạnh những cố gắng để đạt được thành công, có 3 vấn đề chính đã tác động và gây ra hạn chế của việc thông tin về TPP trên báo điện tử.

Thứ nhất: Hạn chế về năng lực của tòa soạn. Bằng lợi thế của công nghệ, hình thức cung cấp thông tin nói chung và về Hiệp định TPP quả thực vô cùng tiện lợi, hữu ích và có hiệu quả. Song, không phải tờ báo điện tử nào cũng chú trọng/có khả năng tích hợp đầy đủ các chức năng tìm kiếm, định dạng thông tin, bổ sung siêu liên kết, xây dựng giao diện tờ báo một cách khoa học cập để phục vụ đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về Hiệp định TPP.

Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ và sự đòi hỏi khắt khe về thông tin của công chúng đã khiến mục tiêu cung cấp thông tin của nhiều tờ báo điện tử không phải là duy nhất, bởi thêm vào đó là vấn đề lo tồn tại của tòa soạn. Để có thể sống tốt giữa bão thông tin từ nhiều tờ báo điện tử, từ các trang thông tin tổng hợp hay sức mạnh từ mạng xã hội, nhiều báo điện tử phải cạnh tranh về lượt view, mà để có được lượng độc giả lớn, các tờ báo phải chạy đua tốc độ đưa tin, sức hút của tiêu đề và phong phú các bài viết của mình lôi kéo độc giả nên chưa thực sự chú trọng vào mục đích thông tin Hiệp

định TPP. Điều này dẫn tới việc thông tin về Hiệp định trên các báo điện tử hiện nay tuy xuất hiện rất nhiều, đã có hiệu quả chuyển tải thông tin vào nhận thức của công chúng nhưng vẫn chưa phát huy hết khả năng, nội dung không có nhiều có điểm nhấn.

Thứ hai: Năng lực phóng viên, biên tập viên. Với đặc điểm là tận dụng lợi thế từ công nghệ, nguồn nhân lực của báo điện tử đòi hỏi phải nhanh nhạy trong tác phong và cách đưa tin nên thường là đội ngũ phóng viên, nhà báo trẻ. Nhưng hạn chế của tuổi trẻ là thường đặt vấn đề theo cảm xúc, suy nghĩ cũng như sự sáng tạo trong sử dụng ngôn từ nên đôi khi không kiểm soát lý trí, để cảm xúc sa đà. Trong nhiều trường hợp, người viết chưa thực sự chuyên nghiệp khi đánh giá vấn đề trên góc nhìn chủ quan.Bên cạnh đó, tuy thông tin về Hiệp định TPP hiện nay được đội ngũ phóng viên, biên tập viên khai thác đa dạng, nhiều chiều với khối lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung vào nền kinh tế hay các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại mà chưa đi sâu vào các ngành khác.Trên một số bài viết, tác giả chưa làm rõ được nội dung về TPP đúng như tiêu đề đặt ra để đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Thứ ba: Thiếu tính định hướng từ cơ quan quản lý báo chí và các cơ quan chức năng. Khi thị trường có “cầu” ít, ắt sẽ khiến “cung” giảm về cả số lượng và chất lượng. Trong khi các tòa soạn báo điện tử vẫn đang loay hoay để xây dựng cho mình một hướng đi đúng đắn, đảm bảo hoạt động thông tin của mìnhhiệu quả nhất thì trách nhiệm, vai trò định hướng truyền thông về hoạt động hội nhập quốc tế cũng như về TPP của các cơ quan quản lý báo chí hiện nay chưa thực sự phát huy, chưa tạo được một khung phát triển chung về thông tin Hiệp định cho hệ thống báo điện tử. Do đó, những thông tin về Hiệp định TPP được các tờ báo điện tử phục vụ công chúng phần lớn đi theo tư duy khai thác của người viết, của toàn soạn, dẫn tới sự chênh lệch nội dung thông tin Hiệp định giữa về chất lượng nội dung giữa các tờ báo.

Thứ tư: Nhu cầu quan tâm của công chúng chưa cao. Do điều kiện về mặt địa lý, cơ sở vật chất, trình độ và bản thân người dân cũng như nhiều doanh nghiệp không có điều kiện hoặc chưa quan tâm đến Hiệp định TPP. Chẳng hạn như nhóm cư dân nông thôn, miền núi, hải đảo thì Internet chưa thực sự phổ biến và có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống tri thức. Hay như các DNNVV không có nhiều điều kiện theo dõi, được trang bị những kiến thức chuẩn bị cho “cuộc chơi chung”.

2.2.3.3 Bài học kinh nghiệm

Từ nguyên nhân mang đến thành công và những nguyên nhân gây ra hạn chế cho báo điện tử trong việc thông tin về Hiệp định TPP, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc thông tin hiệu quả về Hiệp định này. Trước hết, việc thông tin phải được kết hợp đồng bộ các yếu tố: chất lượng nội dung thông tin, tốc độ đưa tin, tần suất đưa tin và hình thức đưa tin. Khi những thông tin vừa được cung cấp nhanh chóng, xác thực, vừa thường xuyên cập nhật và thể hiện bằng nhiều hình thức truyền tải phong phú sẽ giúp thu hút và tạo dựng được uy tín đối với độc giả. Lúc này, ngoài những độc giả chủ động tìm kiếm thông tin thì báo điện tử cũng sẽ có thêm những độc giả “tiềm năng” bởi sự hiện diện thường xuyên mang tính thu hút của các thông tin về TPP ít nhiều sẽ tác động vào tâm lí của độc giả. Từ đây, báo điện tử không chỉ giúp thông tin về TPP mang lại hiệu quả trong nhận thức của công chúng mà còn là trên số lượng công chúng rộng lớn ở nhiều tầng lớp khác nhau. Để đạt được điều này, đồng thời, đáp ứng xu thế phát triển của đất nước và nhu cầu thông tin của công chúng trong thời kỳ hội nhập, có thể thấy năng lực của tòa soạn và định hướng từ các cơ quan quản lý báo chí trong việc thông tin về Hiệp định TPP là vô cùng quan trọng. Trên quan điểm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử sẽ

thực sự hiệu quả khi có sự chung tay của cả cơ quan quản lý báo chí, các tòa soạn báo điện tử và chính độc giả.

Tiểu kết chƣơng 2

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã trở thành công cụ đểbáo điện tử phát huy tối ưu vai trò truyền thông của mình trong việc thông tin về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ở Việt Nam hiện nay. Nhờ sức ảnh hưởng và chất lượng kiến thức của báo điện tử, mọi đối tượng độc giả từ học sinh, sinh viên đến những người trưởng thành hoạt động trên nhiều lĩnh vực của đời sống đều có thể tìm hiểu để biết đến Hiệp định TPP, biết đến quá trình hội nhập sâu rộng mà đất nước nơi mình sinh sống đang tham gia mở cửa. Qua đó, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đến giới trẻ; là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ; thôi thúc các cơ quan chức năng nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững trong dòng chảy hội nhập.

Kết quả quá trình phân tích thực trạng thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử cho thấy, bên cạnh những mặt đạt được, báo điện tử vẫn còn tồn tại một số thiếu sót trong cách thức chuyển tải và chất lượng nội dung khi thông tin về Hiệp định đến độc giả. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, nêu lên những giải pháp và đề xuất, kiến nghị nhằm thay đổi cách thức xử lý thông tin, khai thác vấn đề và nội dung thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử, giúp công chúng có nhận thức rõ hơn về Hiệp định quan trọng này và góp phần nâng cao chất lượng thông tin điện tử nói chung

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

3.1 Bối cảnh, quan điểm và định hƣớng nội dung thông tin về TPP trên báo điện tử gắn với việc Mỹ rút khỏi TPP

3.1.1 Bối cảnh và triển vọng của TPP sau khi Mỹ rút khỏi TPP

Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức rút nước này khỏi TPP vào ngày 23/1/2017, Hiệp định sẽ chỉ còn chiếm 16% GDP và 14% thương mại toàn cầu thay vì 40% tổng GDP và 30% kim ngạch thương mại toàn cầu như dự tính ban đầu. Điều này đương nhiên sẽ làm cho TPP không còn nguyên vẹn ý nghĩa cả về quy mô, vị thế và vai trò của bản thân như kỳ vọng. Tuy nhiên, một số nước thành viên của TPP hiện tại vẫn đang nỗ lực theo đuổi Hiệp định đến cùng và tin tưởng vào “giấc mơ” TPP. Bởi theo quy định, TPP vẫn còn hiệu lực nếu được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối. Ngay cuối tháng 11/2016, giữa Thủ tướng Australia, Nhật Bản, New Zealand và Singapore đã có cuộc gặp cấp cao bàn về một tương lai TPP không có Mỹ. Tuy là là nước tham gia muộn, căng thẳng và chậm nhất trong kết thúc đàm phán TPP với Mỹ, song Nhật bản lại hăng hái nhất và là nước đầu tiên hoàn tất thủ tục thông qua TPP: Nghị viện Nhật Bản đã thông qua TPP vào tháng 12/2016 và thủ tục cuối cùng đã được Chính phủ hoàn tất vào 20/1/2017, ngay trước thời điểm Tổng thống Mỹ Trump nhậm chức và ký đạo luật rút Mỹ khỏi TPP.Nhật Bản ước tính nếu TPP được thực thi sẽ giúp GDP nước này tăng thêm 119 tỷ USD và tạo thêm khoảng gần 800.000 việc làm mới. Bộ trưởng phụ trách TPP của Nhật Bản Nobuteru Ishihara cho biết, việc thực hiện TPP có ý nghĩa “chiến lược và kinh tế” quan trọng dù Mỹ có tham gia hay không và Nhật Bản sẽ quyết tâm xây dựng một nền tảng chung nhằm củng cố thỏa thuận thương mại tự do này.

Nối tiếp Nhật Bản nỗ lực “hồi sinh” TPP, ngày 11/5/2017, Chính phủ của Thủ tướng New Zealand Bill English cũng đã chính thức thông qua Hiệp định. Trước đó, ngày 23/1/2017, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto cũng đã tuyên bố ông sẽ ngay lập tức tìm cách đạt thỏa thuận thương mại song phương với các quốc gia thành viên TPP và sẽ nỗ lực duy trì thương mại tự do theo NAFTA trong các cuộc đàm phán với Mỹ; Thủ tướng Australia Malcolm Tumbull tuyên bố, các nước có thể đàm phán lại Hiệp định này.Tiếp lời ông, Bộ trưởng Thương mại Australia - Steven Ciobo khẳng định trên

Hãng tinBloomberg rằng, TPP vẫn khả thi mà không có Mỹ. Ông chia sẻ: "Chúng tôi đã phải rất vất vả trong nhiều năm để đàm phán TPP. Tôi không muốn và tôi biết nhiều nước cũng không muốn, những tiến triển này đổ sông đổ bể”… Như vậy, việc Mỹ rút khỏi TPP đã đặt ra 4 kịch bản có thể xảy ra như sau:

Kịch bản 1: TPP sẽ chết yểu do Mỹ rút khỏi TPP, một số nước cho rằng TPP không có Mỹ sẽ không còn có ý nghĩa nên không tìm cách cứu vãn tình hình.

Kịch bản 2: TPP tồn tại mà không có Mỹ - TPP11, các nước thành viên còn lại vẫn quyết tâm thực hiện TPP với một số điều chỉnh cần thiết vì lợi ích chung và hài hòa lợi ích các quốc gia thành viên.

Kịch bản 3: TPP không có Mỹ nhưng mở rộng thành viên mới, tức TPP-11 và thêm một số nước thành viên mới.

Kịch bản 4: TPP tồn tại ở dạng đa phương hoặc song phương với sự tham gia của Mỹ sau khi Mỹ yêu cầu đàm phán lại TPP để bảo vệ lợi ích Mỹ theo quan điểm của Tổng thống mới, các nước thành viên khác đồng tình, phải mất thêm thời gian và công sức để “mặc cả” với Mỹ. Chẳng hạn, Việt Nam có thể ký riêng với Nhật hoặc các thành viên khác một hiệp định thương mại song phương mới với tinh thần những điều khoản như trong TPP, nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Theo kịch bản thứ hai, Giáo sư Pradumna B. Rana thuộc Chương trình nghiên cứu chính trị và kinh tế quốc tế thuộc Viện nghiên cứu chiến lược (RSIS) giả định, nếu TPP11 (không có Mỹ) hình thành, các nước được hưởng lợi hơn sẽ là những nước đã có FTA với Mỹ trong khuôn khổ song phương hoặc đa phương (Canada và Mexico, Australia, Chile, Peru và Singapore) bởi khi TPP không được thông qua thì Mỹ không thể mở rộng tiếp cận thị trường ưu đãi tương tự với các công ty từ các nước thành viên TPP. Ngoài ra, các nước không tham gia TPP cũng được hưởng lợi từ TPP11. Theo ước tính, lợi ích của TPP11 mang lại cho GDP của các nước này lần lượt là 0,5%, 04% và 1,1%. Mặc dù lợi ích này thấp hơn so với kỳ vọng mà TPP mang lại nhưng vẫn có sức hấp dẫn trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang giảm sút và sự bấp bênh của nền kinh tế thế giới. Về tổng thể, vẫn có những lợi ích để các nước thành viên TPP còn lại tiếp tục thỏa thuận và thúc đẩy hình thành TPP11. Theo tính toán, lợi nhuận ròng mà TPP11 mang đến cho các thành viên sẽ là 0,4% tổng GDP của các nước. TPP11 cũng sẽ làm tăng thêm khoảng 5 tỷ USD cho phúc lợi toàn cầu.

Theo chiều hướng của kịch bản thứ ba, việc Mỹ rút khỏi TPP đang mở ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hông tin về hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) trên báo điện tử ở việt nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)