Đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn - Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà Tây pptx (Trang 71 - 76)

PHẨM CỦA CÔNG TY

1/ Ưu điểm: Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói

chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng, ta thấy trong thời gian gần đây

Công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ:

- Đã có định hướng chiến lược & kế hoạch đúng đắn ---> quy mô hoạt

động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Tổng tài

sản và nguồn vốn của Công ty tăng qua mỗi năm ---> kinh doanh đạt hiệu quả.

- Công ty đã không những thích nghi với môi trường kinh doanh mà còn

đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển bằng những nỗ lực như: Đẩy

mạnh thị trường tiêu thụ hàng hoá, chú trọng đa dạng hoá các mẫu mã sản phẩm đặc biệt là đẩy mạnh công tác thu hút nguồn hàng từ sản phẩm biểu mẫu.

71

- Công ty vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động công ích nên có mảng thị

trường rộng: Hoạt động sản xuất nhằm cung ứng cũng như đáp ứng nhu cầu của

thị trường đồng thời giúp Công ty cạnh tranh lành mạnh với các cơ sở tư nhân

khác, còn hoạt động công ích giúp Công ty đứng vững trong việc phục vụ tuyên

truyền tốt công tác chính trị của Tỉnh nhà.

- Tổ chức lao động để sử dụng lao động có kế hoạch và hợp lý. Công ty có đội ngũ CBCNV luôn đoàn kết nhất trí, nhiệt tình và tận tâm với công việc.

- Nhận thức được uy tín và chất lượng là tiêu chí quan trọng đặt lên hàng

đầu. Công ty không ngừng nâng cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do có thời gian xây dựng và trưởng thành khá lâu

nên đã thiết lập được nhiều mối quan hệ đối với khách hàng và ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng.

- Mạnh dạn đầu tư mua sắm thêm dây truyền công nghệ tương đối hiện đại phù hợp với điều kiện sản xuất tại Tỉnh.

- Tiêu thụ ổn định và phát triển là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự

phát triển của Công ty. Tổ chức và thực hiện tốt tất cả các khâu trong quá trình

sản xuất nên doanh thu hàng năm tăng đều năm nay cao hơn năm trước, hoàn

thành kế hoạch và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, có tích luỹ, bảo toàn vốn,

đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động ---> Tình hình tài chính lành

mạnh.

2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nói trên, Công ty còn có những hạn chế nhất định

trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình:

- Việc tiếp cận những kiến thức về kỹ thuật mới, hiện đại của một số

trang thiết bị là hết sức khó khăn.

- Thị trường chủ yếu là thị trường trong nội Tỉnh, chưa được mở rộng.

Chính sách tập trung vào một thị trường có hạn chế như gặp rủi ro, hoạt động

72

- Công ty không có được thị trường ổn định (vì sản phẩm in là sản phẩm đặc thù riêng) Kế hoạch sản xuất của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng

hợp đồng ký kết được và đơn đặt hàng của nhà nước nên dẫn đến công ty không

thể chủ động trong sản xuất kinh doanh.

- Hoạt động kinh doanh của Công ty chưa đi sâu đến công tác nghiên cứu

thị trường như tìm kiếm khách hàng hay lôi kéo họ về với mình, hoạt động

quảng cáo chủ yếu khách hàng vẫn tự tìm đến Công ty để đặt hàng. Trong khi

đó chi phí kinh doanh cho tiêu thụ sản phẩm lớn, chiếm từ 11 - 13 % tổng chi phí (đặc biệt là chi phí giao dịch).

- Chất lượng sản phẩm còn kém: Mẫu mã, hình thức sản phẩm chưa đẹp.

- Công tác tiếp thị còn yếu nên doanh thu qua các năm có tăng nhưng ở

mức không cao do còn một phần lớn nguồn hàng (30 - 35 %) trong Tỉnh chưa được khai thác hết.

3. Nguyên nhân

Muốn tồn tại và phát triển trước hết Công ty cần xác định nguyên nhân

gây ra những khó khăn cản trở trên:

- Trình độ quản lý cũng như tay nghề công nhân trong Công ty còn hạn

chế, khối lượng nguồn hàng trong Tỉnh chưa thu hút hết do bị chi phối đi nhiều nơi nên khả năng khai thác công xuất của máy chưa hết, việc ứng dụng các công

73

- Công tác tiếp thị còn yếu do Công ty chưa thực sự chú trọng đến công

tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp thị. Chưa thành lập Phòng

Maketing mà mọi nhiệm vụ của phòng này chưa rõ ràng đều tập trung vào

phòng Kế hoạch, điều đó gây sự trồng chéo trong khi giải quyết công việc do

vậy công tác này chưa thực sự đạt hiệu quả .

- Công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của Công ty tới các cơ quan,

đơn vị, các thành phần kinh tế đã được Ban Lãnh đạo đề cập đến nhưng chưa được chú trọng.

- Tổ chức sắp xếp và quản lý quá trình kinh doanh còn hạn chế: Chi phí

bán hàng quản lý còn cao, trong đó chi phí cho giao dịch, cho sửa chữa bảo

dưỡng.. tăng nhiều với mục tiêu nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra chi phí vận

chuyển bằng ô tô tuy có cơ động nhưng cước phí lại cao. Do đó việc tìm ra biện pháp để giảm chi phí là vấn đề mà Công ty cần quan tâm.

- Do công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế như: Công tác

tổ chức tiếp thị còn yếu nên chưa khai thác hết nguồn vật tư đầu vào với giá

thấp mà thường phải mua qua trung gian, dịch vụ về phương thức giao nhận hàng chưa thuận tiện ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cao dẫn đến giá bán

sản phẩm cao.

- Hệ thống kênh phân phối quá mỏng, chính sách giá cả cứng nhắc (khung giá là do nhà nước quy định) quan hệ cung cầu cũng ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ: Sản phẩm của Công ty là sản phẩm có đặc thù riêng, nguồn hàng

là do nhà nước đặt hàng hoặc do khách hàng yêu cầu vì vậy hoạt động tiêu thụ

sản phẩm của Công ty phải có chính sách đúng đắn.

- Công tác nghiên cứu thị trường không được tổ chức một cách khoa học

và hệ thống nên chưa đạt được kết quả.

Qua thực tế nghiên cứu ở Công ty ta thấy mộ số tồn tại cơ bản nói trên,

74

kinh doanh. Nếu khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần không nhỏ

75

PHẦN II

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY IN HÀ GIANG

Một phần của tài liệu Luận văn - Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà Tây pptx (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)