Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc

1.2.1. Quan niệm về chính sách dân tộc

Khi nghiên cứu khái niệm dân tộc, chúng ta thấy rằng cần thiết phải hiểu khái niệm này theo hai nghĩa rộng hẹp khác nhau đó là: dân tộc được hiểu theo nghĩa quốc gia dân tộc và dân tộc được hiểu theo nghĩa tộc người hay dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. Cần phải phân biệt để tránh nhầm lẫn khi sử dụng khái niệm. Từ khái niệm dân tộc, khi nghiên cứu khái niệm chính sách dân tộc, chúng ta cũng nên tiếp cận theo hai cấp độ khác nhau hay hai nghĩa rộng, hẹp khác nhau đó là: chính sách quốc gia - dân tộc chính sách dân tộc - tộc người để có cách nhìn khoa học hơn khi nghiên cứu vấn đề này. Chính sách dân tộc ở cả hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp có mối quan hệ biến chứng, tác động, ràng buộc và điều chỉnh lẫn nhau cùng hướng tới mục đích chung là phát triển dân tộc và phát triển tộc người.

Thực chất chính sách dân tộc là gì?

Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo: “Chính sách dân tộc(politique nationale) thực chất là chính sách phát triển quốc gia dân tộc của từng thời kỳ lịch sử,

nhằm lý giải tất cả những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ...thuộc về một quốc gia dân tộc.

Có thể xem chính sách dân tộc là chính sách quốc gia nhằm phát triển dân tộc, là tổng hợp mọi chủ trương, đường lối, pháp luật và hệ thống chính sách đối nội của nhà nước. Nó tạo cơ sở và định hướng chiến lược cho chính sách đối ngoại để mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác, bang giao, hội nhập quốc tế của nhà nước dân tộc độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.”[9, tr.92-93]

Cấp độ thứ hai, theo nghĩa hẹp tức là chính sách dân tộc - tộc người, theo GS.TS Hoàng Chí Bảo: “Chính sách dân tộc ở Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới để phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn là chính sách đối với tộc người - politique des ethnies (đa số và thiểu số), giải quyết đúng đắn các mối quan hệ tộc người trong các vùng đa dân tộc, nhất là ở miền núi, nhằm đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các tộc người trong phát triển, nhằm tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế xã hội tại các vùng đa dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng thuận xã hội trong phát triển.”[9, tr. 93-94]

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm: “Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, chính sách dân tộc cần được hiểu là một hệ thống các chính sách tác động vào các quan hệ tộc người nói chung, vào các dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, góp phần phát triển toàn diện về chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn dân tộc miền núi. Chính sách dân tộc, vì vậy, vừa có nội dung bao trùm cơ bản là thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển” giữa các tộc người, đồng thời vừa có những nội dung rất cụ thể trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng.”[44, tr.91]

Như vậy, chính sách dân tộc - tộc người của Đảng và Nhà nước ta hiểu một cách cơ bản đó chính là hệ thống các chủ trương, giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các tộc người, trong đó quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hay, chúng ta có thể nêu một cách khái quát: chính sách dân tộc là hệ thống các nguyên tắc, chủ trương và giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề dân tộc; đảm bảo sự thống nhất của cộng đồng quốc gia dân tộc và mở rộng quan hệ với các cộng đồng quốc tế được xác định trong từng giai đoạn cụ thể.

1.2.2. Những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

Chính sách dân tộc ở nước ta là chính sách đảm bảo công bằng, đoàn kết, hợp tác, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển của tất cả các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đây được xem là quan điểm, nguyên tắc, nội dung và là mục tiêu của chính sách dân tộc. Trong đó, bình đẳng giữa các dân tộc là nội dung quan trọng trong hoạch định chính sách dân tộc. Bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện nhất quán trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ...trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

- Về chính trị

Trên lĩnh vực chính trị, chính sách dân tộc tập trung vào rất nhiều nội dung trong đó nội dung cơ bản là tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc ở nước ta. Bình đẳng về chính trị ở đây thể hiện rõ nhất là sự bình đẳng về quyền làm chủ đất nước. Tất cả mọi người dân thuộc mọi thành phần dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Các dân tộc đều có quyền lợi, nghĩa vụ như nhau và có trách nhiệm xây dựng thể chế chính trị, phát huy vai trò của hệ thống chính

trị ở vùng cư trú. Điều này phản ánh đúng bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 6, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 ghi rõ: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”[45, tr.9]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã tiếp tục kế thừa và phát triển nội dung trên: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc...”[45, tr.138]. Bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc còn được thể hiện trong điều 54, hiến pháp 1992: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”[45, tr.154].

Bình đẳng trong chính trị giữa các dân tộc không chỉ được quy định trong hiến pháp và pháp luật của nhà nước ta mà còn được thể hiện một cách sinh động trong đời sống, trong các chính sách: đại đoàn kết, dân chủ, đào tạo bỗi dưỡng cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị vùng miền núi, vùng dân tộc ít người...

Một trong những nội dung chính trị quan trọng đó là giữ vững an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số Việt Nam phần lớn sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới..., nơi có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh nên Đảng ta chú trọng xây dựng cơ sở chính trị trong lòng dân, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn. Tăng cường quan hệ nhân dân, thực hiện nền quốc phòng toàn dân để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Về kinh tế

Chính sách dân tộc trong lĩnh vực kinh tế tập trung ở nhiều nội dung: xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh, phát triển lực lượng sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chuyển đổi phương thức canh tác và cơ cấu kinh tế, hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hàng hóa, xóa đói giảm nghèo,v.v..

Do số lượng dân cư của từng dân tộc khác nhau, địa điểm cư trú của nhiều dân tộc không thuận lợi cho phát triển kinh tế và do lịch sử để lại nên các dân tộc ở nước ta có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Chúng ta có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa vùng cao và vùng thấp, giữa miền núi và miền xuôi. Vì vậy, vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền núi đã và đang là mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách về kinh tế đối với các dân tộc thiểu số nhằm hướng tới sự phát triển đồng đều về trình độ kinh tế giữa các dân tộc và giữa các vùng miền trong cả nước. Chính sách bình đẳng về kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó tạo nền tảng, cơ sở vật chất cho sự bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong một quốc gia đa dân tộc, sự yếu kém về mặt kinh tế của một dân tộc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của bản thân dân tộc ấy mà nó còn tác động đến sự phát triển chung của tất cả các cộng đồng dân tộc khác. Do đó, từng bước tạo ra sự phát triển đồng đều về trình độ kinh tế giữa các dân tộc, giữa các vùng miền được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách kinh tế cụ thể nhằm nâng tạo bước phát triển đồng đều về mặt kinh tế giữa các thành phần dân tộc, các vùng miền trong cả nước: Từ Đại hội VIII của Đảng, Chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai trên toàn quốc, trong đó các tỉnh miền núi, nơi cư trú

của đồng bào dân tộc thiểu số được đầu tư tập trung lớn. Chính phủ đã xây dựng triển khai các chương trình 133, 134, 135 và chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 - 2010), cuối năm 2008 là nghị quyết 30a (hỗ trợ 61 huyện nghèo)...với hàng loạt các kế hoạch định canh, định cư, phát triển cơ sở hạ tầng: điện, nước sạch, đường giao thông, trường học, trạm y tế...để hộ trợ, giúp đỡ đồng bào các dân tộc ít người ở những vùng khó khăn. Tất cả chính sách trên đã thể hiện quyết tâm của đất nước ta nhằm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Trong những chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một mặt cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy hết khả năng, tận dụng thế mạnh của mình để vươn lên; mặt khác, chúng ta cũng phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi đưa ra các chính sách, trong quá trình quy hoạch, xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội phải chú ý đến đặc thù của từng vùng, từng tộc người. Trước mắt, cần phải giải quyết các nhiệm vụ trước mắt, bức xúc trong lĩnh vực kinh tế, đồng thời có chương trình, kế hoạch lâu dài phát triển kinh tế vùng dân tộc và miền núi phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm đưa các vùng dân tộc và miền núi đạt trình độ phát triển chung của cả nước, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng miền trở thành vùng kinh tế trù phú, giàu có, thay đổi căn bản mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Về văn hóa

Đối với quốc gia dân tộc nói chung và từng tộc người nói riêng, văn hóa là yếu tố hết sức quan trọng. Văn hóa được ví như “thẻ thông hành” của từng dân tộc. Văn hóa có vai trò và tác dụng to lớn, lâu dài đối với sự phát triển của cá nhân và mỗi cộng đồng. Văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời

sống, chẳng những định hướng phát triển mà còn là kết quả của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta xác định, văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Nghị quyết Trung ương năm (khóaVIII) Đảng cộng sản Việt Nam viết: “Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”[18, tr.55].

Nội dung văn hóa bao gồm nhiều vấn đề, chính sách về văn hóa là chính sách đặc trưng cho sự phát triển bền vững, nó tổng hợp trong đó các phương diện văn hóa của kinh tế, xã hội cùng với những đặc thù của văn hóa tinh thần. Vì thế, khi xem xét các giải pháp văn hóa cho sự phát triển dân tộc cần phải có cách nhìn tổng thể, toàn diện. Bên cạnh các vấn đề cụ thể và đặc trung của chính sách văn hóa như: bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người, đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số, phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc; xóa mù chữ và tái mù chữ, phổ cập tiểu học, trung học, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo giáo viên phuc vụ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi... cần phải chú ý đến vấn đề kinh tế và chính trị trong mối quan hệ biện chứng với văn hóa.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ các dân tộc trên đất nước ta đều có giá trị và sắc thái văn hóa riêng các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Nghị quyết cũng khẳng định tính nhất quán trong chính sách về văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao trình độ dân trí cho các dân tộc thiểu số, xây dựng các

thiết chế văn hóa phù hợp, phát triển văn hóa dân tộc trong mối quan hệ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại; đào tạo cán bộ văn hóa cho dân tộc thiểu số, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống “diễn biến hòa bình”. Như vậy, chính sách văn hóa dân tộc ở nước ta thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán của các tộc người. Tạo điều kiện để văn hóa các tộc người phát triển hài hòa trong sự phát triển chung của một nền văn hóa đa tộc người. Từ đó, góp phần xây dựng một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Chính sách văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo cho các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình, có quyền hưởng thụ không chỉ những giá trị văn hóa của tộc người mình mà còn được hưởng những giá trị của nền văn hóa chung của các dân tộc khác, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại và thời đại; không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc để đủ khả năng hưởng thụ và góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó chính sách văn hóa của nước ta cũng luôn đi liền với những chính sách về phát triển kinh tế, ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường...vì mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững cho mỗi dân tộc và cộng đồng các dân tộc.

- Về xã hội

Cũng như các nội dung trên, nội dung xã hội trong chính sách dân tộc hướng đến sự bình đẳng giữa các dân tộc, ở đây là sự bình đẳng xã hội giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)