Đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế xã hội, văn hóa và mối quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế xã hội, văn hóa và mối quan hệ

quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Đặc điểm điều kiện địa lý

Vị trí địa lý:Là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 độ vĩ bắc và 107,8- 108,20 độ kinh đông, cách thủ đô Hà Nội 658 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1075 km. Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km. Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5054km2.

Về địa hình: Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60km, với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm phá và biển..., trong đó núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, phức tạp và bị chia cắt mạnh, phần phía Tây của tỉnh chủ yếu là núi, đồi, tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi... tạo nên các bồn địa trũng, đồng bằng

ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá có diện tích 22.000 ha (chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên), là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với tiềm năng phong phú về động thực vật; vùng đồng bằng và trung du có 129.620ha, chiếm 25,6% diện tích đất tự nhiên.

Khí hậu: Khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của ba dãy núi phát triển từ dãy Trường Sơn rẽ ngang theo hướng đông tây và chạy dài ra tới biển. Đó là các dãy núi Phước Tượng - Chân Mây Tây, Phú Gia - Chân Mây Đông và Bạch Mã - Hải Vân. Khi gió mùa đông bắc tràn về bị các dãy núi này chặn lại nhưng các dãy núi Phước Tượng, Phú Gia chưa đủ cao để ngăn chặn không khí lạnh nên khí hậu Thừa Thiên Huế vẫn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Chỉ đến tận 16 độ vĩ Bắc, khi gặp dãy Bạch Mã - Hải Vân trên địa bàn huyện Nam Đông và A Lưới (hai huyện có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung nhất tỉnh) với độ cao trung bình xấp xỉ 1000 m, gió mùa đông bắc không đủ sức vượt qua nên đã trút mưa xuống khu vực này. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500-2.700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường xuyên bị hạn hán, nước mặn đe dọa. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 35,9o

C, thấp nhất là 12o C, nhiệt độ trung bình trong năm là 21,9o C, tháng lạnh nhất là tháng 11. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm là 87,3%.

Tài nguyên thiên nhiên:

Thực vật: Mặc dù trải qua rất nhiều biến cố và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh nhưng với những đặc điểm về khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng đã tạo cho thảm thực vật ở tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú, đa dạng về thành phần, chủng loại và đa dạng về hệ sinh thái: núi rừng; gò đồi; đồng bằng duyên hải; gò, đụn cát, đầm phá, biển ven bờ. Trong đó, hệ thực vật rừng chiếm diện tích rộng lớn, rừng ở đây nhiều tầng, nhiều loại, là môi

trường sinh sống của nhiều loài thú quý hiếm và chứa đựng tiềm năng kinh tế lớn không chỉ là nguồn gỗ quý mà cả hương liệu, dược liệu, cây cảnh...

Đến thời điểm này, các nhà khoa học đã kiểm kê được ở Thừa Thiên Huế có 43 loài thực vật quý hiếm. Ngoài ra, còn có các loại cây ăn quả có giá trị cao của địa phương đang tồn tại cần được bảo vệ và phát triển, đó là: Thanh trà, quýt Hương Cần, dâu Truồi, mía Thanh Diệu, nấm quả ...

Động vật: Với các đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa chất, thổ nhưỡng..., tỉnh Thừa Thiên Huế chứa trong mình nhiều hệ sinh thái, kéo theo sự đa dạng về loại hình sống. Mỗi hệ sinh thái đều có những đặc trưng riêng, lại chứa nhiều sinh cảnh, nhiều tiểu vùng khí hậu, nhiều tiểu vùng thủy văn v.v., nhờ đó mà các khu hệ động vật rất phong phú về thành phần loài và đa dạng về hình thái cũng như sự phân bố. Thừa Thiên Huế có đủ 4 vùng sinh thái phân bố động vật: vùng núi rừng, vùng gò đồi, vùng đồng bằng duyên hải và vùng đầm phá, biển ven bờ, trong đó nổi bật là hệ sinh thái động vật vườn Quốc gia Bạch Mã và hệ sinh thái động vật đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã xác định được 80 loài động vật quý hiếm, là những loài đặc hữu của khu vực hoặc cả nước có phân bố tại Thừa Thiên Huế, trong đó có loài không xương sống, 6 loài cá, 5 loài lưỡng cư, 15 loài bò sát, 16 loài chim và 37 loài thú. Mức độ quý hiếm đó là rất cao so với nhiều vùng đa dạng sinh học trong khu vực và cả nước. Đặc biệt, trong các loài động vật có xương sống được xếp vào quý hiếm thì bậc E, V là những bậc có nguy cơ tuyệt chủng và cấm tuyệt đối săn bắt có tỷ lệ rất cao.

Khoáng sản: Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.

Điền ở phía Bắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền.

Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc,... với trữ lượng nói chung không lớn, trừ sa khoáng titan. Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.

Bên cạnh đó, tài nguyên nước dưới đất khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, khu vực thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy là những vùng chứa nước dưới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày. Chính lượng nước này cùng với hệ thống các thủy vực dày đặc với tổng lượng nước mặt phong phú đã đảm bảo cho Thừa Thiên Huế tránh được những đợt hạn hán khốc liệt và kéo dài.

2.1.2. Đặc điểm cư trú tộc người, kinh tế - xã hội

Xem xét cách thiết lập vùng cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế chúng ta nhận thấy đồng bào dân tộc Tà Ôi sinh sống chủ yếu ở khu vực phía tây bắc của tỉnh, còn dân tộc Cơ tu là chủ yếu cư trú ở khu vực phía nam của tỉnh và tây bắc tỉnh Quảng Nam. Ranh giới giữa các khu vực cư trú không hề khớp với ranh giới hành chính nhưng không phải là không có mối quan hệ từ sự “gợi ý” của thiên nhiên. Các dãy núi Phước Tượng, Phú Gia, Bạch Mã cùng các dòng sông chảy từ phía Tây ra biển Đông

đã làm nên những ranh giới tự nhiên theo chiều bắc nam, đồng thời tạo nên sự thoáng mở theo trục Tây Đông. Điều này giải thích tại sao địa bàn cư trú của các nhóm người tộc người thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung, biệt lập.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 huyện miền núi Nam Đông, A Lưới và 4 huyện có xã miền núi là Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Hương Thủy với 46 xã miền núi, 34 xã có đồng bào dân tộc thiểu số, 12 xã biên giới, 39 xã thuộc vùng khó khăn, 16 xã và 26 thôn bản đồng bào khó khăn thuộc xã khu vực II được đầu tư chương trình 135 giai đoạn II; dân số toàn vùng dân tộc, miền núi có 30.976 hộ/142.331 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 10.884 hộ/ 48.193 khẩu chiếm 4% dân số toàn tỉnh, gồm các dân tộc Tà Ôi, Pa kô, Vân kiều, Pa hy, Cơ tu, ngoài ra còn có một số bộ phận nhỏ các dân tộc khác. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở hai huyện Nam Đông, A Lưới và một số huyện có xã miền núi, có nguồn gốc cư trú lâu đời, có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau để tạo nên nét văn hóa đặc sắc của những chủ nhân núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các tộc người thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế so với các tộc người ở Trường Sơn và Tây Nguyên không mấy khác biệt do tồn tại trong cùng một điều kiện địa lý, cảnh quan, môi trường, khí hậu. Trước khi nhà nước tiến hành chủ trương định canh định cư, sinh hoạt kinh tế của các tộc người ở Thừa Thiên Huế như: Tà Ôi, Bru - Vân kiều, Cơ tu đều xoay quanh sản xuất lương thực, trồng lúa rẫy là cơ bản với phương thức hỏa canh (phát, cốt, đốt, trỉa). Vì vậy, năng suất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thiếu sự ổn định. Tuy nhiên, do cư trú trong môi trường rất đa dạng, dồi dào về cả động vật và thực vật nên nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa khô luôn được sự hỗ trợ rất tích cực của những hoạt động hái lượm và săn bắt. Vì thế đồng bào các dân tộc thiểu số luôn có đủ các sản phẩm để

duy trì và đáp ứng những nhu cầu của đời sống theo kiểu tự cung, tự cấp. Nhìn chung, trong khu vực sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế, phương thức du canh, đa canh, xen canh, luân canh là nét đặc trưng trong kỹ thuật trồng trọt nhằm đảm bảo nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Ngoài ra hoạt động kinh tế khác như săn bắt, chăn nuôi, thủ công nghiệp... luôn có vai trò hỗ trợ quan trọng trong đời sống của đồng bào.

Về tổ chức xã hội, các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế sống quần tụ theo từng làng (vel/vil) thường thì mỗi làng khoảng vài trục nóc nhà. Trong mỗi làng của đồng bào, chưa có sự phân hóa sâu sắc, mặc dù đã xuất hiện tầng lớp giàu, nghèo. Người quan trọng nhất trong làng là chủ làng (ariay vel hay aria vil, taco vil). Đây là người cao tuổi, có nhiều uy tín, nắm vững luật tục và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Bên cạnh chủ làng còn có hội đồng già làng cùng với ba nhân vật quan trọng tham gia quản lý, điều hành làng truyền thống là: thầy cúng(abho yang hay no kru), thầy lý/kiện(kon pachen, ma nưih papráq bhamã) và thủ lĩnh quân sự(takoh takop vel) (hiện nay vị trí này không còn hoặc chỉ mang ý nghĩa tượng trưng). Mỗi làng như thế thường là nơi cư trú của nhiều dòng họ(yă). Đứng đầu mỗi dòng họ là một vị trưởng họ (xuất yã) là người đại diện có thẩm quyền nhất trong việc liệu định các kế hoạch, tham gia giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực vật chất và tinh thần của những thành viên trong họ. Trong làng, các trưởng họ thường đại diện cho các dòng họ nhằm tham gia giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng.

Như vậy, từ đặc điểm cư trú đến phương thức sản xuất và cách thức tổ chức xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số còn rất đơn giản. Đây là một trong những đặc điểm cần chú ý khi hoạch định và thực hiện các chính sách dân tộc đối với đồng bào.

Do tiếp cận với nền nông nghiệp lúa nước muộn so với nhiều cộng đồng khác trong cả nước và do yếu tố địa hình nên các dân tộc thiểu số sống ở Trường Sơn nói chung và đồng bào các tộc người sống ở Thừa Thiên Huế nói riêng còn bảo lưu nhiều dấu ấn văn hóa của thời nguyên thủy. Những sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục, tập quán nếp tư duy tương ứng trong điều kiện ấy còn tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau trong cộng đồng các tộc người cũng như trong từng tộc người cụ thể.

Văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế rất đặc sắc, phong phú và đa dạng biểu hiện trong kiến trúc, trong trang phục, lễ hội hàng năm, phong tục, tập quán, điêu khắc, dân ca, dân vũ,...

- Trong kiến trúc, điểm nổi bật nhất có lẽ là ngôi nhà cộng đồng của đồng bào. Cũng như mái nhà Rông hoành tráng của người Bana, Xơđăng, Jarai...các tộc người ở Thừa Thiên Huế có nét tự hào riêng của mình đó là ngôi nhà gươl - hình ảnh của sự cố kết cộng đồng của tộc người và là niềm kiêu hãnh của người Cơ tu hay mái nhà Roon/Rọon đã làm nên vóc dáng bản làng của người Tà Ôi. Ví dụ như ngôi nhà gươl là hình ảnh phóng lớn của ngôi nhà sàn cư trú bình thường với kiểu trái tròn và sàn nhà được làm bằng ván gỗ hoặc vỏ cây dày, liếp tre, nứa đập dập. Gươl được dựng lên với rất nhiều điều kiêng kị được quy định trong luật tục. Đặc điểm lớn nhất của nhà gươl là dạng nhà sàn lớn tựa trên một cái cột (trụ chính), là biểu tượng của sức mạnh cộng đồng. Gươl được xây bằng những vật liệu thô sơ nhưng vẫn giữ được vẻ bề thế, cái đẹp tự nhiên hàm chứa sức mạnh của mối liên kết trong cộng đồng. Nhà gươl là nơi diễn ra tất cả những hoạt động sinh hoạt tập thể của cộng đồng.

Bên cạnh nhà gươl nét độc đáo trong nghệ thuật tạo hình của các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế còn thể hiện trong nhà mồ và cột đâm trâu.

nhiều lễ hội khác nhau, có những lễ hội hàng năm và có những lễ hội diễn ra thường xuyên. Như người Tà Ôi, có hai lễ hội hàng năm lớn là siêu aya/ariêu aya(lễ cúng mùa hay tết) và siêu Tâk o kooh/ariêu tưk do koo’k(lễ cúng thần sông núi). Cùng với siêu aya/ariêu aya là lễ hội đâm trâu. Người Cơ tu thì có đặc sắc có nghi lễ Têng ping (lễ bỏ mả) đây là nghi lễ quy mô và rất quan trọng không chỉ đối với mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ và cả cộng đồng.

Trong những ngày lễ, đàn ông và phụ nữ thường mang những trang phục đẹp, làm bừng sáng cả không gian nơi mình cư trú. Bộ trang phục của các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế không chỉ là phương tiện che thân mà từ chất liệu cho đến các dải màu, chủ đề hoa văn trang trí đều chứa đựng những ngôn ngữ biểu tượng phong phú vừa phản ánh thế giới quan vừa phản ánh nhân sinh quan vừa thể hiện những ước mơ bình dị trong tình yêu, trong sinh hoạt đời thường. Trong những lễ hội như thế, cả âm nhạc dân gian, những điệu múa dân gian cũng được biểu diễn thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người dân nơi đây.

Nhìn chung, đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế rất đa dạng, phong phú và đặc sắc. Trong đó thể hiện được thế giới quan,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)