Khảo sát nhóm từ vựng giữa 2 trẻ Điếc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ điếc lớp đầu cấp tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học xã đàn và trường dạy trẻ điếc nhân chính) (Trang 50)

Nhìn biểu đồ trên chúng tối thấy, lƣợng từ mà Vƣợng nhận biết và có kí hiệu gần nhƣ là tuyệt đối 93.5% cho lần khảo sát đầu tiên. Cùng nhóm từ nhƣ thế bé Khánh đạt 68%. Bé Khánh lớn tuổi hơn, học lớp lớn hơn nhƣng số từ vựng nhận biết lại thấp hơn nhiều so với Vƣợng. Nhóm từ Vƣợng nhỉnh hơn hẳn Khánh thuộc nhóm từ chỉ: ngƣời thân, bộ phận cơ thể, thực phẩm, vật dụng gia đình,… Chúng tôi khảo sát 2 trẻ vào tháng 1 năm 2017 khi mà Vƣợng nhập học không lâu. Vƣợng đã có vốn từ cơ bản khi chƣa đi học. Chị Phạm Thị Nga – mẹ đẻ của bé và là Ủy viên Ban Chấp Hành hội cha mẹ Điếc Hà Nội đã chuẩn bị tâm lý và xác định tình trạng của Vƣợng từ khi lọt long và đƣa ra đối sách phù hợp với bé. Chị Nga cho Vƣợng học NNKH, hỗ trợ bé nói và cho bé học viết chữ. (xem phần phụ lục).

100% giáo viên cũng nhƣ phụ huynh trẻ Điếc đều thống nhất quan điểm cho rằng cả cha mẹ và ngƣời thân cần thiết phải học ngôn ngữ kí hiệu. Nhƣng

trên thực tế hầu nhƣ không phụ huynh nào trong gia đình biết sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, trừ một số ít trƣờng hợp các em có bố mẹ cũng là ngƣời Điếc. Hơn nữa, các phụ huynh có con em là trẻ Điếc còn “rất sợ con em mình khoa chân múa tay” mà một mực muốn con mình học ngôn ngữ nói. Đây cũng là một “rào cản” ảnh hƣởng tới khả năng ngôn ngữ kí hiệu của các em học sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học NNKH chƣa hiệu quả cao và mức độ chênh lệch NNKH giữa các bé Điếc lớn. Thầy Trần Văn Đài (cựu giáo viên trƣờng Xã Đàn) cho biết “trọng tâm của trƣờng vẫn là dạy các em giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và chữ viết, ngôn ngữ kí hiệu chỉ là để biết, là một phần nhỏ trong chƣơng trình học tập. Trọng tâm của các em là học văn hóa, còn ngôn ngữ kí hiệu chỉ có lớp 2, lớp 3 và lớp 5 đƣợc học. Mỗi một tuần trung bình những lớp đó (những lớp đƣợc học ngôn ngữ kí hiệu) chỉ có 1 đến 2 tiết học ngôn ngữ kí hiệu”.

Thầy Đài cũng cho biết thêm, nguyên nhân nhà trƣờng buộc phải chú tâm đến ngôn ngữ nói cho các em, mặc dù nhà trƣờng vẫn nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ngôn ngữ kí hiệu đối với các em Điếc là vì tâm lý của phụ huynh khi đƣa con tới trƣờng là muốn khắc phục tật nghe – nói, phát triển ngôn ngữ cho con em mình. Do vậy, nhà trƣờng phải dạy các em học ngôn ngữ nói để hòa nhập cuộc sống, còn ngôn ngữ kí hiệu chỉ là phƣơng tiện hỗ trợ cho ngôn ngữ nói. Điều này khiến các thầy cô dù có hiểu rằng ngôn ngữ kí hiệu mới là “bản ngữ” của các em Điếc thì vẫn cố gắng “bắt” các em dùng ngôn ngữ nói. Hơn nữa, riêng về trƣờng Nhân Chính, do đƣợc sự hỗ trợ của UB2 và tổ chức ICCO của Hà Lan, 2 tổ chức này chú trọng dạy các em ngôn ngữ nói "cấm động tay động chân"... nên nhà trƣờng cũng tuân theo nguyên tắc đó. Đó là tất cả những lí do khiến khả năng ngôn ngữ kí hiệu của các em bị hạn chế.

Số lƣợng giáo viên là ngƣời nghe – nói chiếm đa số ở các trƣờng. Mô hình giáo viên ngƣời nghe – nói với trẻ Điếc đã tồn tại từ rất lâu. Đây là sự

hạn chế trong giáo dục ngƣời Điếc. Đa số các giáo viên học ngôn ngữ kí hiệu từ 1 đến 3 năm (70% - 14 ngƣời), 10% số giáo viên học dƣới 1 năm và 20% học trên 3 năm. Điều này chứng tỏ rằng, các giáo viên ở đây học ngôn ngữ kí hiệu không nhiều và khả năng ngôn ngữ kí hiệu của các thầy cô cũng còn nhiều hạn chế: 90 % các giáo viên nhận thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu của mình ở mức trung bình, chỉ có 10% thấy mình sử dụng tốt; Môi trƣờng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu của các thầy cô còn hẹp: 100% các giáo viên chỉ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trên lớp, không ai sử dụng ở gia đình (các giáo viên đều là những ngƣời nghe đƣợc, gia đình không có ai bị Điếc), có một số vừa sử dụng trên lớp vừa sử dụng ở môi trƣờng khác (ví dụ trò chuyện với các em Điếc ngoài giờ học…). Đó là những nguyên nhân dẫn tới có sự chênh lệch lớn giữa lần khảo sát 1 và lần khảo sát 2.

Trong đợt khảo sát lần 2 chúng tôi yêu cầu trẻ làm kí hiệu và đánh vần hoặc viết từ tiếng Việt của kí hiệu đó. Mặc dù trẻ Điếc học gần hết chƣơng trình lớp 1 – lớp 2 tiểu học nhƣng yêu cầu này là khó đối vói trẻ. Ví dụ: với thẻ tranh TIVI, trẻ làm đƣợc kí hiệu nhƣng lại không biết viết các chữ nhƣ thế nào hoặc sắp xếp các chữ cái đó thứ tự sao cho đúng từ.

Ngữ pháp

Các bé tham gia khảo sát bảng câu của chúng tôi cũng là những bé tham gia khảo sát từ (tổng số 30 ngƣời).

Bảng câu chúng tôi đƣa ra gồm 30 câu với nhiều loại câu từ đơn giản đến phức tạp (xem bảng câu trong phần phụ lục).

Qua thực tế khảo sát chúng tôi thấy, hầu hết số lƣợng câu chúng tôi đƣa ra các bé đều thực hiện đƣợc. Trong đó các bé tại trƣờng Xã Đàn thực hiện đƣợc 76,66% số câu chúng tôi đƣa ra. Chỉ có 23,33% số lƣợng câu tƣơng ứng với 7 câu các bé chƣa thực hiện đƣợc, vì các bé chƣa biết kí hiệu của từ đó hoặc là

không biết cấu trúc đó, thực hiện sai cấu trúc. Trƣờng Nhân Chính đạt 63,33% số lƣợng câu, có 36,66% tƣơng ứng với 11 câu các em chƣa thực hiện đƣợc.

Các bé hầu nhƣ đã sử dụng ngữ pháp của NNKH. Tuy nhiên những cấu trúc ngữ pháp này chƣa đƣợc thật sự hoàn chỉnh giống nhƣ ngƣời Điếc trƣởng thành. Nếu nhƣ mô hình cơ bản của một câu chứa động từ có bổ ngữ chỉ đối tƣợng trong tiếng Việt là: S - V - O (với S là chủ ngữ, V là động từ, O là bổ ngữ) thì trong ngôn ngữ kí hiệu lại là: S - O - V.

Theo quan sát của chúng tôi những câu chƣa thực hiện đƣợc không chỉ là những câu trẻ Điếc không làm đƣợc bất kì kí hiệu nào trong câu đó mà còn là những câu mà trẻ Điếc chƣa thể hiện đƣợc hết ý mà chúng tôi yêu cầu, mặc dù trẻ làm đƣợc nhiều kí hiệu trong câu đó.

Ví dụ, câu 28: Tuy bị đau chân nhƣng bạn Nam vẫn đi học đều đặn.

Các em ở cả 2 trƣờng không thể thực hiện đƣợc hết ý mà chúng tôi muốn đề cập. Các bé chỉ đơn giản là: NAM + ĐAU CHÂN + HỌC + ĐI. Ý nghĩa của câu ban đầu đã bị mất đi.

Câu 29: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay. Tƣơng tự nhƣ câu trên, các cặp từ quan hệ “không những – mà còn” đã bị lƣợc bỏ hết đi, chỉ còn lại là: NAM + HỌC GIỎI + HÁT HAY.

Câu 7 và câu 37, các bé ở Nhân Chính chƣa có kí hiệu từ siêng năng (chăm chỉ) và từ đánh đàn. Các bé chƣa thực hiện đƣợc câu hoàn chỉnh.

Câu 13 là câu bị động trong tiếng Việt: Nam đƣợc bà cho đi chơi

công viên nhƣng lại đƣợc các bé Điếc làm kí hiệu nhƣ sau: NAM + BÀ +

BỂ BƠI + CÙNG + ĐI. Tuy rằng câu kí hiệu không thể hiện đƣợc ý bị động nhƣng các bé đã biết biến tấu câu theo một cách khác thể hiện ý tứ của các bé.

Câu 14 và câu 30 là những câu có hai động từ vì vậy mà việc sắp xếp các từ để làm kí hiệu cho đúng ngữ pháp rất khó đối với trẻ Điếc ở lứa tuổi

này: Bạn My đi mua ít đồ giúp mẹ; Chúng em cố gắng học tập tốt để thầy cô và bố mẹ vui lòng.

Trong ngôn ngữ kí hiệu, với các câu có cấu trúc đơn giản nhƣ loại câu không có bổ ngữ (câu 1) hoặc câu có bổ ngữ là tính từ (câu 3) thì trật tự kí hiệu vẫn theo trật tự từ của câu thông thƣờng trong tiếng Việt.

Vì rất cụ thể nên đôi khi NNKH lại có nhƣợc điểm là tính khái quát không cao. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, (câu 29) chỉ một từ “MỞ”, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp đƣợc với các danh từ chỉ sự vật khác nhau trong tất cả các trƣờng hợp nhƣ: Mở cửa, mở khóa, mở nắp (chai)…, thậm chí trong các tổ hợp mang ý nghĩa trừu tƣợng nhƣ: mở lòng, mở trái tim…nhƣng trong ngôn ngữ kí hiệu thì không tồn tại hiện tƣợng này. Các kí hiệu diễn tả bằng hành động tƣơng tự nhƣ các kí hiệu có ý nghĩa “mở” nêu trên có rất nhiều trong ngôn ngữ kí hiệu. Chúng vô cùng phong phú nhƣ chính thực tế cuộc sống. Kí hiệu đƣợc diễn tả bằng hành động cụ thể nhƣ thế nào chỉ đƣợc xác định chính xác khi ngƣời Điếc đã biết rõ đối tƣợng của hành động ấy. Từ chỗ biết rõ đối tƣợng, ngƣời Điếc mới quyết định hành động diễn tả theo cách thức nào. Cùng với một từ nhƣng trẻ Điếc có vô vàn cách thể hiện khác nhau.[2],[3].

Thực tế này cho thấy khi giao tiếp, trẻ Điếc thƣờng xác định đối tƣợng trƣớc khi đƣa ra hành động. Tùy vào cách trẻ tri nhận thì ký hiệu trẻ đƣa ra cũng khác nhau (đây là những trƣờng hợp, kí hiệu này mới hoàn toàn với trẻ. Trẻ chƣa đƣợc dạy mà chỉ tri nhận một cách tự nhiên nhất). Ví dụ: từ “KHÓC” (câu 26) ngón trỏ và ngón giữa của tay trái đƣa lên song song với mắt và di chuyển lên xuống; hoặc là: tay trái đƣa lên, các ngón tay chụm sát vào nhau, đặt song song với mắt, di chuyển bàn tay theo chiều tiến - lùi.

Do ngôn ngữ kí hiệu là loại ngôn ngữ bằng hình ảnh, mang tính tƣợng hình hay phỏng hình nên nó có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Ƣu điểm

là nó trực quan, cụ thể, dễ suy đoán nên dẫn đến một thực tế là những ngƣời Điếc thuộc hai cộng đồng ngƣời sử dụng hai NNKH khác nhau có thể giao tiếp với nhau dễ dàng hơn nhiều so với những ngƣời bình thƣờng thuộc các tộc sử dụng hai ngôn ngữ nói khác nhau.

Đây là một số quy tắc buộc ngƣời học NNKH phải ghi nhớ. Nó cũng giống nhƣ việc ta phải thuộc từng động từ cụ thể, hay học cách sử dụng đúng từng giới từ đi kèm các động từ của tiếng Anh hoặc sử dụng đúng từng lƣợng từ đi kèm với danh từ trong tiếng Hán.

Bảng 2.2. Cấu trúc câu đơn giản trẻ Điếc sử dụng

Thông qua những đoạn hội thoại ngắn, có thể nhận thấy rằng, trẻ Điếc khi giao tiếp có sử dụng ngữ pháp của NNKH trong câu. Ví dụ: “Lớp 1 chơi hai”, “trời tối vẽ”,…

Ví dụ: Hội thoại

Cô giáo: HÔM QUA + TRƢỜNG + CHƠI + GÌ? (AD + S + V + WH-) Vƣợng: CHIỀU QUA + BI LẮC LẮC + CHƠI.

STT Câu hỏi Câu trả lời Chú thích

1 BÀ + LÀM + GÌ? BÀ + NẤU S + V + WH- 2 CỬA + MỞ CỬA + MỞ O + V. (Nét mặt) 3 ĐÁNH ĐÀN + HAY + AI? EM BÉ + ĐÁNH ĐÀN + HAY Từ để hỏi chuyển xuống cuối câu. O +

V + S (Nét mặt)

4

BẠN LAN + SỮA + UỐNG +MẤY (BAO

NHIÊU)? BẠN LAN + SỮA + UỐNG + HAI. Từ hỏi số lƣợng đặt ở cuối câu. S + O + V + N

Hải: LỚP 1 + CHƠI + 2: TRỜI TỐI + VẼ, MƢA + VẼ,… Khánh: EM + NHÀ + CÂY + MA,… 7 HÌNH.

Có một yếu tố không thể thiếu trong NNKH đó là điệu bộ, nét mặt của ngƣời sử dụng nó. Biểu hiện nét mặt đƣợc duy trì xuyên suốt câu và quá trình hội thoại. Đặc biệt là các biểu cảm vui mừng, tức giận, ngƣời sử dụng NNKH sẽ nhấn mạnh ký hiệu từ đó. Quan điểm cho rằng vốn từ vựng của ngƣời Điếc nghèo nàn nên không có các kí hiệu kiểu nhƣ liên từ (thì, là, mà, và...), thán từ (ôi, trời ơi...), phụ từ (rất, hơi, lắm...), cũng nhƣ không có các dạng chỉ mức độ kiểu nhƣ: (cao) vời vợi, (sâu) hun hút, xanh biếc, đo đỏ, mũm mĩm,… trong ngôn ngữ tiếng Việt. Đúng là vốn đơn vị kí hiệu của ngôn ngữ kí hiệu không phong phú bằng vốn từ của ngôn ngữ nói, nhƣng thực tế cho thấy dù không đầy đủ, kém phong phú hơn nhƣng ngôn ngữ kí hiệu vẫn có tất cả các đơn vị kiểu nhƣ hƣ từ, tình thái từ... Chúng thƣờng đƣợc biểu hiện thông qua nét mặt. Chẳng hạn, thán từ ôi đƣợc biểu hiện bằng đôi mắt mở to đầy ngạc nhiên và khuôn mặt vui vẻ, phấn khởi.

Ví dụ, câu 39: Con bé Ngọc chạy nhanh lắm.

Nhƣ đã đề cập đến ở trên, một đặc điểm về ngữ pháp của NNKH mà ngƣời ta thƣờng nói đến - đó là tính “giản lƣợc và có điểm nhấn”. Trong nhiều trƣờng hợp, trẻ Điếc sử dụng những cấu trúc nhấn vào những điểm quan trọng và giản lƣợc đi những thành phần mà họ cho là không thực sự cần thiết (nhất là đối với những cấu trúc câu dài, khó, nhiều phụ từ, tình thái từ, những cấu trúc câu có các cặp quan hệ từ, …) nhằm mục đích tạo ra sự ngắn gọn, dễ hiểu. Chẳng hạn, nếu nhƣ câu tiếng Việt là: “Chị có khỏe không ạ?” thì trong câu NNKH chỉ là “KHỎE KHÔNG?”. Điều này thấy rõ nhất là ở những câu, những hội thoại có những cặp quan hệ từ. Ví dụ,

Câu 27: Nếu Nam chăm chỉ học tập thì cậu ấy sẽ đạt học sinh giỏi

Câu 28: Tuy bị đau chân nhƣng bạn Nam vẫn đi học đều (đặn).

NAM +CHÂN + ĐAU + HỌC + ĐI + ĐỀU. Ngoài ra, từ “đặn” không có từ kí hiệu biểu thị.

Câu 29: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.

NAM + HỌC GIỎI + HÁT HAY.

Cấu trúc câu trẻ dùng: S + V1 + O2, (S) + V2 + O2.

Cấu trúc ngữ pháp của NNKH nhiều khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (do chủ quan của ngƣời phát ngôn), thƣờng điểm nhấn đƣợc đƣa lên đầu câu để gây chú ý.

Ví dụ:Bây giờ ở Big C đang giảm giá rất nhiều mặt hàng.

BIG C, GIẢM GIÁ, BÂY GIỜ. BÂY GIỜ, GIẢM GIÁ, BIG C. GIẢM GIÁ, BIG C, BÂY GIỜ.

Ở ví dụ này, cấu trúc ngữ pháp của câu NNKH nào cũng đúng, bởi một phát ngôn đƣợc đƣa ra sẽ dựa vào phần nhiều ý kiến chủ quan của ngƣời nói. Điều này càng đúng hơn khi ngƣời phát ngôn là ngƣời Điếc – ngƣời tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh và sắp xếp thứ tự hành động theo chủ quan của mỗi cá nhân.

Câu 35: EM BÉ KHÓC TRONG NHÀ. Trẻ Điếc trƣờng Xã Đàn làm kí hiệu: EM BÉ + TRONG NHÀ + KHÓC. Trẻ Điếc trƣờng Nhân Chính: TRONG NHÀ + EM BÉ + KHÓC. Chúng tôi đều chấp nhận cả hai đáp án này.

Tuy diễn đạt theo những trật tự khác nhau, nhƣng nhìn chung ngƣời tham gia giao tiếp vẫn hiểu đầy đủ ý nghĩa của câu nên chúng tôi không coi đó là lỗi khi diễn đạt.

Theo số liệu, 90% trẻ Điếc có cha mẹ là ngƣời nghe – nói. Phụ huynh quan tâm, dạy dỗ, dành nhiều thời gian cho trẻ khi trẻ ở nhà. Ngoài những

kiến thức cơ bản ỏ trƣờng, cha mẹ luôn muốn mở rộng vốn từ và cấu trúc ngữ pháp cho trẻ. Vì vậy mà trẻ Điếc cũng sử dụng những cặp quan hệ từ.

Có những cặp quan hệ xuất hiện một vế: “nếu…thì”; có những cặp thì mất cả hai vế: “tuy…nhƣng”, “không những…mà còn”. Chỉ có những trẻ Điếc có phụ huynh là ngƣời nghe – nói hoặc là ngƣời Điếc thƣờng xuyên giao tiếp với ngƣời nghe – nói thì học mới sử dụng những cặp quan hệ này. Còn đối với những ngƣời Điếc và trẻ Điếc còn lại, họ không biết đến hoặc là hiếm khi dùng đến những cặp quan hệ này trong giao tiếp. Trong tiếng Việt, những cặp quan hệ khi đƣợc sử dụng sẽ tăng hiệu quả của hội thoại, nổi bật ý của ngƣời nói. Nhƣng trong NNKH thì dƣờng nhƣ có hay không những cặp quan hệ từ cũng không ảnh hƣởng đến hiệu quả giao tiếp. Sự giản lƣợc khi sử dụng kí hiệu để giao tiếp theo kiểu ngôn ngữ telex của ngƣời bị chứng mất ngôn ngữ (aphasia) là hệ quả của văn hóa và phong cách tƣ duy của ngƣời Điếc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ điếc lớp đầu cấp tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học xã đàn và trường dạy trẻ điếc nhân chính) (Trang 50)