Cấu trúc câu đơn giản trẻ Điếc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ điếc lớp đầu cấp tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học xã đàn và trường dạy trẻ điếc nhân chính) (Trang 55)

Thông qua những đoạn hội thoại ngắn, có thể nhận thấy rằng, trẻ Điếc khi giao tiếp có sử dụng ngữ pháp của NNKH trong câu. Ví dụ: “Lớp 1 chơi hai”, “trời tối vẽ”,…

Ví dụ: Hội thoại

Cô giáo: HÔM QUA + TRƢỜNG + CHƠI + GÌ? (AD + S + V + WH-) Vƣợng: CHIỀU QUA + BI LẮC LẮC + CHƠI.

STT Câu hỏi Câu trả lời Chú thích

1 BÀ + LÀM + GÌ? BÀ + NẤU S + V + WH- 2 CỬA + MỞ CỬA + MỞ O + V. (Nét mặt) 3 ĐÁNH ĐÀN + HAY + AI? EM BÉ + ĐÁNH ĐÀN + HAY Từ để hỏi chuyển xuống cuối câu. O +

V + S (Nét mặt)

4

BẠN LAN + SỮA + UỐNG +MẤY (BAO

NHIÊU)? BẠN LAN + SỮA + UỐNG + HAI. Từ hỏi số lƣợng đặt ở cuối câu. S + O + V + N

Hải: LỚP 1 + CHƠI + 2: TRỜI TỐI + VẼ, MƢA + VẼ,… Khánh: EM + NHÀ + CÂY + MA,… 7 HÌNH.

Có một yếu tố không thể thiếu trong NNKH đó là điệu bộ, nét mặt của ngƣời sử dụng nó. Biểu hiện nét mặt đƣợc duy trì xuyên suốt câu và quá trình hội thoại. Đặc biệt là các biểu cảm vui mừng, tức giận, ngƣời sử dụng NNKH sẽ nhấn mạnh ký hiệu từ đó. Quan điểm cho rằng vốn từ vựng của ngƣời Điếc nghèo nàn nên không có các kí hiệu kiểu nhƣ liên từ (thì, là, mà, và...), thán từ (ôi, trời ơi...), phụ từ (rất, hơi, lắm...), cũng nhƣ không có các dạng chỉ mức độ kiểu nhƣ: (cao) vời vợi, (sâu) hun hút, xanh biếc, đo đỏ, mũm mĩm,… trong ngôn ngữ tiếng Việt. Đúng là vốn đơn vị kí hiệu của ngôn ngữ kí hiệu không phong phú bằng vốn từ của ngôn ngữ nói, nhƣng thực tế cho thấy dù không đầy đủ, kém phong phú hơn nhƣng ngôn ngữ kí hiệu vẫn có tất cả các đơn vị kiểu nhƣ hƣ từ, tình thái từ... Chúng thƣờng đƣợc biểu hiện thông qua nét mặt. Chẳng hạn, thán từ ôi đƣợc biểu hiện bằng đôi mắt mở to đầy ngạc nhiên và khuôn mặt vui vẻ, phấn khởi.

Ví dụ, câu 39: Con bé Ngọc chạy nhanh lắm.

Nhƣ đã đề cập đến ở trên, một đặc điểm về ngữ pháp của NNKH mà ngƣời ta thƣờng nói đến - đó là tính “giản lƣợc và có điểm nhấn”. Trong nhiều trƣờng hợp, trẻ Điếc sử dụng những cấu trúc nhấn vào những điểm quan trọng và giản lƣợc đi những thành phần mà họ cho là không thực sự cần thiết (nhất là đối với những cấu trúc câu dài, khó, nhiều phụ từ, tình thái từ, những cấu trúc câu có các cặp quan hệ từ, …) nhằm mục đích tạo ra sự ngắn gọn, dễ hiểu. Chẳng hạn, nếu nhƣ câu tiếng Việt là: “Chị có khỏe không ạ?” thì trong câu NNKH chỉ là “KHỎE KHÔNG?”. Điều này thấy rõ nhất là ở những câu, những hội thoại có những cặp quan hệ từ. Ví dụ,

Câu 27: Nếu Nam chăm chỉ học tập thì cậu ấy sẽ đạt học sinh giỏi

Câu 28: Tuy bị đau chân nhƣng bạn Nam vẫn đi học đều (đặn).

NAM +CHÂN + ĐAU + HỌC + ĐI + ĐỀU. Ngoài ra, từ “đặn” không có từ kí hiệu biểu thị.

Câu 29: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.

NAM + HỌC GIỎI + HÁT HAY.

Cấu trúc câu trẻ dùng: S + V1 + O2, (S) + V2 + O2.

Cấu trúc ngữ pháp của NNKH nhiều khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (do chủ quan của ngƣời phát ngôn), thƣờng điểm nhấn đƣợc đƣa lên đầu câu để gây chú ý.

Ví dụ:Bây giờ ở Big C đang giảm giá rất nhiều mặt hàng.

BIG C, GIẢM GIÁ, BÂY GIỜ. BÂY GIỜ, GIẢM GIÁ, BIG C. GIẢM GIÁ, BIG C, BÂY GIỜ.

Ở ví dụ này, cấu trúc ngữ pháp của câu NNKH nào cũng đúng, bởi một phát ngôn đƣợc đƣa ra sẽ dựa vào phần nhiều ý kiến chủ quan của ngƣời nói. Điều này càng đúng hơn khi ngƣời phát ngôn là ngƣời Điếc – ngƣời tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh và sắp xếp thứ tự hành động theo chủ quan của mỗi cá nhân.

Câu 35: EM BÉ KHÓC TRONG NHÀ. Trẻ Điếc trƣờng Xã Đàn làm kí hiệu: EM BÉ + TRONG NHÀ + KHÓC. Trẻ Điếc trƣờng Nhân Chính: TRONG NHÀ + EM BÉ + KHÓC. Chúng tôi đều chấp nhận cả hai đáp án này.

Tuy diễn đạt theo những trật tự khác nhau, nhƣng nhìn chung ngƣời tham gia giao tiếp vẫn hiểu đầy đủ ý nghĩa của câu nên chúng tôi không coi đó là lỗi khi diễn đạt.

Theo số liệu, 90% trẻ Điếc có cha mẹ là ngƣời nghe – nói. Phụ huynh quan tâm, dạy dỗ, dành nhiều thời gian cho trẻ khi trẻ ở nhà. Ngoài những

kiến thức cơ bản ỏ trƣờng, cha mẹ luôn muốn mở rộng vốn từ và cấu trúc ngữ pháp cho trẻ. Vì vậy mà trẻ Điếc cũng sử dụng những cặp quan hệ từ.

Có những cặp quan hệ xuất hiện một vế: “nếu…thì”; có những cặp thì mất cả hai vế: “tuy…nhƣng”, “không những…mà còn”. Chỉ có những trẻ Điếc có phụ huynh là ngƣời nghe – nói hoặc là ngƣời Điếc thƣờng xuyên giao tiếp với ngƣời nghe – nói thì học mới sử dụng những cặp quan hệ này. Còn đối với những ngƣời Điếc và trẻ Điếc còn lại, họ không biết đến hoặc là hiếm khi dùng đến những cặp quan hệ này trong giao tiếp. Trong tiếng Việt, những cặp quan hệ khi đƣợc sử dụng sẽ tăng hiệu quả của hội thoại, nổi bật ý của ngƣời nói. Nhƣng trong NNKH thì dƣờng nhƣ có hay không những cặp quan hệ từ cũng không ảnh hƣởng đến hiệu quả giao tiếp. Sự giản lƣợc khi sử dụng kí hiệu để giao tiếp theo kiểu ngôn ngữ telex của ngƣời bị chứng mất ngôn ngữ (aphasia) là hệ quả của văn hóa và phong cách tƣ duy của ngƣời Điếc: thiên về những cái cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, thƣờng dùng lối nói trực tiếp hơn gián tiếp, dùng lối khẳng định hơn phủ định. Tuy nhiên cần tránh nhầm lẫn giữa cái bị giản lƣợc (không có kí hiệu biểu hiện) và cái có kí hiệu biểu hiện nhƣng không đƣợc nhận ra do chƣa quan sát kĩ hoặc chƣa nhận thức đúng hay vô tình bỏ qua.

Đối với những câu hỏi có sự lựa chọn “cái nào?”; “…hay…” hay là câu dạng cầu khiến, trẻ còn mơ hồ, chƣa có sự liên tƣởng mạnh mẽ, chính vì vậy mà chúng tôi tránh đặt câu hỏi lựa chọn cho trẻ. Thay vào đó, chúng tôi thƣờng xuyên sử dụng các câu hỏi đóng: “có…không?”; “….mấy/ bao nhiêu?”,

Trong cụm danh từ/ danh ngữ của ngôn ngữ kí hiệu, kí hiệu số lƣợng ứng với số từ trong ngôn ngữ nói tự nhiên bắt buộc phải đứng sau kí hiệu chỉ sự vật ứng với danh từ. Ví dụ: “Mẹ mua 2 quả dƣa hấu”  “MẸ + DƢA HẤU + MUA + HAI”.

“Bạn Lan uống hai hộp sữa.”  “BẠN LAN + SỮA + UỐNG + HAI”. Trong câu hay thông báo bằng NNKH thì kí hiệu chỉ số lƣợng không chỉ đứng sau kí hiệu chỉ sự vật mà còn đứng sau cả kí hiệu chỉ hành động.

Các kí hiệu ứng với các từ chỉ đơn vị (các loại từ) nhƣ: con, cái, chiếc… đi với danh từ trong ngôn ngữ thông thƣờng thì thƣờng không có. Đây cũng là điểm khác biệt thú vị giữa NNKH và ngôn nói. Trong nghiên cứu Việt ngữ học đã từng có quan niệm cho rằng danh từ đơn vị mới là yếu tố chính trong cụm danh từ/ danh ngữ, nhƣng với cấu trúc kí hiệu giản lƣợc nhƣ trên, rõ ràng ngƣời Điếc Việt Nam lại không coi đây là một thành phần quan trọng. Ví dụ: “Cái bàn này chân đã gãy”  “BÀN + CHÂN + GÃY”

Đối với những câu hỏi có từ để hỏi nhƣ: ai, gì, mấy, thế nào, bao nhiêu, đâu, nào, tại sao…, khác với ngôn ngữ nói thông thƣờng, từ để hỏi có đứng đầu câu (tại sao, vì sao), giữa câu (bao nhiêu, mấy), cuối câu (gì, nào), thì trong ngôn ngữ kí hiệu, kí hiệu để hỏi luôn luôn đứng ở cuối câu. Ví dụ: “Vì sao bạn Nam bị đau chân?”  BẠN NAM + ĐAU CHÂN + VÌ SAO?”

Gia đình em có mấy (bao nhiêu) ngƣời?  GIA ĐÌNH + EM + NGƢỜI +MẤY /BAO NHIÊU?”

Có một đặc điểm của NNKH khác với tiếng Việt cũng rất nổi bật. NNKH không phân biệt thể chủ động - thể bị động. Ví dụ: “Lê bị thầy phạt”

 LÊ + THẦY+ PHẠT”, hoặc “THẦY + LÊ +PHẠT”. Danh từ nào đứng trƣớc sẽ là thành phần đƣợc nhấn mạnh hơn. Ở ví dụ này, với vai nghĩa là “thầy” và “Lê (học trò) thì ngƣời nhận phát ngôn sẽ hiểu là: thầy phạt Lê hay

Lê bị thầy phạt và không thể có chiều ngƣợc lại. Xét ví dụ khác, “Nam đƣợc bà cho đi chơi công viên”  NAM + BÀ + BỂ BƠI + CÙNG ĐI”. Câu tiếng Việt, ta sẽ thấy rõ thể bị động là Nam đƣợc bàcho đi chứ không phải là đƣợc Nam cho đi. Ngoài ra, có thể thấy, ở ví dụ này, NNKH có cách biểu thị ý khác câu tiếng Việt. Câu NNKH lại sáng tạo cụm động từ “cùng đi”. Nó

không thể hiện dạng bị động của câu nhƣng “cùng đi” lại thể hiện đƣợc ý nghĩa của hành động là cả hai bà cháu đều đi. Đây cũng là một minh chứng cho việc, trẻ Điếc bỏ qua sự phức tạp trong cấu trúc ngữ pháp của câu mà hƣớng đến kết quả hành động. Nó phản ánh tƣ duy ngƣời Điếc, thể hiện tƣ duy trực quan của họ khi tri nhận sự việc.

Nét mặt, điệu bộ và sự chuyển động của cơ thể là một phần quan trọng trong sự diễn đạt câu. (xem thêm Chƣơng 1).

Qua khảo sát về khả năng diễn đạt câu bằng ngôn ngữ kí hiệu ở hai cơ sở, chúng tôi thấy tất cả trẻ Điếc đều thực hiện rất tốt bảng câu chúng tôi đƣa ra, trong đó có ít sự chênh lệch về mức độ giữa hai cơ sở.

Tiểu kết chương 2

Sau lần đầu khảo sát chúng tôi có nhận xét về một số thực trạng nhƣ: Khả năng sử dụng NNKH của các bé ở hai cơ sở là rất hạn chế, thiếu hụt nhiều từ vựng ở các mảng. Nắm bắt kí hiệu nhanh nhƣng khi đánh vần sang chữ cái tiếng Việt lại rất khó khăn, hầu nhƣ không nhớ đƣợc mặt chữ cái và cách ghép từ. Nguyên nhân chính là giáo viên ngƣời nghe nói chƣa có cái nhìn toàn vẹn về ảnh hƣởng của NNKH đối với trẻ Điếc, hoặc hiểu sai bản chất kí hiệu nên trong quá trình giảng dạy bị sai lệch kiến thức, áp đặt lối dạy học của trẻ nghe – nói lên trẻ Điếc. Đối với giáo viên là ngƣời Điếc, họ vững về chuyên môn kí hiệu nhƣng khi chuyển nghĩa sang từ tiếng Việt thì lại bị thiếu hụt, hoặc là kí hiệu của họ bị hạn chế về nghĩa hoặc không có kí hiệu biểu thị nên chƣa đáp ứng đƣợchiệu quả bài giảng. Mặt khác, giờ dạy của giáo viên ở hai cơ sở này khá đơn điệu, không tạo đƣợc hứng thú cho trẻ trong các giờ học, khả năng của các bé chƣa đƣợc phát huy.

Có sự chênh lệch rõ ràng trình độ nhận thức và ngôn ngữ giữa những trẻ có cha mẹ sử dụng NNKH và trẻ có bố mẹ không sử dụng NNKH để thấy

rằng cần phải có môi trƣờng cho trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình ở mọi nơi mọi lúc.

Trẻ Điếc ở hai trƣờng đều có ngữ pháp khi giao tiếp và cấu trúc của nó đơn giản. Ngữ pháp thông thƣờng của tiếng Việt là: S + V + O thì ở NNKH là: S + O + V, và mức giản lƣợc của nó là: (S) + V.

Trong tiếng Việt, muốn nhấn mạnh ý hoặc ai, cái gì thì trong câu sẽ sử dụng các cấu trúc câu đặc biệt nhƣ: các cặp quan hệ từ, thán từ, liên từ, thể chủ động, thể bị động,… nhƣng trong NNKH thì không xuất hiện những hiện tƣợng ngữ pháp này.

Cũng giống nhƣ trẻ nghe – nói, nhận thức của trẻ Điếc lứa tuổi này rất ngô nghê, chính vì vậy mà những phát ngôn của trẻ khiến ngƣời nhận phát ngôn hiểu sai nội dung, sai ngữ pháp.

Ví dụ: MẸ + MUA + GÀ BỐ +HAI. (sai)

MẸ + MUA + GÀ TRỐNG + HAI. (đúng)

Nhận rõ những điểm tồn tại nhƣ trên, chúng tôi xây dựng một số loại trò chơi nhằm khắc phục những nhƣợc điểm đó để tiến tới khảo sát lần 2.

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT THỬ NGHIỆM MỘT SỐ TRÕ CHƠI PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU CHO TRẺ ĐIẾC

LỚP ĐẦU CẤP TIỂU HỌC

Đƣợc đi học, đƣợc đến trƣờng luôn là niểm khát khao mơ ƣớc của mọi đứa trẻ. Với trẻ Điếc, ƣớc mơ đó lại càng trở nên tha thiết, cháy bỏng. Sự hạn chế về trình độ ngôn ngữ dẫn đến sự hạn chế về kỹ năng giao tiếp khiến các em bị mất tự tin khi bƣớc vào lớp 1, ảnh hƣởng xấu đến kết quả học tập và sự phát triển toàn diện sau này. Vì tƣơng lai tƣơi sang cho các em, chúng ta cần cố gắng tìm mọi cách để trẻ Điếc đến tuổi đi học đƣợc vui vẻ đến trƣờng. Việc sử dụng các loại trò chơi trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ Điếc là một trong những công việc nhƣ thế.

3.1. Tầm quan trọng của của trò chơi trong việc dạy học và phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ

Học mà chơi, chơi mà học là bản chất của trẻ. Việc chơi của trẻ nói chung và trẻ Điếc nói riêng rất quan trọng trong suốt quá trình lớn lên và phát triển của bản thân trẻ bởi vì: việc chơi đặt nền tảng cho việc học và hành trong tƣơng lai trong tất cả mọi lĩnh vực. Nó có thể thực hành các kĩ năng cũ và phát triển các kĩ năng mới. Chơi quan trọng bởi vì nó hình thành nên sự hiểu biết ở đứa trẻ về những ngƣời khác và các thứ xung quanh nó, vốn là cơ sở cho sự giao tiếp. Mặc khác, chơi cho phép đứa trẻ thí nghiệm và để học mà không có nguy cơ thất bại. Và đƣơng nhiên, việc chơi của trẻ phải đƣợc sự hƣớng dẫn, trông nom và sự khuyến khích của giáo viên và cha mẹ trẻ.

quả nghiên cứu khoa học của các nhà tâm lý học, thần kinh,...Trong phạm vi luận văn này, chỉ xin đƣa ra định nghĩa khái quát về hoạt động vui chơi. Theo quan điểm của các tác giả thì: chơi là thời gian khi một đứa trẻ tự do thử các thứ bên ngoài cho bản thân nó, theo cách riêng của nó. Chính vì vậy, mà chơi là thời gian mà đứa trẻ đƣợc thƣ giãn và thoải mái trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả. Các nhà tâm lý học cũng khẳng định: “Nếu các nhà giáo dục thực sự làm cho học sinh hứng thú học , thì việc dạy học và giáo dục sẽ trở nên rất nhẹ nhàng. [4].

Môi trƣờng gia đình (đại diện là cha mẹ trẻ) là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với trẻ Điếc. Gia đình là nơi mà trẻ bộc lộ cảm xúc, rèn luyện ngôn ngữ. Giao tiếp với cha mẹ khác với giao tiếp với thầy cô giáo. Nếu nhƣ ở trƣờng, hội thoại giữa học sinh và giáo viên dƣới hình thức giảng dạy – học tập thì ở nhà, trẻ và cha mẹ là hội thoại gia đình, bộc lộ tâm tƣ tình cảm. Chính vì vậy mà phụ huynh nên tạo môi trƣờng giao tiếp cho trẻ khi ở nhà bằng cách cởi mở, âu yếm, nói chuyện để cho trẻ thấy đƣợc rằng chúng cũng giống nhƣ những đứa trẻ khác đƣợc cha mẹ yêu thƣơng, quan tâm bằng ngôn ngữ kí hiệu. Hãy cho trẻ thấy đƣợc điều đó. Sau một ngày hoạt động ở trƣờng, trẻ tóm tắt những hoạt động đó cho cha mẹ. Giống nhƣ ngƣời hƣớng dẫn, phụ huynh dẫn dắt trẻ vào câu chuyện, sửa ngôn ngữ và dạy trẻ từ vựng,…Đó cũng là lý do mà các chuyên gia luôn chú ý đến ba khía cạnh: không gian giao tiếp, tình huống giao tiếp và đối tƣợng giao tiếp cho trẻ.

Xuất phát điểm của trẻ Điếc không giống nhƣ những trẻ nghe – nói. Chính vì thế mà những đặc điểm về cảm giác, tri giác, trí nhớ, tƣợng tƣợng, tƣ duy của trẻ Điếc cũng có chút khác biệt so với trẻ nghe – nói. Từ đó, việc ngôn ngữ hình thành cũng nhƣ việc tiếp nhận ngôn ngữ một cách trực tiếp và gián tiếp cũng khác. Qua khảo sát lần 1 ở hai trƣờng

Nhân Chính và Xã Đàn chúng tôi nhận thấy việc dạy của giáo viên và việc học của trẻ Điếc có nhiều khó khăn. Giáo viên chƣa tiếp cận học sinh một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ điếc lớp đầu cấp tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học xã đàn và trường dạy trẻ điếc nhân chính) (Trang 55)