KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở tuổi thiếu niên (Trang 60)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nhận thức của học sinh THCS về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập

Để đo mức độ kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của thiếu niên chúng tôi chú trọng đến việc tìm hiểu nhận thức của học sinh THCS về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập. Nhận thức đƣợc đánh giá qua các tiêu chí: nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm trong học tập; nhận thức mức độ cần thiết của các tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh.

3.1.1. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của làm việc nhóm trong học tập nhóm trong học tập

Tìm hiểu nhận thức của học sinh về tầm quan trọng, ý nghĩa của làm việc nhóm trong học tập chúng tôi đƣa ra câu hỏi: “Sau đây là ý kiến của một số người về ý nghĩa, tầm quan trọng của làm việc nhóm trong học tập, bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với từng ý kiến đó?”, mục đích nhằm phát hiện mức độ đầy đủ, sâu sắc trong nhận thức của học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của làm việc nhóm trong học tập. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.1: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của làm việc nhóm trong học tập.

Các ý kiến

Không

đồng ý Khó nói Đồng ý ĐTB SD XH Sl % Sl % Sl %

1.Trao đổi trong nhóm học tập giúp mỗi cá nhân hiểu tri thức đang học đầy đủ hơn, sâu sắc hơn khi học riêng một mình

30 7.4 38 9.3 340 83.3 2.76 0.57 1

2.Tham gia tranh luận sôi nổi với các bạn trong nhóm học tập làm tôi nhớ rất lâu tri thức đã học

3.Tôi không thể tự tìm đƣợc nhiều thí dụ minh hoạ cho một tri thức đang học bằng khi làm việc nhóm cùng các bạn

117 28.7 145 36.0 146 35.6 2.07 0.8 9

4.Khi trao đổi trong nhóm chúng tôi thƣờng tìm đƣợc nhiều phƣơng pháp giải khác nhau cho một bài tập hơn khi ngồi học một mình

38 9.3 62 15.0 308 75.5 2.66 0.64 4

5.Trình bày hiểu biết của mình để các bạn trong nhóm góp thêm ý kiến là cách tốt nhất để tôi hiểu sâu vấn đề đang học

23 5.6 64 16.0 321 78.7 2.73 0.55 2

6.Khi làm việc nhóm trong học tập buộc tôi phải tập trung tƣ tƣởng cao độ để phân tích chỗ đúng, chỗ sai trong ý kiến các bạn khác.

76 18.6 134 33.0 198 48.5 2.30 0.76 8

7. Làm việc nhóm trong hoc tập giúp tôi học đƣợc nhiều cách suy nghĩ khác nhau về cùng một vấn đề của các bạn trong cùng nhóm.

25 6.1 78 19.0 305 74.8 2.69 0.58 3

8.Làm việc nhóm trong học tập giúp cho tƣ duy của tôi trở nên nhanh nhạy hơn, sâu sắc hơn khi ngồi học một mình.

36 8.8 105 26.0 267 62.4 2.57 0.65 5

9.Làm việc nhóm trong học tập làm cho chúng tôi hiểu nhau sâu sắc hơn, tình bạn giữa chúng tôi trở nên thân thiết hơn

46 11.3 91 22.0 271 66.4 2.55 0.68 6

ĐTBC 2.54

Bằng cách chúng tôi đƣa ra rất nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa, tầm quan trọng của làm việc nhóm trong học tập để học sinh đánh giá sự phù hợp với ý nghĩ

của mình đã cho chúng ta kết quả đáng chú ý. Dựa vào bảng trên có thể thấy, nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của làm việc nhóm trong học tập ở học sinh ở mức độ cao (ĐTB chung = 2.54), cao hơn ĐTB của thang đo. Trong đó ý kiến đƣợc học sinh lựa chọn đánh giá cao là: làm việc nhóm giúp học sinh hiểu được kiến thức đang học đầy đủ và sâu sắc hơn (ĐTB = 2.76, Sd = 0.57). Có tới 83.3% học sinh đồng ý với ý kiến trên, chỉ có 9.3% khó nói và 7.4% không đồng ý. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong các ý kiến trả lời phỏng vấn sâu mà chúng tôi thu đƣợc. Em T.N.Đ, nam, lớp 8a trƣờng THCS Thanh Mỹ cho biết “Làm việc nhóm cùng các bạn khác giúp em hiểu được chính xác và sâu sắc hơn kiến thức mà mình đang học”. Lựa chọn này đã thể hiện đƣợc sự nhận thức sâu sắc và chính xác của học sinh đối với điều quan trọng nhất của làm việc nhóm chính là giúp học sinh hiểu đƣợc kiến thức đang học đầy đủ và sâu sắc hơn.

Ý kiến tiếp theo đƣợc học sinh đánh giá cao chính là “trình bày ý kiến của mình trước các bạn trong nhóm giúp học sinh hiểu sâu hơn về vấn đề đang học” (ĐTB = 2.73, sd = 0.55) và làm việc nhóm giúp học sinh học được nhiều cách suy nghĩ khác nhau về cùng một vấn đề của các thành viên khác trong nhóm (ĐTB = 2.69, sd = 0.58). Các ý kiến này cũng đƣợc các em học sinh phản ánh rõ trong quá trình phỏng vấn sâu. Em L.T.H, nữ, lớp 8A trƣờng Thanh Mỹ cho biết “Khi làm việc nhóm em được biết thêm nhiều ý kiến của các bạn. Có những ý kiến rất hay và sáng tạo giúp em học hỏi được rất nhiều”. Hay em N.Đ.T, nam, lớp 9A, trƣờng Nghĩa Liên phát biểu “Khi làm việc nhóm em trình bày ý kiến của mình trước các bạn khiến em nắm chắc hơn kiến thức, hiểu sâu hơn kiến thức đang học…”.

Một số ý kiến khác cũng đƣợc học sinh đánh giá cao nhƣ làm việc nhóm giúp tƣ duy nhanh nhạy hơn có tới 62.4% học sinh đồng ý với ý kiến này (ĐTB = 2.57, Sd = 0.65), làm việc nhóm giúp học sinh tìm đƣợc nhiều phƣơng pháp giải hơn có 75.5% học sinh đồng ý với ĐTB = 2.66 , sd = 0.64, giúp học sinh hiểu nhau sâu sắc hơn về ý nghĩa của nó đối với học sinh trong khi làm việc nhóm trong học tập nhận đƣợc sự đồng tình từ 66.4%, ĐTB = 2.55, sd = 0.68.

Ý kiến nhận đƣợc ít sự ủng hộ nhất của học sinh chính là “Học sinh không thể tìm được nhiều thí dụ minh họa cho tri thức đang học bằng khi làm việc nhóm với các bạn” (ĐTB = 2.07; sd = 0.80). Trên thực tế cho thấy, khi thảo luận một vấn đề cần đƣa ra nhiều ví dụ thì các nhóm làm việc sẽ đƣa ra đƣợc nhiều ví dụ hơn, ví dụ phong phú hơn so với chỉ một cá nhân làm việc. Tuy nhiên, học sinh đã chƣa nắm vững đƣợc điều này, nên lúc thực hiện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập sẽ ít nhiều bị ảnh hƣởng tới.

Mặt khác, ý nghĩa không kém phần quan trọng mà học sinh có đƣợc khi tham gia làm việc nhóm trong học tập chính là cơ hội để bản thân học sinh hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn khiến cho tình bạn ngày càng trở nên thắm thiết. Tuy nhiên, điều này chƣa đƣợc học sinh nhìn nhận ra và đánh giá đúng mức. Có thể thấy, học sinh chỉ mới chăm chăm nhìn nhận làm việc nhóm trong học tập ở khía cạnh một chiều là nâng cao bản thân tri thức mà học sinh đang tiếp cận mà chƣa có cái nhìn sâu, xa hơn về những lợi ích mà làm việc nhóm trong học tập đem lại.

Tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa tầm quan trọng của làm việc nhóm đối với học sinh chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu phụ huynh và giáo viên tại hai trƣờng trên. Kết quả cho thấy, phần lớn các câu trả lời phỏng vấn sâu của phụ huynh và giáo viên đều nhấn mạnh vào 2 ý nghĩa quan trọng của làm việc nhóm trong học tập là: Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về kiến thức đang học và nâng cao tinh thần đoàn kết, học hỏi lẫn nhau, gắn bó và chia sẻ với nhau. Cô P.T.H.N, hiệu trƣởng trƣờng Thanh Mỹ cho biết “Làm việc nhóm có các lợi ích như sau: 1, giúp học sinh hiểu bài một cách sâu sắc, phát huy được trí lực của tất cả các em. 2, Tạo cơ hội cho các em học sinh biết gắn bó, gắn kết và chia sẻ lẫn nhau ”. Hay bác T.H.Q, phụ huynh em T.M.D, lớp 9c trƣờng Nghĩa Liên cho biết “Tôi thấy làm việc nhóm giúp cho học sinh …hiểu sâu sắc hơn kiến thức, biết gắn bó và chia sẻ với nhau”.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự đồng thuận trong nhận thức giữa học sinh, phụ huynh và giáo viên về ý nghĩa tầm quan trọng của làm việc nhóm trong học tập của học sinh. Nhìn chung, các em học sinh đã có nhận thức khá sâu sắc về ý nghĩa tầm quan trọng của làm việc nhóm đối với bản thân. Có thể nói, đây

chính là cơ sở để học sinh có động cơ đúng đắn khi làm việc nhóm trong học tập; từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong học tập đạt tới mức độ cao.

3.1.2. Nhận thức về mức độ cần thiết của từng tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành các kỹ năng thành phần khi làm việc nhóm trong học tập của học sinh

Nhƣ phần lý luận đã khẳng định, muốn có kỹ năng về một lĩnh vực nào đó, trƣớc hết chủ thể phải có tri thức về phƣơng thức hành động trong lĩnh vực đó, phải thấy những tri thức đó là vô cùng cần thiết đối với mình, phải xem đó là một trong những điều kiện tiên quyết để có kỹ năng trong lĩnh vực đó. Vì vậy, trong đề tài của mình chúng tôi điều tra nhằm phát hiện nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của những tri thức về phƣơng thức làm việc nhóm trong học tập đối với học sinh. Câu hỏi đặt ra cho học sinh là: “Bạn vui lòng đánh giá mức độ cần thiết của từng tri thức về cách thức làm việc nhóm trong học tập sau đây trong việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của bản thân mình”. Kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở phần sau.

3.1.2.1. Nhận thức về mức độ cần thiết của từng tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực khi làm việc nhóm trong học tập của học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy, học sinh đã có nhận thức tốt về mức độ cần thiết các các tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực (ĐTB = 2.49). Cụ thể, tỉ lệ phần trăm lựa chọn các tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực là rất cần thiết giao động từ 48.5% đến 77.0% chứng tỏ số lƣợng học sinh đánh giá mức độ cần thiết khá cao.

Bảng 3.2 : Mức độ cần thiết của những tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực khi làm việc nhóm trong học tập

Những tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực khi làm

việc nhóm trong học tập Mức độ cần thiết ĐTB Sd XH Không cần thiết Khó nói Rất cần thiết Sl % Sl % Sl %

1.Biết tập trung chú ý, biểu lộ

sự lắng nghe 16 3.9 78 19.1 314 77.0 2.73 0.52 1 2.Biết tìm ra đúng ý trong ngôn

ngữ, cử chỉ, trong cảm xúc của các thành viên khác

47 11.5 159 39.0 202 49.5 2.38 0.68 4

3.Biết cách thức im lặng, dừng

nói khi cần thiết 94 23.0 93 22.8 221 54.2 2.31 0.82 5 4.Biết kiên nhẫn chờ đợi cho

các thành viên khác nói và biểu lộ hết ý cần nói 36 8.8 69 16.9 303 74.3 2.65 0.63 2 5.Biết cách xác nhận và nhắc lại đúng ý của thành viên khác bằng ngôn ngữ của mình 75 18.4 135 33.1 198 48.5 2.30 0.76 6 6.Biết cách thức hỏi làm rõ ý khi nghe 42 10.3 99 24.3 267 65.4 2.55 0.67 3 ĐTB chung 2.49

Biết tập trung chú ý biểu lộ sự lắng nghe đƣợc học sinh đánh giá là tri thức rất cần thiết để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực khi làm việc nhóm trong học tập (ĐTB = 2.73). Khảo sát ở phụ huynh và giáo viên cho thấy có sự tƣơng đồng trong đánh giá sự cần thiết của việc tập trung chú ý biểu lộ sự lắng nghe giữa phụ huynh và học sinh (ĐTB ở phụ huynh = 2.80 và ĐTB ở giáo viên = 2.92). Em N.T.H, nam, lớp 9A cho biết “Tập trung chú ý, biểu lộ lắng nghe ý kiến các bạn là

hơn, các bạn sẽ mạnh dạn nói hơn”. Có thể nói, biết tập trung chú ý biểu lộ sự lắng nghe giúp thành viên đang nói thấy đƣợc tôn trọng và thành viên nghe sẽ có đƣợc tâm thế lắng nghe tốt nhất từ đó nghe, hiểu đƣợc bạn mình, sau đó có những trao đổi phù hợp, chính xác đƣa kết quả làm việc nhóm ngày một đƣợc nâng cao.

Tri thức về phƣơng thức làm việc nhóm đƣợc học sinh đánh giá là quan trọng thứ 2 để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực là biết kiên nhẫn chờ đợi thành viên khác nói và biểu lộ hết ý cần nói (ĐTB = 2.65). Có tới 74.3% học sinh đánh giá là rất cần thiết, 17.0% đánh giá khó nói và chỉ có 8.8% đánh giá là không cần thiết. Trên thực tế cho thấy, nếu học sinh khi làm việc nhóm mà không biết kiên nhẫn chờ đợi các bạn nói hết đã vội cắt ngang và đƣa ra ý kiến sẽ dẫn đến cãi vã hoặc mâu thuẫn trong nhóm. Vì vậy, học sinh đánh giá cao điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.

Biết hỏi để làm rõ ý khi nghe cũng đƣợc học sinh đánh giá rất cần thiết để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực khi làm việc nhóm (ĐTB = 2.55), với các mức độ phần trăm rất cần thiết, khó nói và không cần thiết nhƣ sau 65.4%, 24.0% và 10.3%. Có thể thấy, hỏi làm rõ ý sẽ giúp học sinh hiểu đƣợc chính xác vấn đề mà bạn đang trình bày để từ đó đƣa ra những ý kiến phù hợp rồi từ đó đƣa ra những quyết định phù hợp nhằm đặt đƣợc mục tiêu nhóm học tập đề ra.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, học sinh đã xem nhẹ vai trò của biết cách xác nhận và nhắc lại đúng ý của thành viên khác bằng ngôn ngữ của mình

(ĐTB = 2.30), biết cách thức im lặng, dừng nói khi cần thiết (ĐTB = 2.31) hơn so với các tri thức khác của kỹ năng này. Những đánh giá này chứng tỏ rằng học sinh chƣa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lắng nghe tích cực.

3.1.2.2. Nhận thức về mức độ cần thiết của từng tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề khi làm việc nhóm trong học tập

Bảng 3.3: Mức độ cần thiết của những tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề khi làm việc nhóm trong học tập

Những tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề

khi làm việc nhóm trong học tập Không cần thiết Khó nói Rất cần thiết ĐTB Sd XH Sl % Sl % Sl % 7.Biết vận dụng những tri thức đã nắm vững phân tích, tổng hợp, khái quát hoá ý kiến của các thành viên khác trong nhóm để hiểu chính xác ý tƣởng mà họ đã trình bày

28 6.9 82 20.1 298 73.0 2.66 0.60 2

8.Biết sắp xếp ý khi trình bày

một cách logic, chặt chẽ 31 7.6 75 18.4 302 74.0 2.67 0.61 1 9.Biết sử dụng chính xác các

thuật ngữ khoa học, các từ đơn giản, dễ hiểu để diễn tả ý nghĩ của mình một cách logic chặt chẽ, mạch lạc trƣớc nhóm.

42 10.3 113 27.7 253 62.0 2.52 0.67 3

10.Biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung đang trình bày làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn đối với ngƣời nghe

132 32.4 101 24.8 175 42.9 2.11 0.86 4

ĐTB chung 2.48

thấy, phần lớn học sinh đã có nhận thức đúng đắn về mức độ cần thiết của các tri thức về phƣơng thức hành động để hình thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề (ĐTB = 2.48), cao hơn ĐTB của thang đo. Trong đó, biết sắp xếp ý khi trình bày một cách logic, chặt chẽ đƣợc học sinh khẳng định là rất cần thiết trong quá trình làm việc nhóm trong học tập (ĐTB = 2.67). Có tới 74.0% học sinh đánh giá rất cần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở tuổi thiếu niên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)