Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở tuổi thiếu niên (Trang 54 - 58)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

Bằng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu chúng tôi đã tìm hiểu, đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu trong nƣớc và ngoài nƣớc về các vấn đề liên quan đến đề tài nhƣ: kỹ năng, kỹ năng làm việc nhóm, nhóm, nhóm làm việc. Để từ đó, chúng tôi viết nên phần cơ sở lý luận của đề tài.

2.3.2. Phƣơng pháp quan sát

Phƣơng pháp quan sát là phƣơng pháp chủ đạo trong đề tài này. Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này nhằm mục đích quan sát hành vi của học sinh để thấy đƣợc mức độ biểu hiện kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh đƣợc thể hiện nhƣ thế nào. Chúng tôi sử dụng các phƣơng tiện, công cụ trong quá trình quan sát bằng: mắt thƣờng, máy ảnh, máy ghi âm, quay camera.

Cách thức tiến hành quan sát nhƣ sau:

- Chúng tôi tiến hành quay camera, chụp ảnh các giờ dạy để từ đó đánh giá đƣợc mức độ kỹ năng làm việc nhóm của tuổi thiếu niên. đƣợc mức độ kỹ năng làm việc nhóm của tuổi thiếu niên.

- Bên cạnh với việc quay camera, chụp ảnh chúng tôi sử dụng biên bản quan sát để đánh giá ngay tại lúc quan sát biểu hiện các mức độ kỹ năng làm việc nhóm đƣợc thể hiện ra nhƣ thế nào.

Sau đó, dựa vào việc gỡ băng, biên bản quan sát để phân tích và đánh giá mức độ kỹ năng làm việc nhóm ở tuổi thiếu niên.

2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Do đặc trƣng của việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong học tập chịu ảnh hƣởng của các yếu tố bản thân học sinh, giáo dục gia đình và giáo dục nhà trƣờng nên chúng tôi đặc biệt quan tâm phỏng vấn học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo. Chúng tôi cho rằng, thông qua việc trò chuyện với học sinh, thầy cô, phụ huynh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn trong đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của học sinh cũng nhƣ các nguyên nhân ảnh hƣởng tới hiệu quả làm việc nhóm trong học tập.

Chúng tôi sử dụng 03 mẫu phiếu phỏng vấn sâu cho học sinh, phụ huynh và thầy cô.

Phỏng vấn sâu học sinh mẫu phiếu: PS01 Phỏng vấn sâu phụ huynh mẫu phiếu: PS02 Phỏng vấn sâu thầy (cô) mẫu phiếu: PS03

2.3.4. Phƣơng pháp mô tả chân dung tâm lý điển hình

Đây là phƣơng pháp mô tả chân dung tâm lý của một vài học sinh điển hình về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tiến hành xây dựng hai chân dung tâm lý điển hình, một đại diện cho những học sinh có kỹ năng làm việc nhóm trong học tập tốt, một đại diện cho những học sinh kỹ năng làm việc nhóm trong học tập còn chƣa tốt. Hai chân dung tâm lý điển hình này không phải là hình tƣợng nghệ thuật đƣợc hƣ cấu mà là những con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt, có thật 100% đang ngày ngày học tập tại mái trƣờng trung học cơ sở. “Nguyên vật liệu” để xây dựng nên hai chân dung tâm lý này chúng tôi thu đƣợc bằng phƣơng pháp phỏng vấn sâu học sinh kết hợp với những thông tin bản thân ngƣời đó cung cấp qua trả lời câu hỏi khi chúng tôi điều

tra đại trà (chung cho tất cả những khách thể khác). Phỏng vấn sâu học sinh dựa vào những vấn đề sau đây:

- Thông tin về bản thân học sinh với những tình cảm, thái độ, ƣớc mơ, hoài bão của học sinh

- Thông tin về giáo dục gia đình với cách hƣớng dẫn của bố mẹ để hình thành nên kỹ năng hợp tác của học sinh

- Thông tin về giáo dục nhà trƣờng ở mẫu giáo, tiểu học và cấp 2 nhƣ thế nào - Thông tin về cách thức rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của chính cá nhân em học sinh đó.

2.3.5. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

Với phƣơng pháp này chúng tôi hƣớng tới xác định thực trạng kỹ năng làm việc nhóm ở tuổi thiếu niên. Cùng với phƣơng pháp quan sát và phỏng vấn sâu đây cũng là phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng để giúp chúng tôi làm sáng tỏ đƣợc giả thuyết nghiên cứu. Để đạt đƣợc mục tiêu chúng tôi đã tiến hành xây dựng 03 bảng câu hỏi dành cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Cụ thể nhƣ sau:

- Với học sinh, chúng tôi đã xây dựng 01 bảng hỏi gồm 07 câu để tìm hiểu các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh: mức độ nhận thức câu 1, 2; mức độ vận dụng thƣờng xuyên và thành thạo câu 3. Câu 4, 5 đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng. Câu 6 tìm hiểu về những khó khăn gặp phải khi tham gia làm việc nhóm. Câu 07 là những kiến nghị của học sinh.

- Với phụ huynh, chúng tôi đã xây dựng 01 bảng hỏi gồm 07 câu để tìm hiểu đánh giá của phụ huynh về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh: nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng và mức độ cần thiết câu 1, 2; mức độ thƣờng xuyên và mức độ thành thạo câu 3. Câu 4, 5, 6, 7 đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng, những khó khăn gặp phải và kiến nghị của phụ huynh để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của thiếu niên.

- Với giáo viên, chúng tôi đã xây dựng 01 bảng hỏi gồm 8 câu để tìm hiểu đánh giá của giáo viên về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của học sinh: nhận thức về tầm quan trọng và mức độ cần thiết câu 1, 2, 3; mức độ vận dụng thƣờng

xuyên và mức độ thành thạo câu 4. Câu 5, 6, 7, 8 đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng, những khó khăn gặp phải và kiến nghị của giáo viên để nâng cao loại kỹ năng này ở học sinh.

2.3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Các số liệu điều tra đƣợc xử lý theo chƣơng trình SPSS 16.0 với những thông số đã đƣợc cài sẵn công thức tính. Các thông số và phép toán thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả

- Tần suất để xem xét sự phân bố các giá trị: fi = ni

n *100%

- Điểm trung bình cộng để tính điểm đạt đƣợc của từng ý kiến và của từng nhân tố cũng nhƣ từng kỹ năng thành phần và toàn bộ kỹ năng:

X =  xi /n

- Độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ phân tán hoặc thay đổi của điểm số xung quanh giá trị trung bình

Phần thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê sau:

- Phân tích so sánh: trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình. Các giá trị trung bình đƣợc coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p < 0,05. Đối với các phép so sánh của hai nhóm chúng tôi sử dụng phép kiểm định Chi-Square, Mann – Whitney, Kruskal - Wallis. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phép so sánh chéo (Crosstabs).

- Phân tích tƣơng quan nhị biến dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, nghĩa là biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia nhƣ thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số đƣợc đo bởi hệ số tƣơng quan Pearson (r), có giá trị từ -1 đến +1. Giá trị của nó cho biết độ mạnh và hƣớng của mối liên hệ: nếu giá trị + (r>0) có nghĩa là giữa chúng có mối liên hệ thuận và giá trị - (r<0) thể hiện mối liên hệ nghịch, trong trƣờng hợp

r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. Chúng tôi tìm hiểu các mối lên hệ bằng lệnh: Analize/correlate/Bivariate Correlations.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ở tuổi thiếu niên (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)