.Báo Phụ Nữ TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xã hội từ thiện của báo chí thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Báo Phụ Nữ TPHCM ra số đầu tiên vào 19-5-1975, khổ 27X40 cm, mỗi tuần một kỳ dung lượng 8 trang. Tháng 4- 1989, báo tăng lên

12 trang, rồi 16 trang và ra mỗi tuần 2 kỳ vào thứ 4 và thứ 7. Từ 11- 1993, báo cĩ thêm phụ bản Phụ nữ nguyệt san và nay trở thành Phụ Nữ TPHCM chủ nhật khổ 19X27cm, phát hành cuối tuần.

Báo cĩ tơn chỉ mục đích:

-Tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động thực hiện chủ trương nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Liên hiệp Phụ nữ TPHCM

-Phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm xây dựng hơn nhân, gia đình hạnh phúc.

THƠNG TIN TỒ SOẠN:

 Tổng biên tập:

Phan Thị Ngọc Mai (Mai Hiền)

 Phĩ tổng biên tập:

Minh Phong

 Địa chỉ tồ soạn báo

188 Lý Chính Thắng, quận 3, TPHCM

ĐT: (08) 8468715 – (08) 8440854 – (08) 8444629 Fax: (84 -8) 8421723

Email: phunutp@hcm.vnn.vn

 Văn phịng đại diện tại Hà Nội: 244 kim Mã, quận Ba Đình ĐT: (04)8464206

Fax: (04)8464192

Xuất hiện vào tháng 6 – 1976 nhưng báo Cơng An TPHCM chỉ phát hành trong nội bộ ngành cơng an. Cơ quan chủ quản của báo là Sở Cơng an TPHCM.10 năm sau, Cơng An TPHCM mới phát hành rộng rãi. Báo cĩ khổ 27X 40 cm, mỗi tuần 2 kỳ 12 trang và phụ trương cuối tuần 1 kỳ, khổ 20x 27 cm, bìa 4 màu, 42 trang. Báo cĩ tơn chỉ, mục đích:

- Thơng tin, tuyên truyền pháp luật của Nhà nước, giáo dục cảnh giác cách mạng, chống âm mưu phá hoại của địch,

- Hướng dẫn phong trào bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

- Giới thiệu điển hình tốt trong ngành và trong lực lượng an ninh TP.

- Cùng với các báo của thành phố, báo Cơng An TPHCM cĩ nhiều hoạt động xã hội từ thiện giúp đỡ người nghèo, bị thiên tai và các trẻ em mồ cơi, tàn tật. Báo được Nhà nước trao thưởng Huân chương lao động hạng II vì thành tích xuất sắc trong cơng tác xã hội - từ thiện, giai đoạn từ 2001–2005.

THƠNG TIN TỒ SOẠN:  Tổng biên tập: Đặng Xuân Dũng  Phĩ Tổng biên tập: Trần Tử Văn Trần Trọng Dũng Đường dây nĩng : ĐT : (84.8).8291582

Tịa soạn: 110 Nguyễn Du, quận 1, TPHCM

ĐT: (84.8).8291582, 8291580 - Fax: (84.8).8242824 Email: baocongantphcm@hcm.vnn.vn

 Văn phịng đại diện tại Hà Nội : 175 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình ĐT: (84.4).7340497 - Fax: (84.4).7334080

2.2. Sự hình thành và phát triển các chuyên mục thơng tin số phận bất hạnh

2.2.1.Chuyên mục “Nhịp cầu nhân ái” (báo Sài Gịn Giải Phĩng)

Ngày 1 -10 – 1998, báo Sài Gịn Giải Phĩng tiến hành đợt cải tiến nâng cao chất lượng và hình thức, lượng thơng tin trên báo nhiều hơn, đa dạng, phong phú và gần gũi hơn với đời sống nhân dân. Những thơng tin về hoạt động xã hội - từ thiện khơng cố định và đăng rải rác ở trang Thời sự – Vấn đề (trang 2, trang 7). Bảng vàng Quỹ Xã hội - từ thiện đăng danh sách các đơn vị, cá nhân gĩp tay xoa dịu nỗi đau của người bất hạnh cũng chịu chung số phận như thế.

Tuy nhiên, đầu năm 1999, hàng tuần trên trang 3 ra ngày thứ 5 của báo, trang Đời sống – Thị trường xuất hiện chuyên mục “Nhịp cầu nhân ái”. Dù diện tích cịn khá khiêm tốn, chỉ chiếm ¼ của trang A 0, song trên “Nhịp cầu nhân ái”, các thơng tin số phận về những hồn cảnh thương tâm “Địa chỉ cần giúp đỡ”, “Bảng vàng Quỹ Xã hội - từ thiện” … được đăng cố định giúp bạn đọc tiện theo dõi xuyên suốt hơn.

Đến năm 2000, chuyên mục “Nhịp cầu nhân ái” vẫn cịn nằm ở phần dưới của trang 4 khổ A0, trang Đời sống - Thị trường. Nhưng mỗi tuần tăng lên thành 2 số (thứ 3, thứ 5). Bố cục của trang mục “Nhịp cầu nhân ái “thường gồm 1 bài chính: Người khuyết tật cần việc, Bảng vàng Quỹ xã hội - từ thiện, cụm tin liên quan đến hoạt động xã hội - từ thiện, Gương người tốt ...

Tháng 4 -2001, báo cĩ sự thay đổi chuyên mục, “Nhịp cầu nhân ái” khơng cịn. Tuy nhiên, báo vẫn duy trì mục Người khuyết tật cần việc, những hồn cảnh thương tâm, tấm lịng nhân ái cần sự giúp sức của cộng đồng nằm ở trang mới là trang Xã hội (trang 4), ra vào ngày thứ 4 mỗi tuần. Ngơi nhà mới này đất ít hơn, chỉ chiếm 3/7 cột báo của nửa trang A0. Bản thân tờ báo A0 khổ lớn nên thơng tin xã hội - từ thiện dễ bị lẫn lộn với những thơng tin khác.

4 tháng sau, chính xác vào tháng 8 -2001, chuyên mục “Nhịp cầu nhân ái” hồi sinh trên trang Bạn đọc (trang 5), ra mắt bạn đọc vào thứ 5 mỗi tuần.

Tháng 10 -2002, “Nhịp cầu nhân đổi” tên thành trang “Hướng về cộng đồng”. Trang mới này cĩ diện tích bằng nửa trang A0 (nằm phía dưới), định kỳ 3 số/ tuần ra vào các ngày thứ 2, 4, 6. Các thơng tin về số phận bất hạnh nằm trong chuyên mục “Địa chỉ cần giúp đỡ” của trang “Hướng về cộng đồng”.

Thi thoảng, báo cũng dành đất thời sự trang 7 để đăng tải danh sách mạnh thường quân ủng hộ Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM “Tri ân những tấm lịng vàng” trong 2 ngày 29, 30 -12-2002,

tổng kết 5 năm chương trình “Đem ánh sáng cho người mù nghèo và trẻ em mù bẩm sinh".

Đầu năm 2004, trang “Hướng về cộng đồng” mất 1/5 trang cho lịch phát sĩng các chương trình truyền hình, dẫn đến sự thay đổi bố cục trang, chỉ cịn 1 bài lớn, 1 bài nhỏ giới thiệu gương người tốt, “Địa chỉ cần giúp đỡ” hay Bảng vàng Quỹ xã hội - từ thiện. Tin cĩ tính chất nhân đạo trong trang từ 3, 4 tin giảm xuống cịn 1, 2 tin. Thế nhưng chuyên mục này một tuần vẫn ra đều đặn 3 số vào các ngày thứ 2, 4, 6.

Đến tháng 3 -2004, trang “Hướng về cộng đồng” khơng cịn tồn tại, báo khơi phục lại tên trang “Nhịp cầu nhân ái” phản ảnh những số phận cần sự trợ giúp của bạn đọc nhưng mỗi tuần chỉ cĩ 1 số vào ngày thứ 6 với diện tích là nửa trang A0 ( khơng cịn lịch phát sĩng chương trình truyền hình).

Ngày 5 -1-2004, “Nhịp cầu nhân ái” dời sang trang 3 và cũng ra định kỳ 1 tuần 1 số vào ngày thứ 5. Từ đĩ đến nay (tháng 11 - 2006), trang “Nhịp cầu nhân ái” vẫn chưa cĩ gì thay đổi.

Nhìn chung, qua khảo sát trên báo Sài Gịn Giải Phĩng chúng tơi rút ra những đặc điểm sau:

Chuyên mục xã hội - từ thiện khơng cĩ tính ổn định cao. Chỉ trong vịng 5 năm đã cĩ 7 lần thay đổi. Điều này xuất phát từ yêu cầu đổi mới trang mục tồn diện trên Sài Gịn Giải Phĩng để tăng sức cạnh tranh so với các báo bạn. Mà sự đổi mới này cũng bắt nguồn từ việc báo liên tục thay đổi tổng biên tập, trong 5 năm nhưng cĩ đến 3 đời tổng biên tập. Do vậy điều này cũng tác động khơng nhỏ đến

chuyên mục xã hội - từ thiện và làm bạn đọc khĩ theo dõi. Thế nhưng, điều đáng mừng là các lãnh đạo báo đều nhận thức sâu sắc vai trị quan trọng của hoạt động xã hội - từ thiện nên luơn dành một diện tích đất nhất định cho chuyên mục này. Và điều đáng mừng hơn, bạn đọc luơn sát cánh cùng với tờ báo làm nhịp cầu nâng đỡ những số phận bất hạnh.

2.2.2.Chuyên mụcAi, ở đâu cần giúp đỡ” (báo Người Lao Động) Năm 2000 trở về trước, báo Người Lao Động cĩ khổ A0 giống nhật báo Sài Gịn Giải Phĩng. Cơng tác xã hội – từ thiện ở báo chưa được chú trọng nhiều và cũng chưa cĩ hẳn một chuyên mục định kỳ. Các bài viết giới thiệu hồn cảnh người nghèo khổ được đăng ở trang Bạn đọc, mục “ Địa chỉ mời lịng từ thiện”. Mục này khơng xuất hiện định kỳ, thỉnh thoảng được đăng ở trang ngày thứ 4 hay thứ 7. Tuy nhiên, những trường hợp cĩ hồn cảnh bất hạnh, thương tâm được báo giới thiệu đã nhận được sự hỗ trợ tinh thần, vật chất kịp thời của bạn đọc.

Từ ngày 28 – 7- 2000, kỷ niệm 25 năm thành lập báo, Người Lao Động thay đổi khổ báo thành khổ A 2 cĩ diện mạo như ngày nay. Chuyên mục “ Địa chỉ mời lịng từ thiện” đổi tên thành “Ai, ở đâu cần giúp đỡ ” xuất hiện ở trang 14 của báo – trang Diễn đàn & Bạn đọc. Số đầu tiên của “Ai, ở đâu cần giúp đỡ ” mời độc giả giúp đỡ một bà mẹ Việt Nam anh hùng đáng thương (T.T.S, Cần một căn nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng).

Chuyên mục "Ai, ở đâu cần giúp đỡ” trên báo Người Lao Động khơng xuất hiện định kỳ, đơi khi cả tháng mới đăng tải một trường hợp, cá biệt 2, 3 tháng mới cĩ 1 hồn cảnh "Ai, ở đâu cần giúp đỡ” . Tuy nhiên, khi đăng tải trường hợp nào thì báo làm rất đậm, theo dõi định kỳ diễn tiến, trao đổi với bác sĩ … cung cấp thêm thơng tin cho bạn đọc. Nếu bài viết giới thiệu mở màn đầu tiên đựơc đăng trên "Ai, ở đâu cần giúp đỡ” thì những thơng tin tiếp về số phận người bệnh, danh sách bạn đọc hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người khĩ khăn được chuyển tải ở mục “Cuộc sống nhân ái”.

Bất kỳ chuyên mục nào cũng nằm trong đường hướng phát triển của tờ báo. “Ai, ở đâu cần giúp đỡ” nằm ở trang Diễn đàn & Bạn đọc (thuộc Phịng Bạn đọc) Báo Người Lao Động cũng khơng nằm ngồi quy luật chung.

Từ năm 2000 đến cuối tháng 4 – 2001, báo Người Lao Động

phát hành 1 tuần 4 số (thứ 2, 4, 6 và thứ 7).

Tháng 5 – 2001, báo tăng kỳ và cĩ thay đổi trong xuất bản, ra vào các ngày thứ 2, 3, 4, 5 và cuối tuần (tờ cuối tuần cho ngày thứ 6 đến chủ nhật). Chuyên mục "Ai, ở đâu cần giúp đỡ” vẫn nằm ở trang 14.

Ngày 24 – 10 – 2001, Trang Diễn đàn & Bạn đọc chuyển qua trang 15 nhưng đến ngày 28 – 11 – 2001, trang này chuyển về lại trang 14. Một tuần cĩ 2 trang Diễn đàn & Bạn đọc (thứ 2, thứ 4).

Ngày 5 - 4 – 2002, báo Người Lao Động được tăng thêm 1 kỳ, 1 tuần xuất bản 6 số vào các ngày 2, 3, 4, 5, 6, 7 ( tờ cuối tuần). Sự tăng

kỳ này dẫn đến thay đổi một số trang mục, báo luơn đồng hành với đời sống và việc làm của bạn đọc. Trang Diễn đàn & Bạn đọc ra ngày lẻ thứ 3 và thứ 5 hàng tuần (thay thế cho việc ra ngày chẵn như trước kia).

Cuối tháng 4 – 2004, Trang Diễn đàn & Bạn đọc đổi sang ngày thứ 4 và thứ 6. Bố cục của trang 14 chia thành 2 cột dọc nhìn rất cứng nhắc. Cột thứ nhất (chiếm khoảng 1/3 diện tích) được đĩng khung đậm màu xanh hoặc đỏ, gồm cĩ Giao điểm, Cơ quan chức năng trả lời, Cuộc sống nhân ái; cột thứ 2 (chiếm 2/ 3 diện tích) cĩ Ý kiến bạn đọc, Bạn đọc viết, "Ai, ở đâu cần giúp đỡ”. Các chuyên mục trên cĩ thể đổi chỗ cho nhau nhưng trong suốt 2 tháng 5 và 6, trang Diễn đàn & Bạn đọc vẫn duy trì cách chia cột này.

Tháng 7 – 2004, nhân kỷ niệm 29 năm thành lập báo Người Lao Động, trang Diễn đàn & Bạn đọc tăng 1 kỳ, mỗi tuần cĩ 3 trang (thứ 2, 4, 6) nhằm đi sát vào đời sống, tâm tư độc giả hơn nữa.

Nhìn chung, thiết kế một trang Diễn đàn & Bạn đọc thường gồm các chuyên mục: - Giao điểm - Từ thư bạn đọc - Ý kiến bạn đọc - Cần biết - Hộp thư

- Ai, ở đâu cần giúp đỡ - Cuộc sống nhân ái - Màn ảnh nhỏ

Nếu ở một số báo cĩ "Ai, ở đâu cần giúp đỡ”, “Cuộc sống nhân ái” thì các chuyên mục kể trên, tuỳ theo tính thời sự, sẽ bị mất đất nhường chỗ cho thơng tin về hoạt động xã hội - từ thiện.

2.2.3. Chuyên mục “Đừng quên họ” (báo Phụ Nữ TPHCM)

Vào năm 1994, chuyên mục “Đừng quên họ” thuộc trang

“Bạn đọc và báo”. Tuỳ theo lượng thơng tin thời sự ở mỗi số báo mà mục này được chuyển tải lúc ở trang 3, trang 4 hoặc trang 11. Mục

‘Đừng quên họ” khơng xuất hiện đều đặn vì thời đĩ, báo Phụ Nữ TPHCM vẫn cịn chưa đến tay người đọc một cách rộng rãi, chủ yếu báo vẫn phát hành trong sinh hoạt của Hội Phụ nữ TPHCM, chưa huy động đựơc sức mạnh của nhiều thành phần khác. Chỉ từ sau năm 1996, mục “Đừng quên họ” mới thật sự phát triển mạnh, gắn với cải tiến nội dung và hình thức của báo. Số lượng phát hành của báo tăng từ 40.000 đến 110.000 mỗi số ở mỗi kỳ phát hành. Đến năm 2000, mục “Đừng quên họ” xuất hiện định kỳ đều đặn ở trang 3 “ Bạn đọc & báo” của Phụ nữ thứ 4, Phụ nữ thứ 7. Trung bình một tuần cĩ 2 hồn cảnh cần bàn tay nhân ái của bạn đọc.

Ngày 6 – 6 – 2001, báo Phụ Nữ TPHCM quyết định đăng “Đừng quên họ” trên đặc san Phụ Nữ Chủ Nhật.

“Bạn đọc quý mến!

Do cĩ nhiều hồn cảnh thương tâm cần được giúp đỡ, kể từ số tới, Báo Phụ nữ Chủ nhật cĩ thêm chuyên mục “Đừng quên họ”. Rất mong bạn đọc hảo tâm tiếp tục chia sẻ chia những cảnh đời bất hạnh được phản

ánh qua chuyên mục này, ở cả ba số báo. Một lần nữa báo Phụ nữ xin chân thành cảm ơn”.

Đến nay, chuyên mục “Đừng quên họ” vẫn nằm ở trang Bạn đọc & Báo (trang 3) ra vào thứ 3, thứ 6 và đặc san cuối tuần. Mỗi kỳ báo đăng tải một hồn cảnh đáng thương, bình quân mỗi tuần cĩ 3 trường hợp. Tuy nhiên thỉnh thoảng cĩ những hồn cảnh khơng thể trì hỗn được, báo vẫn đăng 2 trường hợp trên cùng 1 kỳ. Phụ Nữ TPHCM khơng là nhật báo nên khơng cạnh tranh thơng tin với các báo bạn, báo chủ trương đi sâu vào từng thân phận con người. Năm 2005, tỉ lệ thuận với sự phát triển của Phụ Nữ TPHCM , tờ báo khơng chỉ của nữ giới mà ngày càng cĩ nhiều thành phần khác đĩn đọc, nhiều trường hợp thương tâm đã tìm đến chuyên mục “ Đừng quên họ”. Một tuần báo nhận nhiều nhất là 20 đơn, thấp nhất 10 đơn. Đơn nào đọc cũng đau xé lịng. Đến tháng 9 -2006, lượng đơn tăng đột biến, bài viết “Đừng quên họ” nằm chờ lên khuơn lên đến 40 bài. Ban biên tập khơng ngần ngại tăng diện tích đất cho “Đừng quên họ”. Vì vậy, kể từ tháng 9 – 2006, mỗi số báo Phụ Nữ TPHCM đăng tải 2 trường hợp. Điều đáng mừng là dù tăng số lượng, bạn đọc vẫn nhiệt tình giúp đỡ những hồn cảnh gặp họan nạn.

2.2.4. Chuyên mục “Những mảnh đời bất hạnh” (báo Cơng An TPHCM)

Bài viết đầu tiên trên mục “Những mảnh đời bất hạnh” là bài

gian 1994 - 1997, số lượng bài viết trên “Những mảnh đời bất hạnh”

cịn ít và khơng thường xuyên.

Từ năm 1998 đến 2002 là giai đoạn báo Cơng An TPHCM

trưởng thành, đi lên về chất lượng nội dung và hình thức, giúp báo trở thành bạn tâm giao của nhiều bạn đọc. “Những mảnh đời bất hạnh”

tuy chiếm một diện tích khiêm tốn nhưng chuyên mục này chứa đựng nhiều ý nghĩa và được độc giả đồng cảm nhiều nhất. Năm 2000 – 2001, các bài viết ra định kỳ vào số báo thứ 3 và thứ 7 hàng tuần trên trang Gia đình và Xã hội (trang 5). Từ 2002 đến nay, vào mỗi tuần, “Những mảnh đời bất hạnh” xuất hiện vào thứ 3, thứ 5 vẫn trên trang Gia đình và Xã hội (trang 5). Trung bình mỗi tuần cĩ 2 mảnh đời bất hạnh cần bạn đọc giúp đỡ.

Thời gian đầu, các bài viết trên báo Cơng An TPHCM thường ít đi trực tiếp vào nỗi đau của người bệnh, người bất hạnh. Mỗi bài viết đều giống như một câu chuyện kể.

“ Vào một buổi chiều trời đã nhạt nắng, tơi theo chân đồn từ thiện của một cơng ty nước ngồi đến Trung tâm Ung bướu TPHCM tặng quà cho những bệnh nhân là trẻ em nghèo tại khoa nhi. Đến đây, khơng ai cĩ thể thể cầm lịng được khi nhìn thấy những đứa trẻ vơ tội, tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xã hội từ thiện của báo chí thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)