.Báo chí TPHCM với cơng tác xã hội từ thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xã hội từ thiện của báo chí thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 36)

Sài Gịn là nơi khai sinh các phong trào mới và báo chí Sài Gịn cũng đã dốc sức nhiều cho các hoạt động xã hội – từ thiện. Điển hình là tờ báo Phụ Nữ Tân Văn (1929- 1934) do bà Nguyễn Đức Nhuận (nhũ danh Cao Thị Khanh) sáng lập được đánh giá là tuần báo cĩ nhiều đĩng gĩp cho cơng tác xã hội – từ thiện. Theo nhà nghiên cứu Bằng Giang [I, 4, tr. 34], ở Sài Gịn giai đoạn 1930 -1975, khơng cĩ một tờ báo phụ nữ nào cĩ nhiều sáng kiến hoạt động văn hĩa, xã hội hữu ích như Phụ Nữ Tân Văn. Và từ những sáng kiến này mà nhà cầm quyền thuộc địa đã học tập làm theo. Các hoạt động xã hội - từ thiện của Phụ Nữ Tân Văn bao gồm quyên gĩp gây học bổng, tổ chức Hội chợ Phụ nữ tạo quỹ giúp Hội Dục Anh, bữa cơm bình dân

cho người lỡ chân hụt bữa. Ngay từ số báo đầu tiên (2 – 5 – 1929),

Phụ Nữ Tân Văn cĩ bài cổ động đồng bào quyên gĩp gây quỹ cấp học bổng cho học sinh nghèo du học ở Pháp. Tháng 10 năm 1929 cĩ 2 người đầu tiên nhận học bổng của báo, dù chưa phải là nhiều nhưng hoạt động này đã gây được ảnh hưởng tốt để qua năm sau, 1930, Nam Kỳ cĩ 14 học bổng vừa là của nhà từ thiện, vừa là của các hội lập ra.

Trong giai đoạn bị khủng hoảng kinh tế, nhiều cơng nhân bị sa thải lâm vào cảnh thất nghiệp đĩi khát. Phụ Nữ Tân Văn số 198 (4 -5 -1933) kêu gọi đồng bào tham gia việc cứu trợ như lập nhà nghỉ đêm, quán cơm thí. Phụ Nữ Tân Văn cũng lần lượt tự đứng ra tổ chức “Bữa cơm của bình dân” tại 3 quán ở Sài Gịn với thơng báo: “Ai là người thiếu hụt, muốn dùng một bữa ăn, bất luận hạng đàn ơng, đàn bà, con nít cứ lại tại báo quán Phụ Nữ Tân Văn ở số 48 Vannier 9 Chợ Cũ, Sài Gịn hỏi lấy một tấm thiệp rồi đến ngay các quán cơm kể trên đây dùng bữa. Sẽ cĩ người tiếp dọn tử tế” [I, 4, tr 39].

Phát huy truyền thống, những năm gần đây, cơng tác xã hội - từ thiện trên các báo ngày càng đa dạng, khơng chỉ gĩi gọn ở hỗ trợ, giúp đỡ mà cịn nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển xã hội qua các chương trình tơn vinh những người thầy tài năng, trị giỏi …Khơng chỉ cĩ báo in khơi dậy lịng từ thiện của cơng chúng, mà báo hình, báo nĩi cũng vào cuộc qua những đợt vận động quyên gĩp gây quỹ thơng qua các chương trình phát sĩng trực tiếp đạt hiệu quả rất cao. Internet cũng được coi là cầu nối hữu hiệu để mọi người cùng nhau mở rộng vịng tay, đĩng gĩp và chia sẻ với những mảnh đời kém may mắn. Các thơng điệp truyền tải trên nhiều website những tấm lịng nhân ái

đã làm thế giới mạng thêm ấm áp và tràn đầy tình cảm:

www.nguoingheokho.com,www.huynhtieuhuong.org

www.uocmoxanh.org,uocmoxanhdng.ecom.vnn.vn,www.vndisability.n et, www.chatdocdacam.info, http://aoxanh.net ... Các website này hoạt động khá hiệu quả nhằm mục đích tương trợ, nhường cơm xẻ áo... với những hồn cảnh khĩ khăn. Ngồi những thơng tin về người khuyết tật, những hồn cảnh cần được trợ giúp, các nhà hảo tâm, tình nguyện viên, giới thiệu việc làm, một số website cịn cĩ trang tùy bút, những câu chuyện về cách sống đẹp và diễn đàn là nơi giao lưu của tất cả thành viên làm trung gian kết nối các nhà hảo tâm với những người nghèo khĩ.

CoÂng tác xã hội - từ thiện làm tăng uy tín tờ báo, giữ chân độc giả và ngày càng trở thành một hoạt động khơng thể thiếu đối với các báo. Tuỳ vào khả năng và uy tín của các cơ quan báo chí mà hiệu ứng xã hội tích cực cĩ tác dụng trước mắt hay lâu dài. Nhưng, cĩ thể khẳng định: Cơng tác xã hội - từ thiện trên báo chí trở thành hoạt động thường xuyên mà báo nào cũng cĩ. Trong đĩ cĩ những chương trình từ thiện đột xuất cứu trợ thiên tai cĩ quy mơ tồn quốc, báo nào cũng gĩp sức vận động bạn đọc hỗ trợ cho những người khĩ khăn. Chẳng hạn như lũ ở miền Trung năm 2001, lũ ở Nghệ An, Hà Tĩnh năm 2002, lũ quét ở Hà Giang năm 2004...thảm họa ở bến đị Cà Tang, huyện Quế Sơn làm 18 học sinh chìm đị, qua thơng tin trên các báo đã dấy lên phong trào đĩng gĩp xây cầu, đĩng thuyền, giúp đỡ gia đình các nạn nhân. Và từ tấm lịng của bạn đọc, 1 xây cầu vĩnh cửu đã được xây dựng tại bến đị Cà Tang,

Bên cạnh những hoạt động từ thiện mang tính thời sự, các báo cịn cĩ các chương trình xã hội – từ thiện riêng như “Mùa xuân cho trẻ em nghèo” (Tuổi Trẻ): gây quỹ chăm lo cho các em nhỏ cơ nhỡ sống trong các nhà mở hoặc cùng gia đình cư ngụ dưới gầm cầu, bến chợ, bãi rác …; những em ở vùng sâu, vùng xa … cĩ được khơng khi Tết vui vẻ, đầm ấm. Chương trình Vì nụ cười tương lai (Tuổi Trẻ): phẫu thuật vá mơi hở hàm ếch cho thanh thiếu niên TPHCM và các tỉnh, thành khác. Giải thưởng Võ Trừơng Toản (Sài Gịn Giải Phĩng): tơn vinh những thầy cơ tài năng. Học bổng Tiếp sức đến trường (Tuổi Trẻ): là cuộc đồng hành giành lại cơ hội đến trường, cơ hội phát triển bản thân cho những SV nghèo, trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ ở mỗi mùa nhập học. Giải thưởng Văn hay - Chữ tốt (Sài Gịn Giải Phĩng): khơi dậy tình yêu văn học trong nhà trường, đồng thời phát động phong trào rèn chữ, giữ vở cho học sinh THCS. Giải thưởng Tơn Đức Thắng của Báo Người Lao Động tơn vinh những người thợ lành nghề, cĩ nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất. Báo Cơng An TPHCM cĩ các chương trình văn nghệ đặc biệt gây quỹ giúp đồng bào nghèo ăn Tết …

TIU KT CHƯƠNG I

Báo in nĩi riêng và các phương tiện truyền thơng đại chúng ngày càng đĩng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại và là cơng cụ hữu hiệu để quản lý và điều hành cải cách xã hội. Ở nước ta, báo chí là tiếng nĩi của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí cĩ khả năng hình thành dư luận xã hội, nếu nội dung thơng tin đúng đắn, cĩ sức thuyết phục, nghĩa là báo chí tạo dư luận xã hội tích cực dẫn đến hành động xã hội phù hợp. Khi báo chí càng cĩ ảnh hưởng sâu rộng đến cơng chúng thì báo chí càng dễ thực hiện chức năng xã hội một cách hiệu quả.

Trong thời đại bùng nổ thơng tin, báo chí càng phát huy vai trị cũng như thế mạnh của mình, đặc biệt vai trị cơng dân của báo chí. Báo in TPHCM phong phú, đa dạng, cĩ nhiều thành tựu, trong đĩ cĩ một thành tựu phải ghi nhận là báo in nhiệt tình khởi xướng, tham gia, cổ vũ cơng tác xã hội – từ thiện với nhiều hình thức phong phú. Hoạt động xã hội - từ thiện của báo in TPHCM luơn đồng hành với hơi thở cuộc sống.

CHƯƠNG 2:

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI – TỪ THIỆN CỦA BÁO IN TPHCM

2.1. Giới thiệu tổng quan về báo chí TPHCM

Kể từ sau ngày thống nhất đất nước, báo chí TPHCM cĩ mục tiêu cao cả là phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Báo chí phát triển mạnh mẽ và là phương tiện thơng tin thiết yếu đời sống xã hội.

TPHCM hiện cĩ 30 cơ quan báo chí với 60 ấn phẩm xuất bản 1 triệu bản báo/ ngày, đĩ là chưa kể đến 130 cơ quan báo chí trung ương và 14 báo tỉnh thường trú tại TP.

Hoạt động báo chí của TPHCM sơi động với các loại hình báo chí: báo in, báo nĩi, báo hình và báo điện tử. Báo in hết sức đa dạng, phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng, lứa tuổi. Ngồi báo tiếng Việt, TP cịn cĩ báo tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Anh. Riêng báo điện tử, 10 đơn vị cĩ giấy phép làm báo online.

Các báo lớn của TP đều cĩ văn phịng đại diện ở 3 miền Bắc, miền Trung, miền Tây. Một số báo cịn phát hành ra nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xã hội từ thiện của báo chí thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)