.Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi (Trang 50)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 .Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động

2.2.2.1. Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy của Jean Piaget.

Chúng tôi đã sử dụng 6 bài tập sau của Jean Piaget để nghiên cứu tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn (dựa trên tài liệu của Robert S. Siegler,

Children’s thinking).

Bài 1: Vật liệu bao gồm một xô nước chứa đầy nước, một chiếc cốc dùng để múc nước, 1 cái cốc thấp miệng rộng và 2 cái cốc cao miệng hẹp. Nhà nghiên cứu múc nước từ xô bằng cùng một cốc lần lượt đổ vào 2 chiếc cốc cao miệng hẹp để sẵn trước mặt trẻ. Hỏi trẻ: “Em cho cô biết nước ở cốc nào nhiều hơn?”. Trẻ trả lời: “Nước ở hai cốc như nhau ạ”. Sau đó đổ nước từ 1 chiếc cốc cao miệng hẹp sang chiếc cốc thấp miệng rộng. Hỏi trẻ: “Bây giờ em cho cơ biết cốc nào có nhiều nước hơn?” ….Tại sao?

Bài 2: Vật liệu gồm hai khối cấu bằng đất sét hoàn toàn bằng nhau. Đặt trước mặt trẻ và hỏi “Em cho cô biết đất sét ở đâu nhiều hơn?”. Trẻ trả lời: “Bằng nhau ạ”. Sau đó ấn bẹt một quả cầu trước mắt trẻ và hỏi: “Bây giờ em cho cô biết đất sét ở đâu nhiều hơn?” Tại sao?

Bài 3: Vật liệu gồm 12 hình trịn màu đỏ như nhau. Xếp chúng thành hai dãy, mỗi dãy gồm 6 hình trịn cách đều nhau. Hỏi trẻ: “Em cho cơ biết dãy nào có nhiều hình trịn hơn”. Trẻ trả lời: “Bằng nhau ạ”. Sau đó để những hình trịn ở dãy bên trên cách xa nhau ra. Bây giờ hỏi trẻ “ Em cho cơ biết dãy nào nhiều hình trịn hơn? Tại sao?

Bài 4: Vật liệu gồm 7 cái que có độ dài khác nhau. Yêu cầu trẻ: “Các em hãy xếp 7 cái que này theo thứ tự từ que ngắn nhất đến que dài nhất.”

Bài 5: Vật liệu gồm 1 chiếc hộp có chứa 10 hạt cườm bằng nhựa, trong đó có 7 hạt màu xanh và 3 hạt màu đỏ. Hỏi trẻ: “Em cho cô biết trong hộp này có nhiều hạt cườm bằng nhựa hơn hay nhiều hạt cườm màu xanh hơn?” Tại sao?

Bài 6: Vật liệu gồm 02 cái que dài bằng nhau được xếp song song theo chiều dọc. Hỏi trẻ: “Cái que nào dài hơn?”. Trẻ trả lời: “Hai que bằng nhau ạ”. Sau đó di chuyển một cái que lên phía trên rồi hỏi trẻ: “Bây giờ thì que nào dài hơn?”

2.2.2.2. Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy trực quan – hành động hành động

Tư duy trực quan hành động là loại tư duy có ở cả con người và ở một số loài động vật cao cấp (tất nhiên là loại tư duy này ở con người khác xa về chất so với tư duy của con vật). Đó là loại tư duy bằng các thao tác tay chân cụ thể

hướng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể, trực quan.

Chúng tôi đã sử dụng 03 bài tập tư duy trực quan – hành động sau để tìm hiểu về mức độ phát triển loại tư duy này ở trẻ mẫu giáo (Dẫn theo tài liệu của

Marsinkovxkaia T.Đ., Chẩn đoán sự phát triển tâm lý trẻ em, NXB Linka –

Press, Matxcơva, 1998).

- Bài 1: Cho các em xem 2 hình vẽ sau. Một hình có các đoạn thẳng nối các hình tam giác với nhau. Một hình khơng có các đoạn thẳng đó. Các em hãy quan sát hình vẽ bên tay trái – hình có các đoạn thẳng và sau đó vẽ lại y hệt các đoạn thẳng đó sang hình bên tay phải. Thời gian làm bài là 2

=> Cách tính kết quả:

+ 3 điểm khi: 1 – 3 đoạn vẽ không thẳng

1 – 3 đoạn không bắt đầu từ đỉnh của hình 1 – 3 đoạn dài quá đỉnh

+ 2 điểm khi: 4 – 8 đoạn vẽ không thẳng

4 – 8 đoạn không bắt đầu từ đỉnh của hình 4 – 8 đoạn dài quá đỉnh

+ 1 điểm khi: 9 – 12 đoạn vẽ không thẳng

9 – 12 đoạn khơng bắt đầu từ đỉnh của hình 9 – 12 đoạn dài quá đỉnh

- Bài 2: Cho các em xem 2 hình vẽ sau. Một hình có các đoạn thẳng được tơ đậm. Một hình khơng có các đoạn thẳng đó. Các em hãy quan sát hình vẽ bên tay trái – hình có các đoạn thẳng được tơ đậm và sau đó vẽ lại y hệt các đoạn thẳng đó sang hình bên tay phải. Thời gian làm bài là 2 phút.

=> Cách tính kết quả:

+ 3 điểm khi: 1- 6 đoạn vẽ không thẳng 1- 6 đoạn khơng vẽ đúng vị trí

1- 6 đoạn ngắn hoặc dài quá đường kẻ mẫu + 2 điểm khi: : 7 - 12 đoạn vẽ không thẳng

7 – 12 đoạn khơng vẽ đúng vị trí

7 – 12 đoạn ngắn hoặc dài quá đường kẻ mẫu: + 1 điểm khi: 13 - 20 đoạn vẽ không thẳng

13 - 20 đoạn khơng vẽ đúng vị trí

- Bài 3: Trong bức hình này, ở phía dưới có các hình vng đã được kẻ và tô mầu rất đẹp cịn những hình ở phía trên thì khơng có gì. Các em hãy quan sát các hình đã được tơ mầu sau đó vẽ và tơ màu cho các hình ở trên giống y hệt những hình ở phía dưới. Thời gian làm bài là 5 phút.

=> Cách tính kết quả:

+ 3 điểm khi: vẽ và tơ màu hồn chỉnh 5 – 6 hình, khơng tơ chờm ra ngồi q 1mm.

+ 2 điểm khi: vẽ được 2 – 4 hình, có thể tơ khơng kín hết hình, nhiều khoảng trắng, khơng tơ chờm ra ngồi q 2mm.

+ 1 điểm khi: khơng vẽ và tơ được 1 hình, tơ chờm ra ngồi 3mm

2.2.2.3. Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy trực quan – hình tượng tượng

Tư duy trực quan - hình tượng là loại tư duy phát triển ở mức cao hơn, ra đời muộn hơn so với loại tư duy trực quan hành động và chỉ có ở con người. Đó là loại tư duy mà việc giải quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh của sự vật,

hiện tượng.

Chúng tôi sử dụng 4 nhóm bài tư duy trực quan – hình tượng sau: phân loại, tương tự, sắp xếp và khái quát hóa. Mỗi nhóm bài gồm 3 bài. Thời gian làm mỗi bài là 1 phút. Cách đánh giá kết quả các bài tập tư duy trực quan – hình tượng được chia làm 3 mức sau:

+ Trả lời đúng nhưng giải thích sai hoặc khơng giải thích được: 2 điểm + Trả lời sai: 1 điểm

a. Nhóm bài tập phân loại: Có 6 bức hình, trong đó có 1 bức tranh

có đặc điểm/chủ đề khác với những bức tranh còn lại. Các em hãy chỉ ra bức tranh đó và giải thích bức tranh đó khác ở điểm nào.

- Bài tập phân loại 1:

- Bài tập phân loại 3

b. Nhóm bài tập tương tự: bên trên cho một cặp hai hình có liên hệ

với nhau theo một tương quan nhất định. Ở dưới cho trước 1 hình, cần phải tìm một hình nữa từ 8 hình cho sẵn ở ngồi để tạo với hình đã cho một cặp có mối liên hệ tương tự như cặp đã cho ở trên.

- Hình 2

- Hình 3

c. Nhóm bài sắp xếp theo trình tự đúng: mỗi bài gồm có 3 hoặc 4

bức tranh miêu tả các hành động của một sự kiện nào đó. Các em hãy sắp xếp lại các bức tranh theo trình tự đúng.

- Bài 1: - Bài 2: - Bài 3:

d. Nhóm bài tập khái quát hóa: mỗi bài gồm 6 bức tranh vẽ các đồ

vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên...2 trong số 6 bức tranh có những đặc điểm chung. Các em hãy tìm ra chúng và chỉ ra đặc điểm chung đó.

- Bài 1:

- Bài 3:

2.2.3. Phương pháp quan sát

Chúng tôi thực hiện quan sát có ghi biên bản để khắc họa hành vi của trẻ khi làm các bài tập tư duy.

2.2.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Chúng tơi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thực, sự quan tâm và phương pháp phát triển tư duy cho trẻ em của các bậc phụ huynh. (phụ lục đính kèm).

Chúng tơi đưa ra câu hỏi 3 mức độ và cách mã hóa chúng như sau: - Thường xuyên: 3 điểm

Thỉnh thoảng: 2 điểm Không bao giờ: 1 điểm - Cần thiết: 3 điểm

Khá cần thiết: 2 điểm Không cần thiết: 1 điểm - Không đúng: 3 điểm

Đúng: 1 điểm

Thứ tự ưu tiên cao nhất là 3, sau đó là 2 và 1. Trên cơ sở đó, chúng tơi chia ra các mức độ sau :

- Mức 1: ĐTB từ 1 đến 1,66: nhận thức và vận dụng ở mức thấp - Mức 2: ĐTB từ 1,67 đến 2,33: nhận thức và vận dụng ở mức khá - Mức 3: ĐTB từ 2,34 đến 3: nhận thức và vận dụng ở mức cao

2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu

Sau qua trình điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối với phụ huynh, các cơ dạy trẻ để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề cần nghiên cứu.

2.2.6. Phương pháp thống kê tốn học

Chúng tơi sử dụng phần mềm xử lí số liệu SPSS 19 để xử lí những số liệu thu được. Từ đó, đưa ra kết quả về đặc điểm tư duy của trẻ từ 3 đến 6 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ.

2.3. Kết quả nghiên cứu thử

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử trên 12 em, trong đó mỗi lớp gồm 4 em thì nhận thấy:

Các thực nghiệm của Piaget địi hỏi trẻ phải có khả năng bảo tồn, mà căn cứ vào đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé thì các em hồn tồn chưa có khả năng này nên chúng tôi không tiến hành làm thực nghiệm của Piaget cho trẻ mẫu giáo bé.Thực nghiệm của Piaget chỉ được thực hiện ở trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Với trẻ mẫu giáo bé, chúng tơi tiến hành tìm hiểu đặc điểm tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng của các cháu bằng các bài tập đã biên soạn. Đồng thời, qua nghiên cứu thử các em mẫu giáo bé, chúng tôi rút bớt số hình ảnh trong bài tập tìm hiểu tư duy trực quan – hình tượng xuống cịn 04 hình. Lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn vẫn giữ nguyên 06 hình.

2.4. Các bước nghiên cứu thực tiễn - Bước 1: Chọn 90 em ở các lớp - Bước 1: Chọn 90 em ở các lớp

- Bước 2: Tiến hành thực hiện các bài tập tham khảo tại lớp mẫu giáo bé.

- Bước 3: Tiến hành thực hiện các bài tập tham khảo và các bài tập thực nghiệm của Piaget tại lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn.

- Bước 4: Phát phiếu trưng cầu ý kiến cho phụ huynh học sinh. - Bước 5: Phỏng vấn các cô giáo nuôi dạy trẻ và phụ huynh học sinh - Bước 6: Tiến hành xử lý kết quả thực nghiệm và bài tập.

- Bước 7: Tiến hành xử lý kết quả trưng cầu ý kiến của phụ huynh học sinh.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khả năng bảo toàn và xếp hạng của trẻ mẫu giáo

Chúng tôi đã tiến hành thực hiện các bài tập thực nghiệm của Piaget ở 30 trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) và 30 trẻ mẫu giáo lớn ( 5- 6 tuổi), thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả bài tập 1

Phương án lựa chọn Số lượng trẻ Tỉ lệ (%)

Nước trong chiếc cốc cao nhiều hơn 58 96,6

Nước trong chiếc cốc thấp nhiều hơn 02 9,04

Nước ở hai cốc bằng nhau 0 0

Tổng 60 100

Trong số 60 trẻ tham gia làm bải tập có tới 58 em (96,6%) cho rằng nước trong chiếc cốc cao nhiều hơn, chỉ có 02 em (9,04) cho rằng nước trong chiếc cốc thấp nhiều hơn. Khơng có em nào trả lời rằng nước ở hai chiếc cốc bằng nhau.

Khi được hỏi: “Vì sao em cho rằng nước ở trong chiếc cốc cao nhiều hơn?”, hầu hết những em trả lời rằng: “ Vì nước ở trong cái cốc cao này trơng nhiều hơn ạ.”, “vì chiếc cốc này cao hơn chiếc cốc kia”. Đối với số ít chọn chiếc cốc thấp miệng rộng thì cho rằng “chiếc cốc này nhiều nước hơn vì trơng nó to hơn ạ”.

Ở bài tập thứ 2, trong số 60 trẻ tham gia làm bải tập có em 46 (96,6%) cho rằng đất sét ở khối bẹt nhiều hơn, 14 em (9,04) cho rằng đất sét ở khối cầu nhiều hơn. Khơng có em nào trả lời rằng đất sét ở hai nơi bằng nhau

Bảng 3.2: Kết quả bài tập 2

Trả lời của trẻ Số lượng trẻ Tỉ lệ

Đất sét ở khối bẹt nhiều hơn 46 76,6

Đất sét ở khối cầu nhiều hơn 14 23,4

Đất sét ở hai nơi bằng nhau 0 0

Tổng 60 100

Khi được hỏi “vì sao em nghĩ đất sét ở khối bẹt nhiều hơn?”, các em cho rằng “vì khối đất bẹt nhìn to hơn.”. Em chọn khối cầu thì lại cho rằng “vì khối cầu nhìn cao hơn.”

Bảng 3.3: Kết quả bài tập 3

Trả lời của trẻ Số lượng trẻ Tỉ lệ (%)

Dãy bên trên nhiều hình trịn hơn 60 100

Dãy bên dưới nhiều hình trịn hơn 0 0

Hình trịn ở hai dãy bằng nhau 0 0

Tổng 60 100

Với bài tập này, 100% trẻ được hỏi trả lời rằng dãy bên trên nhiều hình trịn hơn, khơng có em nào cho rằng dãy bên dưới nhiều hình trịn. Khi được yêu cầu giải thích: “Tại sao các em cho rằng dãy bên trên nhiều hình trịn

Bảng 3.4: Kết quả bài tập 4 Cách sắp xếp của trẻ Tỉ lệ trẻ mẫu giáo nhỡ %) Tỉ lệ trẻ mẫu giáo lớn (%) Trẻ xếp đúng 13,3 26,7 Xếp đúng nhưng phải sửa nhiều lần 5 6,7 Không xếp đúng 31,7 16,6 Tổng 50 50

Ở bài tập này có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Có 40% trẻ có khả năng thực hiện thao tác xếp hàng, trong đó 13,3% là trẻ mẫu giáo nhỡ và 26,7% là trẻ mẫu giáo lớn. Số trẻ không thực hiện được là 60%, trong đó 36,7% là trẻ mẫu giáo nhỡ và 23,3% là trẻ mẫu giáo lớn. Con số đó cho thấy khả năng xếp hạng của trẻ mẫu giáo lớn tốt hơn trẻ mẫu giáo nhỡ.

Bảng 3.5: Kết quả bài tập 5

Trả lời của trẻ Số lượng trẻ Tỉ lệ (%)

Có nhiều hạt cườm màu xanh hơn 60 100

Có nhiều hạt cườm bằng nhựa hơn 0 0

Với bài tập này, 100% các em được hỏi cho rằng có nhiều hạt cườm màu xanh hơn. Khi yêu cầu các em giải thích tại sao lại chọn phương án đó, hầu hết các em trả lời rằng: “Vì nhìn thấy nhiều hạt màu xanh hơn.”

Đến bài tập thứ 6, trong số 60 em được làm thực nghiệm này, có 43 em cho rằng que ở phía trên dài hơn, 17 em cho rằng que ở phía dưới dài hơn. Khơng có em nào trả lời rằng hai que dài bằng nhau. Khi hỏi “ Tại sao em lại cho rằng que ở phía trên dài hơn?”, phần lớn các em trả lời rằng: “Vì que đó trơng dài hơn”, “Vì que đó cao hơn.” Với những em chọn que phía dưới dài hơn thì cũng thấy rằng “que đó nhìn thấy dài hơn”.

Bảng 3.6: Kết quả bài tập 6

Trả lời của trẻ Số lượng trẻ Tỉ lệ (%)

Que ở phía trên dài hơn 43 71,7

Que ở phía dưới dài hơn 17 28,3

Hai que bằng nhau 0 0

Tổng 60 100

Từ kết quả giải các bài tập của Piaget, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- 100% trẻ em tham gia làm bài tập chưa nắm được nguyên tắc bảo toàn khối lượng, số lượng, độ dài. Các em trả lời một cách cảm tính, dựa vào các đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng: chiều cao của mực nước, bề rộng của khối đất sét, độ dài của dãy hạt… Trong tư duy của các em chưa hình thành rõ thao tác đảo ngược (đảo ngược hành động đã diễn ra trong đầu óc để sự vật,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)