Trình độ đào tạo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi giao tiếp có văn hóa của cảnh sát khu vực với người dân quận cầu giấy hà nội (Trang 107)

độ biểu hiện hành vi có văn hóa trong giao tiếp với dân của CSKV.

Đa số CSKV đều thực hiện tốt những hành vi giao tiếp có văn hóa. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ, chiến sỹ vi phạm vào những điều quy định CSKV khơng được làm, vẫn cịn những biểu hiện hành vi thiếu văn hóa trong q trình tiếp xúc với nhân dân.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Thông qua kết quả nghiên cứu vấn đề Hành vi giao tiếp có văn hóa của Cảnh sát khu vực với người dân Quận Cầu Giấy, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

Giao tiếp là hiện tượng đặc thù của con người. Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa người với người, trong đó diễn ra sự tiếp xúc tâm lý biểu hiện ở sự trao đổi thông tin, rung cảm lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau và ảnh hưởng qua lại với nhau. Giao tiếp có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội lồi người nói chung và sự phát triển của nhân cách con người nói riêng. Nhờ có giao tiếp mà con người lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sử xã hội làm thành bản chất con người và nhờ có giao tiếp con người không những nhận thức được người khác, nhận thức được các mối quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình.

Giao tiếp là một phạm trù Tâm lý học, hành vi giao tiếp của con người không phải là bẩm sinh, di truyền mà là kết quả của quá trình nhận thức và hoạt động tích cực của từng cá nhân trong q tình tiếp xúc với đối tượng giao tiếp.

Thực trạng mức độ biểu hiện vi giao tiếp có văn hóa của CSKV Quận Cầu Giấy đa số đạt ở mức độ tốt, hầu hết những biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hóa đều được các đồng chí thực hiện thường xuyên, những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa thì lựa chọn ở mức khơng bao giờ thực hiện là cao nhất. Kết quả này cho thấy, về cơ bản hành vi giao tiếp của CSKV Quận Cầu Giấy đã đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ trong quá trình tiếp xúc với dân còn vi phạm những quy định của Ngành về hành vi văn hóa, một số đồng chí chưa nghiêm túc trong lời ăn, tiếng nói, trong hành động cử chỉ và tư thế, lễ tiết tác phong. Đối với chiến sỹ CSKV thì đó là điều nghiêm cấm thực hiện. Con số này tuy nhỏ, song bản thân mỗi cán bộ chiến sỹ, lãnh đạo CAP và lãnh đạo các cấp cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc để có sự điều chỉnh kịp thời nhằm xây dựng hình ảnh người CSKV được nhân dân tin yêu, mến phục.

So sánh kết quả của việc tự đánh giá của CSKV và kết quả đánh giá của người dân dành cho lực lượng này, chúng tôi nhận thấy về cơ bản có sự thống nhất trong việc đánh giá những biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hóa của CSKV trong quá trình giao tiếp với dân.

Sự khác biệt về độ tuổi, thâm niên công tác và trình độ đào tạo có sự ảnh hướng tới hành vi giao tiếp có văn hóa của CSKV, tuy nhiên, sự ảnh hưởng ấy là không nhiều. Dù ở độ tuổi, trình độ đào tạo hay thâm niên công tác khác nhau nhưng mỗi cán bộ CSKV đều nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ. Ln thể hiện những hành vi có văn hóa trong việc thực hiện điều lệnh nói chung và trong các hoạt động cụ thể như tiếp dân, giao tiếp qua điện thoại với dân và đặc biệt là trong quá trình giao tiếp với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của CSKV với người dân, bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân cơ bản quyết định đến hành vi giao tiếp có văn hóa của CSKV. Vấn đề rèn luyện và nâng cao hành vi giao tiếp cho cán bộ chiến sỹ CSKV Quận Cầu Giấy là q trình thường xun và lâu dài, địi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong ngành Công an, đặc biệt là những cơ quan, ban ngành quản lý trực tiếp lực lượng CSKV.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của CSKV trên địa bàn Quận Cầu Giấy chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp để góp phần nâng cao hơn nữa tính văn hóa trong hành vi của mỗi cán bộ chiến sỹ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này. Tuy nhiên, các kết luận và biện pháp đưa ra trong đề tài luận văn chỉ là một vài nét chấm phá, không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tơi rất mong được sự quan tâm đóng góp kiến của các thầy cô, các chuyên gia và những ai quan tâm đến vấn đề này.

2. Kiến nghị

Căn cứ vào các quy định của Ngành và thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của CSKV với người dân Quận Cầu Giấy cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi giao tiếp đó, chúng tơi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa những mặt tích cực đồng thời góp phần khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong hành vi giao tiếp của CSKV với người dân như sau:

* Đối với ông t đ t o

Một là: Đối với các trường trong khối ngành Cơng an cần có các văn bản đề nghị Vụ đào tạo – Tổng cục XDLL cho xây dựng khung chương trình phù hợp,

trong đó tăng cường thời lượng dành cho mơn Tâm lý học nghiệp vụ để sinh viên chuyên ngành QLHC về TTXH trong các trường được trang bị nhiều hơn những kiến thức về Tâm lý học, đặc biệt là những kiến thức về giao tiếp, qua đó các em tiếp cận với những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, cách thức giao tiếp của con người nói chung và của CSKV nói riêng khi thực thi nhiệm vụ.

Hai là, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, người giáo viên cần phải giúp học viên nhận thức được tầm quan trọng của hành vi giao tiếp có văn hóa của người CSND nói chung và đối với lực lượng CSKV nói riêng bằng việc giới thiệu về các văn bản quy định về hành vi giao tiếp của người Công an nhân dân. Cũng cần đưa mơn học Văn hóa giao tiếp trong Cơng an nhân dân vào giảng dạy trong tất cả các khối trường Công an nhân dân để giúp mỗi học viên nắm vững lý thuyết về giao tiếp nói chung và giao tiếp Ngành nói riêng. Bên cạnh đó cùng rất cần giúp mỗi học viên thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT và thói quen rèn luyện KNGT một cách thường xuyên, liên tục thông qua môn học Kỹ năng giao tiếp, cũng như thông qua các buổi thực hành, xemina, thảo luận, xử lý các tình huống và cử học viên đi thực tế vào những năm cuối chương trình đào tạo để giúp các em có điều kiện làm quen với hoạt động chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời bồi dưỡng hứng thú nghề nghiệp cho họ, bởi lịng u nghề có một ý nghĩa vô cùng lớn đối với người lao động.

* Đối với Tổng c c Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (trực tiếp là Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Điều lệnh Cảnh sát khu vực) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra việc thực hiện hành vi giao tiếp có văn hóa của Cảnh sát khu vực và Công an các địa phương; Thường xuyên tập hợp, báo cáo kết quả thực hiện; đề xuất khen thưởng cho những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến và đưa tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao văn hóa giao tiếp và ứng xử cho lực lượng Cảnh sát khu vực Công an các địa phương.

Tập hợp những đề xuất, kiến nghị của Cảnh sát khu vực, Công an các địa phương nếu có để đề xuất Bộ trưởng bổ sung, sửa đổi.

* Đối với Lãnh đạo, chỉ huy ông an c c phường

+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tổ chức tọa đàm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đảng, của lực lượng CAND, nêu gương điển hình về sự mưu trí, dũng cảm trong cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm, tinh thần tận tụy trong công việc và phục vụ nhân dân của lực lượng CSKV. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm với công việc của CSKV, gắn việc thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện chỉ tiêu công tác được giao với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào của Đảng, của Ngành.

+ Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị thường xuyên quan tâm, động viên cán bộ chiến sỹ, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng; đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, trấn chỉnh về tư thế, lễ tiết, tác phong của cán bộ chiến sỹ khi tiếp xúc, làm việc với nhân dân. Việc trấn chỉnh phải được thực hiện cụ thể bắt đầu từ ăn mặc, nói năng, đi đứng, tư thế, lễ tiết, tác phong đến thái độ, ý thức trách nhiệm trước công việc của cán bộ chiến sỹ.

+ Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về văn hóa ứng xử và giao tiếp của lực lượng CSKV. Tổ chức học tập, giáo dục hướng dẫn cho CSKV thực hiện những nội dung cụ thể về văn hóa giao tiếp ứng xử. Qua đó sẽ giúp lực lượng CSKV lựa chọn phương pháp, kỹ năng ứng xử cơ bản, phù hợp, đạt được mục tiêu, yêu cầu công tác.

+ Nhân rộng các điển hình tiên tiến, kịp thời khen thưởng, động viên các cán bộ chiến sỹ có thành tích trong cơng tác, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc, có ý thức phục vụ nhân dân, xây dựng được mối quan hệ gắn bó, gần gũi với nhân dân. Đồng thời cần phải xử lý nghiêm những cán bộ chiến sỹ thối hóa biến chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp qua đó răn đe, giáo dục cho cán bộ chiến sỹ khác.

+ Thường xuyên lấy ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân đối với lực lượng CSKV, tổ chức tốt hịm thư góp để nhân dân đóng góp kiến, qua đó thấy được những tồn tại, hạn chế, thiếu sót của cán bộ chiến sỹ trong q trình làm việc với nhân dân để có phương pháp khắc phục có hiệu quả những khuyết điểm thiếu sót. Đồng thời, kịp thời phát hiện ra những sai phạm, vi phạm của cán bộ chiến sỹ nói chung và của lực lượng CSKV nói riêng và có biện pháp xử lý phù hợp, khơng để ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh người cán bộ, chiến sỹ CAND.

+ Tiếp tục thực hiện tốt phong trào học tập, thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – CAND vì nước qn thân, vì dân phục vụ”, “Cơng an nhâ dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”. Đây là điều kiện thuận lợi để mỗi cán bộ chiến sỹ có thêm vốn kiến thức văn hóa ứng xử, từng bước nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm và ý thức tận tụy phục vụ nhân dân.

* Đối với bản thân mỗi chiến sỹ Cảnh sát khu vực

Bản thân mỗi CSKV cần nhận thức được rằng, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, muốn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì ngồi tri thức nghiệp vụ, pháp luật thì địi hỏi phải có những tri thức xã hội phong phú, những kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là năng lực giao tiếp, trong đó phải coi trọng những hành vi giao tiếp có văn hóa với nhân dân. Vì vậy, bên cạnh việc được đào tạo cơ bản, sự hướng dẫn của chỉ đạo của Ban chỉ huy Công an phường, sự giúp đỡ của đồng nghiệp thì bản thân mỗi đồng chí CSKV nếu khơng tự phấn đấu vươn lên, không rèn luyện, tu dưỡng tư thế, lễ tiết, tác phong thì khơng thể hồn thành tốt được cơng việc của mình, khơng thể xây dựng hình ảnh đẹp về người CSND trong lịng dân.

Trước hết, trong công tác phải quán triệt tư tưởng: Công an nhân dân từ dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh, muốn hoàn thành nhiệm vụ phải sâu sát, gần gũi, tận tụy phục vụ nhân dân, tránh quan liêu. Bác hồ đã dạy: “Muốn phục vụ nhân dân tốt phải đi đường lối quần chúng, được nhân dân tin yêu, mến phục thì việc gì cũng làm được”

Thứ hai, hoạt động nghề nghiệp của CSKV là công khai, tuân thủ pháp luật nhằm đưa hoạt động của con người, của xã hội vào kỷ cương. Vì vậy, mỗi hành vi cử chỉ, việc làm sai trái của CSKV đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn nhận, đánh giá của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và toàn lực lượng. Do vậy, mỗi CSKV phải có những tiêu chí rèn luyện, phấn đấu cụ thể về tư thế, lễ tiết, tác phong, về thái độ khi quan hệ tiếp xúc với các đối tượng. Kính trọng, lễ phép với nhân dân, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân phải trở thành nguyên tắc cơ bản trong hoạt động nghiệp vụ cũng như trong cuộc sống thường nhật.

Thứ ba, cần tận dụng mọi điều kiện để rèn luyện các cử chỉ, hành vi giao tiếp có văn hóa như: đọc các văn bản liên quan như quy chế văn hóa ứng xử, thực hành thường xuyên, liên tục, tham gia các phòng trào phát động, các cuộc thi… Tâm l học đã khẳng định, mọi phẩm chất tâm lý của cá nhân khơng thể hình thành ngồi hoạt động. Vì vậy, việc rèn luyện các hành vi giao tiếp cũng không thể tách rời những hoạt động cụ thể. Đối với việc rèn luyện hành vi giao tiếp của Cảnh sat khu vực cần chú ý những biện pháp cụ thể sau:

Trong thời gian học tập rèn luyện tại nhà trường người học cần phải tham gia nhiều hoạt động khác nhau: học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí… Mỗi hoạt động có nghĩa nhất định trong việc hoàn thiện nhân cách. Nhưng muốn rèn luyện hành vi giao tiếp thì người học tích cực, chủ động tham gia các hoạt động này với mục đích, l tưởng nghề nghiệp tương lai. Có như vâỵ mới làm biến đổi sâu sắc chính chủ thể hoạt động, làm cho người học từ chỗ chưa có hoặc ít) kiến thức, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo nghề đến chỗ hình thành hoặc phát triển, hoàn thiện những phẩm chất, năng lực, “tay nghề”.

Trong q trình cơng tác, phải xác định rằng, q trình rèn luyện hành vi giao tiếp là q trình lâu dài, thường xun, địi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất cao.

Thứ tư, khơng ngừng học tập và nâng cao kiến thức xã hội vể mọi mặt và mọi phương diện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao khi quan hệ tiếp xúc với quần chúng nhân dân trong thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ công an (2015), “Đ n hình tiên ti n Cảnh sát khu vực, công an xây dựng

phong trào và phụ trách an ninh xã v an ninh tr t tự o n 2005-2015”, Tài

liệu lưu hành nội bộ.

2. Bộ công an (2015), Tài li u t p huấn công tác cảnh sát khu vực, Tài liệu lưu

hành nội bộ.

3. Bộ Công an (2010), Quy ch ăn o o t p và ng xử của Cảnh sát khu vực.

Tài liệu lưu hành nội bộ.

4. Bộ công an (2012), Đ u l nh nội vụ Công an nhân dân, Tài liệu lưu hành nội bộ.

5. Bộ công an (2009), Giáo trình xây dựng lự lượng Công an nhân dân, NXB

Công an nhân dân.

6. Bộ công an (2006), 60 năm Côn n n ân ân t Nam, NXB Công an nhân dân.

7. Hoàn Anh, Vũ Kim Thanh 1992 , Giao ti p sư p m, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi giao tiếp có văn hóa của cảnh sát khu vực với người dân quận cầu giấy hà nội (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)