Ca ngợi nghĩa sĩ cách mạng và anh hùng dân tộc đã xả thân vì tổ quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các tác gia hán nôm hưng yên giai đoạn 1884 1919 (Trang 75 - 87)

VI – KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2 Nhóm tác phẩm tiêu biểu ( nhóm tác phẩm có khuynh hướng yêu

2.2.1 Ca ngợi nghĩa sĩ cách mạng và anh hùng dân tộc đã xả thân vì tổ quốc

quốc

Trong một thời gian không dài 1884 – 1919, văn học ở Hƣng Yên phát triển mạnh và theo một hƣớng khá sôi nổi. Đó là những áng thơ, văn ca ngợi nghĩa sĩ đƣơng thời và anh hùng dân tộc đã xả thân vì tổ quốc đƣợc lƣu hành rộng rãi. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lƣu hành bất hợp pháp đã làm cho những áng thơ, văn bị coi là quốc cấm này không giữ đƣợc nguyên vẹn về số lƣợng nhƣ lúc ban đầu. Khác với thơ văn yêu nƣớc thời kì trƣớc, những dòng thơ ca này viết hàng loạt, nhằm tuyên truyền, cổ động cho chủ trƣơng tự cƣờng để cứu nƣớc. Đặc biệt, chúng thể hiện lòng yêu nƣớc vô hạn, căm thù giặc Pháp, thƣơng xót và tự hào về những ngƣời con đã ngã xuống cho quê hƣơng, cho

giống nòi. Mỗi câu, mỗi chữ đều đƣợc gói trọn trong những dòng thơ chan chứa tình cảm.

Sau khi bị đƣa lên đoạn đầu đài, ngày 21/3 năm Kỷ Dậu ( 1909) Nguyễn Thạc Chi đã tỏ rõ tinh thần sống chiến đấu, chết oanh liệt.

欲 待 此 河 清, 一 死 百 憂 天 下 盡 安 能 田 海 石, 再 生 三 島 珥 河 無 Phiên âm:

Dục đãi thử hà thanh, nhất tử bách ưu thiên hạ tận

An năng điền hải thạch, tái sinh Tam đảo Nhị hà vô

Dịch nghĩa:

Mong đợi sông trong, một lần chết trăm lo thiên hạ hết Khôn lấp biển cạn, sống lại sông Hồng, Tam Đảo còn không

Qua câu đối ông làm trƣớc khi vĩnh biệt nghĩa quân của phong trào Bãi Sậy, ta có thể thấy trƣớc cái chết Nguyễn Thạc Chi vẫn ung dung bình thản, mang khí phách của ngƣời quyết chiến đấu đến cùng cho độc lập dân tộc. Hình ảnh đó đã làm cho quân thù khiếp sợ, sĩ phu kính trọng, nhân dân thƣơng xót và đặc biệt là sự đau xót của lãnh tụ nghĩa quân Bãi Sậy cũng chính ngƣời cha kính yêu của Nguyễn Thạc Chi. Khi hay tin con bị hành quyết, Nguyễn Thiện Thuật đã đau xót, tiếc thƣơng cho một vị tƣớng tài sớm về trời. Nỗi thƣơng cảm đó ông gửi gắm qua bài “Khấp gia nhi”.

斷 頭 臺 上, 送 踐 小 將 軍 那 諶 萬 里 孤 神, 歌 泣 家 兒 風 雨 夜 歃 血 場 中, 夢 存 黃 大 老, 與 我 同 胞 愛 弟 更 扶 祖 國 死 生收

Đoạn đầu đài thượng, tống tiễn tiểu tướng quân, na kham vạn lý cô thần, ca khấp gia nhi phong vũ dạ

Sáp huyết trường trung, mộng tồn Hoàng đại lão, dữ ngã đồng bào ái đệ, canh phù tổ quốc tử sinh thu

Dịch nghĩa:

Trên đoạn đầu đài, tiễn tướng quân trẻ về trời, xót thay muôn dặm nơi xa, khóc con đêm mưa gió

Uống máu hội này, với cụ Hoàng trong mộng, cùng đồng bào có người em ruột, giữ nước buổi nguy nan

Nguyễn Thiện Thuật đau xót khi mất con, nhƣng hơn cả là ông thƣơng cho nhân tài của đất nƣớc, ông chạnh lòng cho vị tƣớng quân của phong trào Bãi Sậy sớm ra đi. Với ông, đau xót vì mất đi nhân tài là việc lớn hơn mất một ngƣời con, bởi tấm lòng của ông luôn cảm kính những ngƣời tài của đất nƣớc. Tình cảm đó ta cũng dễ bắt gặp qua những tác phẩm khác của ông. Ví nhƣ khi vừa hay tin Nguyễn Tri Phƣơng mất ông cũng đã làm ngay bài thơ để tỏ lòng tiếc kính của mình, một bài “ Điếu Nguyễn Tri Phƣơng tử tiết” chan chứa tình cảm. Cả bài thơ là sự cảm phục, sự nuối tiếc...

君 親 念 重 即 身 輕 勝 負 兵 家 不 必 評

百 戰 艱 難 能 不 死 一 和 孤 息 便 捐 生 天 堂 有 路 升 君 子 帝 闕 無 猶 見 老 成 如 此 功 名 如 此遇 果然天地惡完名 Phiên âm

Quân thân niệm trọng tức thân khinh

Thắng phụ binh gia bất tất bình

Bách chiến gian nan năng bất tử

Nhất hoà cô tức tiện quyên sinh

Thiên đường hữu lộ thăng quân tử Đế khuyết vô do kiến lão thành Như thử công danh, như thử ngộ Quả nhiên thiên địa ố hoàn danh

Dịch nghĩa:

Nặng lòng vì vua cha nên thân mình coi nhẹ

Việc được thua với người dùng binh bất tất phải bàn

Trải trăm trận đánh khó nhọc, ông thành bất tử

Mà một cuộc hoà tạm bợ liền khiến ông bỏ mạng

Trên trời có lối đưa người quân tử lên

Cửa vua không còn thấy bậc lão thành nữa

Công danh như thế mà gặp cảnh ngộ như thế

Thật rõ trời đất đáng ghét không muốn cho người ta có cái danh trọn vẹn

Một bài thơ ngắn ngủi nhƣng đầy mối u hoài thƣơng tiếc, âu cũng do trái tim của Nguyễn Thiện Thuật luôn hƣớng về những con ngƣời nghĩa dũng ấy. Nguyễn Thiện Thuật không chỉ thƣơng cảm, kính phục những nghĩa sĩ đã xả thân vì nƣớc trong thời đại ông. Mà với ông, bất kì thời đại nào, bất kì nhân vật nào dám xả thân vì nhân dân, vì độc lập của dân tộc ông đều kính phục và tỏ lòng ngƣỡng vọng đến họ. Khi đến đền thờ đức Trần Hƣng Đạo, ông đã đề tại đây bài thơ nói lên cảm nghĩ của mình và cũng mong cầu oai linh của đức thánh Trần phù hộ cho xã tắc đƣợc yên bình, phù hộ cho nghĩa quân Bãi Sậy sớm hoàn thành xong đại nghiệp.

殺 却 胡 元 百 萬 兵 陳 朝 名 將 濯 王 靈 當 年 父 子 君 臣 義

亙 古 英 雄 豪 傑 名 藤 海 戎 場 春 水 闊 藥 山 祠 廟 募 雲 兵 願 馮 一 劍 清 群 醜 鬼 毒 如 今 甚 伯 泠 Phiên âm:

Sát khước hồ Nguyên bách vạn binh Trần triều danh tướng trạc vương linh

Đương niên phụ tử quân thần nghĩa Cắng cổ anh hùng hào kiệt danh

Đằng hải nhung trường xuân thuỷ khoát Dược sơn từ miếu mộ vân binh

Nguyện bằng nhất kiếm thanh quần xú

Quỷ độc như kim thậm Bá Linh

Dịch nghĩa:

Giết hết trăm vạn quân rợ Nguyên

Bên cha, bên vua trong tình thế ấy đã giữ vẹn tròn được nghĩa lớn

Tiếng tăm anh hùng, hào kiệt còn truyền mãi tới tận ngày nay

Bãi trận sông Đằng nước xuân man mác

Ngôi đền chân núi Dược mây chiều phẳng lặng Muốn nhờ oai gươm thiêng trừ hết loài quỷ xấu

Chúng còn độc ác hơn cả Bá Linh thuở xưa

Nguyễn Thiện Thuật với nỗi thƣơng cảm kính phục gƣơng anh hùng, nghĩa sĩ dám quyên sinh vì đại nghĩa. Nhƣng bên cạnh đó ông cũng muốn tỏ rõ lòng trung quân của mình, bởi mỗi bài thơ lại là một nỗi niềm tâm sự của ông. Ông đã giữ vẹn tròn đạo nghĩa vua tôi, ông cũng nêu cao tính trung quân ấy, với ông trung quân cũng có nghĩa là ái quốc. Nhƣng quân phải có đạo, nếu có đạo ông sẽ theo và mãi thể hiện lòng trung đó bằng việc làm của mình, bằng sự xả thân của mình. Còn nếu vua không có đạo ông sẽ từ bỏ và sẵn sàng không nhận bất cứ thứ gì đƣợc giao, đƣợc ban cho. Chính lòng trung quân của Nguyễn Thiện Thuật đã làm thức dậy trong ông tính tự cƣờng khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vƣơng, và cũng làm trỗi dậy lòng yêu nƣớc vốn có của những ngƣời con trên mảnh đất Hƣng Yên giàu truyền thống này. Không phải thế mà ngay những câu mở đầu những bài thơ ông viết thì hình ảnh của một bề tôi trung quân bao giờ cũng đƣợc chú ý và đặt lên trƣớc hết. Trong bài “ Điếu Nguyễn Tri Phƣơng tử tiết”, ông đã hạ bút ngay từ câu đầu tiên:

“Quân thân niệm trọng tức thân khinh”

Còn trong bài “ Đề đền Trần Hƣng Đạo” ông lại hạ bút bằng những câu:

“Đương niên phụ tử quân thần nghĩa Cắng cổ anh hùng hào kiệt danh”

(Bên cha, bên vua trong tình thế ấy đã giữ vẹn tròn được nghĩa lớn

Tiếng tăm anh hùng, hào kiệt còn truyền mãi tới tận ngày nay)

Có thể thấy, với Nguyễn Thiện Thuật cũng nhƣ các sĩ phu giai đoạn này thể hiện lòng trung quân vẫn chƣa thoát khỏi khuôn sáo từ trăm ngàn năm trƣớc. Bởi quan niệm về chủ nghĩa yêu nƣớc của các sĩ phu những năm 1884 - 1919 còn bị chi phối nhiều bởi quan niệm “mệnh trời” đối với vua. Mà theo mệnh trời thì vua nuôi dân, tức là trị dân và trị nƣớc. Điều đó đồng nghĩa yêu nƣớc và trung với vua là một, vì dân và phục vụ vua là một. Chính vì lẽ đó, Nguyễn Thiện Thuật và một số sĩ phu khác ở Hƣng Yên cùng thời ông vẫn thể hiện khá rõ tƣ tƣởng trung quân đồng nghĩa với khái niệm yêu nƣớc.

Tuy nhiên, có khác đôi chút với Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy lại thể hiện tâm sự của mình trên một bình diện mới hơn. Cũng là nỗi cảm thƣơng cho những anh hùng, hào kiệt vì độc lập tự do của dân tộc mà quyên sinh. Nhƣng ông nhìn nhận và ca tụng trên nhiều khía cạnh và với những mức độ khác nhau. Sự khác nhau đó có thể nảy sinh từ một con ngƣời. Và thủ pháp ông dùng rất giản dị, đại đa số là những câu kể mang nét phác hoạ đời thƣờng, nhƣng ông đã gợi tả đƣợc những gì muốn gửi gắm qua tác phẩm. Sinh thời Ngô Quang Huy có làm thơ văn nhiều hay không thì không rõ, nhƣng bài “ Trướng các chánh phó lãnh binh, quản đội và nghĩa dũng

khóc ông Nguyễn Cao” hiện vẫn còn và đó là minh chứng cụ thể nhất cho

gắm thông qua hình tƣợng vị chủ soái Nguyễn Cao. Nguyễn Cao là ngƣời chứa đầy lòng trung quân, vì dân vì nƣớc. Chính vì vậy, ngay từ những câu mở đầu bài trƣớng, Ngô Quang Huy đã khắc hoạ một hình tƣợng trọn trung hiếu vẹn toàn.

Than ôi!

Chợt ở chợt về, giấc mơ kim cổ!

Trọn trung trọn hiếu, nghĩa cả tôi con

Có thể thấy, việc nhắc lại sự trung hiếu của Nguyễn Cao, Ngô Quang Huy cũng muốn nhấn mạnh thêm về lòng trung trinh với vua hiền của mình. Bởi có lẽ, tƣ tƣởng “mệnh trời” đã trở thành cơ sở đạo lý để ngƣời thần tử hy sinh làm ngƣời trung nghĩa. Và đối với việc hƣng vong của tổ quốc thì những kẻ thất phu phải có trách nhiệm. Bởi thế, cũng nhƣ Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy luôn chất chứa nỗi niềm đau đáu trông về vua hiền, để mình có thể thành tôi sáng và cũng sẵn sàng cống hiến thân mình cho việc minh quân giành lấy quyền làm chủ đất nƣớc.

Nhƣng sau đó, ông lại đi tập trung vào khắc hoạ hình ảnh của một vị chủ soái có phẩm chất đạo đức, có tài năng và đƣợc lòng tƣớng sĩ với tấm lòng đầy cung kính và thƣơng cảm. Bởi lúc này đây, Nguyễn Cao hay chính là Ngô Quang Huy đã quy tụ đƣợc những nghĩa sĩ cùng chí hƣớng mong muốn cho một ngày mai độc lập. Vì lúc này, giang sơn gấm vóc đang bị đày đoạ, tài nguyên giàu có, gia sản tổ nghiệp để lại đang bị ngƣời ngoài cƣớp mất, giống nòi đang có nguy cơ bị tuyệt diệt thì việc quy tụ những ngƣời đồng chí lại với nhau là cần thiết, nhƣng cần thiết hơn là một vị chủ soái có đủ tài đức dẫn dắt cả đội nghĩa binh đồng lòng kháng Pháp mới là điều quan trọng và Nguyễn Cao đã trở thành ngƣời nhƣ thế.

Bởi chưng văn giỏi võ tài, được lòng tướng sĩ

Nên đã sống vinh chết tiếc, không kể hoa di

Có lẽ, cùng sát cánh bên nhau lãnh đạo phong trào "Tam tỉnh Nghĩa Đoàn" hoạt động rộng khắp trên các địa bàn Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hà Tây. Ngô Quang Huy hiểu Nguyễn Cao khá rõ, chính sự thấu hiểu đó đã làm dòng thơ của Ngô Quang Huy thêm thƣơng xót một nhân tài ra đi vì nghĩa cử quá sớm. Để rồi tất cả hình ảnh Nguyễn Cao lại hiện lên rõ nét trong lòng ngƣời viết những xúc cảm ngậm ngùi.

Một phen thu bảng đề tên, chênh vênh đệ nhất

Mấy độ xuân vi chờ hội, dìu dắt đàn sau

....

Rắp lòng cứu nước

Quyết chí dựng cờ

Lệnh nghiêm minh mà tướng mạnh quân hùng

Oai lẫm liệt khiến giặc tan thù diệt

Lê Thị sư khen trí

Tôn Thất tướng trọng tài

Một con ngƣời tài trí, linh hồn của biết bao trận đánh từng làm cho quan Pháp và bè lũ tay sai kinh hồn bạt vía. Lúc sinh thời, giặc đã dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nhƣng đều bị ông cự tuyệt. Tấm lòng ấy, hỏi ai lại không kính phục? Ông ra đi “ Thang mây nhẹ bƣớc”, đau xót biết nhƣờng

bao. Nỗi mất mát đó nhƣ thấm vào từng cảnh vật, làm hoa kia rầu rĩ, lòng ngƣời nát tan. Đau đớn quá, tạo hoá bất công nhƣờng nào.

Chí thầy đã tỏ

Số thầy chẳng chờ

Giang Nam mai tuyết tiễn đưa, ba thu mặt khuất

Sơn Bắc liễu hoa rầu rĩ, một sớm tin buồn Nông nỗi vì ai gây dựng

Nguồn cơn uổng mấy trông chờ

Hay trẻ tạo vốn đà hữu ý, đem cái danh để thử người trung?

Mà người đời sẵn mối bất bình, vì chữ nghĩa càng tăng mối hận. Kìa những kẻ giữ lấy thân làm thượng sách, thầy há thèm làm.

Ngẫm người xưa đã đổi mạng để thành nhân, thầy đâu chịu kém!

Chính lòng yêu nƣớc thiết tha, quyết tâm duy tân đã là nguồn độc lực mạnh mẽ cho Nguyễn Cao thêm sáng suốt và dũng cảm, dám vứt bỏ mọi thứ để tìm ra lẽ sống đích thực, kể cả việc từ bỏ mạng sống. So với những bậc tiết liệt xƣa thì ngài cũng xứng đƣợc sánh ngang với họ bởi tấm lòng “ đổi mạng để thành nhân”. Nhƣng tạo hoá vốn hay trêu ngƣơi, ngƣời tốt chẳng thọ dài, nên nông nỗi làm đau xót mấy mƣơi. Thấy đã chẳng màng danh lợi chỉ một lòng tìm hạnh phúc cho nhân dân. Bởi lúc này, những nghĩa dũng nhƣ thầy Nguyễn Cao rất nhạy cảm với nõi khổ của nhục vì mất nƣớc. Chính vì lòng nghĩa dũng đó mà dù Nguyễn Cao đã ra đi nhƣng “ Tưởng nhớ non Bồng đỉnh Quế, dù trăm thân không chuộc một người”. Niềm thƣơng tiếc vô hạn những

trong thơ của nhữnglãnh tụ của nghĩa quân Bãi Sậy mà với những nhà nho yêu nƣớc nhƣ Phan Văn Ái thì sự ra đi của một tấm lòng trung quân, ái quốc cũng dễ làm mủi lòng.

Núi Thái lông hồng đọ với nhau,

Nước đau nào quản đến thân đau. Một nền chính khí trơ mưa gió

Ba khối hùng tâm chọi bể dâu.

Nợ với giang san đành phải trả

Người mà xà huỷ, kể vào đâu. Lòng trung chỉ biết lòng trung biết,

Đỗ Phủ ngày xưa khóc Vũ Hầu.

(Vịnh ba liệt sĩ)

Ba vị anh hùng của dân tộc Nguyễn Tri Phƣơng, Hoàng Diệu và Đoàn Thọ đƣợc thờ ở miếu Trung Liệt ( Hà Nội). Họ sinh ra trong buổi nƣớc nhà loạn lạc binh đao.Trƣớc cảnh đất nƣớc bị xâm lăng, Phan Văn Ái đã dùng hình tƣợng so sánh thế giặc mạnh với sự mỏng manh của ta “ núi Thái” với “lông hồng”. Nhƣng dù có chênh lệch nhƣ vậy nhƣng vì một nƣớc đau thì những anh hùng đâu quản đến thân đau. Họ đã ra đi để trả món nợ nam nhi, trả món nợ với giang san, tổ quốc.

Có thể nói, ca ngợi những gƣơng trung kiên xả thân vì đất nƣớc chính là những khúc ca hùng tráng nhất trong thời kì này. Những khúc ca thể hiện lòng yêu nƣớc, tính tự cƣờng dân tộc và sự bất khuất của những văn nhân, của những nghĩa sĩ và sự cảm phục trƣớc các anh hùng. Tuy thế, văn thơ yêu nƣớc

thời kì này không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi, cảm phục đó mà nó còn thể hiện trên những bình diện khác. Đó là bình diện đả phá mang tính trào phúng, qua đó thể hiện đƣơck lòn yêu nƣớc thƣơng nòi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các tác gia hán nôm hưng yên giai đoạn 1884 1919 (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)