Tác gia Hán Nôm tiểu biểu ( nhóm tác gia sử địa)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các tác gia hán nôm hưng yên giai đoạn 1884 1919 (Trang 44)

VI – KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1 Tác gia Hán Nôm tiểu biểu ( nhóm tác gia sử địa)

Từ trƣớc đến nay đã có nhiều ngƣời nghiên cứu về các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên, nhƣng chƣa có một công trình nào phân chia tác gia theo từng lĩnh vực để nghiên cứu. Có thể do số lƣợng tác gia ở Hƣng Yên theo mỗi lĩnh vực có số lƣợng chênh lệch nhau đáng kể. Tuy nhiên, qua việc phân chia nhóm tác gia theo từng lĩnh vực, chúng tôi đã đi vào tập chung nghiên cứu đại diện nhóm tác gia sử địa để qua đó phần nào thấy đƣợc tình hình các tác gia Hán Nôm khác ở Hƣng Yên.

2.1.1 Tác gia sử học Phạm Văn Thụ

Có thể nói, mỗi ngƣời con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hƣng Yên bao giờ cũng có mối nặng lòng với mảnh đất đã gắn những kỉ niệm của mình từ tấm bé. Họ yêu quê hƣơng, yêu đất nƣớc nhƣng mỗi ngƣời lại có một cách nhìn nhận, cách hành sự khác nhau. Có ngƣời cho rằng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng là phải dùng bạo động để đánh đuổi bè lũ cƣớp nƣớc. Một số ngƣời lại sử dụng phƣơng pháp ôn hoà hơn là sống tự chủ nhƣng mang lại đƣợc lợi ích cho dân cho nƣớc. Một trong những gƣơng điển hình cho việc sống ôn hoà nhƣ thế chúng ta có thể kể đến phó bảng Phạm Văn Thụ.

Phạm Văn Thụ 笵 文 樹 (1866 – 1930) tự Đàn Viên 檀圓 , hiệu Đông Bạch Phái (東 白 派), sinh ngày 30/6/1866 (tức ngày 18/5 năm Bính Dần, niên hiệu Tự Đức thứ 19) tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. Đây là một vùng quê nghèo nhƣng từ xƣa đã có tiếng văn vật sánh ngang với vùng Hành Thiện bên Nam Ðịnh ("đông Bạch Sam, nam Hành Thiện"), thuở

hàn vi Phạm Văn Thụ đƣợc ông bà nội ngoại và bố mẹ hết sức yêu quý, dạy bảo. Ông bà nội thƣờng hay kể chuyện cổ tích, chuyện lịch sử của làng xã, và thân thế sự nghiệp của tổ tiên cho cháu nghe. Thân phụ Phạm Văn Thụ là Phạm Xuân Đồng, học rất giỏi, tƣ chất thông minh khác ngƣời, từng thi trúng nhị trƣờng, dân trong vùng khi đó phong ông là một trong bốn “Đƣờng Hào tứ kiệt” (gồm 4 vị: Ngâm, Nhân, Đồng, Trạch). Thời đó, đất nƣớc nhiều biến loạn; thân phụ và thân mẫu của Phạm Văn Thụ luôn chung lƣng gìn giữ nghiệp nhà. Hai cụ thƣờng khuyên con cháu: “Dù nếm mật nằm gai cũng phải chăm học, kỳ cho trả được cái thù đèn sách” (Theo gia Phả họ Phạm ở Bạch Sam).

Phạm Văn Thụ đƣợc sự giúp đỡ và dạy bảo của gia đình, nên ông chỉ tự học ở nhà. Năm 14 tuổi Phạm Văn Thụ đã tỏ ra thông minh hơn ngƣời, tính lại rất cần kiệm, chỉ học toàn sách cũ của anh, viết toàn mực than giấy lộn, không muốn tiêu phí đến cha mẹ. Khi đã lớn, ông theo các anh đi học, thầy giáo cũng là cậu ruột. Phạm Văn Thụ thƣờng làm câu đối rất hay, có lần thầy giáo nói với thân phụ ông: “Không ngờ thằng bé này tài lạ, chắc sẽ hơn chúng mình”.

Năm 20 tuổi Phạm Văn Thụ đỗ tú tài khoa Bính Tuất, niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886). Sau khi thi đỗ, ông vừa dạy học làm kế sinh nhai, vừa tìm sách tự học không mệt mỏi, có khi sang Nam Ðịnh dạy học để có thể lui tới làng Hành Thiện học hỏi thêm. Khi đó phong trào Cần Vƣơng đang lan rộng, cơ may đến với Phạm Văn Thụ khi ông gặp đƣợc thủ lĩnh quân nghĩa Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật, cậu tú trẻ hỏi về hƣớng lập thân. Ông Tán Thuật khuyên rằng đã học thì phải đi thi để đỗ đạt, có chức quan để chăm lo cho dân đỡ khổ, đó cũng là cách kẻ sĩ giúp dân giúp nƣớc. Từ lời dạy bảo đó, Phạm Văn Thụ lại càng miệt mài đèn sách hơn. Năm Thành Thái thứ 3 (1891) trong đợt thi Hƣơng tại trƣờng thi Nam Định, ông đỗ Cử nhân. Năm sau đƣợc

bạn bè quyên góp và đƣợc vợ vay cho lộ phí lặn lội vào Huế thi Ðình (1892). Tại kỳ thi Hội ở kinh thành Huế, ông đậu Phó bảng cùng khoa với Nguyễn Thƣợng Hiền và đƣợc hậu bổ làm tri huyện Thƣ Trì.

Năm 1894, Phạm Văn Thụ đƣợc đổi sang làm tri huyện Thần Khê - Thái Bình. Ngay từ ngày đầu ra làm quan, ông đã nghĩ làm những việc có ích cho dân “Phàm những việc lợi cho dân Thái Bình, hết thảy ta được dự phần tài quyết”. Khi giải quyết việc, bao giờ ông cũng hỏi ý kiến thân, hào, quốc, lão; ví dụ nhƣ việc sát nhập ở Thái Bình, việc đắp đê chống lụt. Ngoài ra, ông còn lập toà Hội đồng để xét thƣởng phạt, ngƣời có công thì đƣợc trọng thƣởng, ngƣời có tội thì bị phạt. Việc làm của ông rất đƣợc sự đồng tình của nhân dân.

Trong ba năm làm tri huyện Thần Khê, Phạm Văn Thụ đã cho đắp lại đê trong khu vực của tỉnh, đào sông mới … đoạn đê nào cong thì đắp thẳng, đoạn sông nào bị bồi thì khai sâu … khiến nhiều ruộng làm đƣợc hai vụ. Ông còn cho đắp đƣờng mới, một đƣờng từ trung tâm tỉnh qua Tân Đệ thông sang Nam Định, một đƣờng từ Phụ Dục thông sang Ninh Giang … huyện nọ sang huyện kia, tổng này sang tổng khác, công việc nhiều nhƣng dân không oán. Ông đôn đốc các làng xã gia cố đê kè phòng lụt, những kỳ đê vỡ thì ngày đêm ông chỉ huy tráng đinh hàn khẩu. Cứ nông nhàn thì huy động dân chúng và xin thêm tiền gạo cho dân đào mƣơng, bắc cầu, xây cống, làm đƣờng. Ông úy lạo nhà nông chăm chỉ nghề nông tang. Ông mở mang trƣờng học, cả trƣờng chữ Hán lẫn chữ quốc ngữ và đặc biệt cổ suý việc học chữ quốc ngữ rất mạnh mẽ “Nay gặp dịp mở lò tân học, rèn đám thiếu niên, muốn cho chóng được phổ thông, cần phải dùng bằng quốc ngữ. Có chữ nhưng khốn không có sách, biết viết nhưng chưa biết làm văn. Nay Thuý Kiều, mai Lục Vân Tiên, ngâm nga vô ích; hết Mạn Lục lại Tam Quốc Chí, in chép thêm phiền. Có kẻ hỏi tiếng Việt Nam đã đủ dùng làm sách giáo khoa chưa ? Tôi dám chắc lời ca

dao sẽ đáng đứng vào bậc cao đẳng được”.Bên cạnh đó, ông còn chú ý đến việc mở các kỳ bình văn thơ, tu sửa văn miếu hàng tỉnh, hô hào bài trừ hủ tục. Ông ngăn cấm tệ tham nhũng. Những lệ cũ chánh tổng, lý trƣởng nộp "lệ phí", lên huyện, tỉnh, thực chất là đút lót, ông sung công quỹ để chi phí việc công ích và phát chẩn cho vùng bị thiên tai, đói kém, đặc biệt là việc mở thêm trƣờng học

Năm 1895, Phạm Văn Thụ đƣợc cử làm tri huyện Duyên Hà. Thời kỳ này ông đã tìm hiểu và biết đƣợc tình hình ở đây còn nhiều hủ tục, nhiều kẻ hay xu nịnh nên ông tìm cách bài trừ. Ông đã xem xét đơn oan, cứu đƣợc nhiều dân lƣơng thiện. Những kẻ thiếu tôn trọng, thiếu lễ phép đều bị ông xử phạt. Năm sau, ông đƣợc đổi sang làm tri huyện Phụ Dục. Thời kỳ ông làm quan ở đây, nhân dân đƣợc hƣởng cảnh ấm no, tệ nạn, tội ác đều bị ngăn chặn.

Đến năm 1897, ông sang làm tri phủ Kiến Xƣơng. Tại đây, Phạm Văn Thụ đã nắm tình hình dân chúng, quan lại. Ông giải quyết đƣợc nhiều việc đúng đắn, dân phủ rất mến phục. Cách tìm hiểu thực tế về dân chúng của ông rất hay, đó là không lộ cho dân biết mình là quan phủ mới, gặp tầng lớp nào thì hỏi việc của tầng lớp ấy, nắm đƣợc tình hình rồi, ông mới giải quyết việc. Các khoản tiền lệ phí, sung công, ông đều đƣa vào công quỹ để lo việc sửa cống, đắp đƣờng, xây lớp học cho dân. Ông từng nói “ Ta cốt nhờ được duyên may mà thi thố các việc lợi ích cho dân, không hề hiệp sủng doanh tư”.

Về trị an, ông luôn quan tâm đến sông nƣớc, đê điều, cầu, cống. Ở phủ, huyện nào ông cũng nắm vững bản đồ địa hình của nơi đó. Ngoài ra, mỗi tháng ông lại mở một kỳ thi văn và bình văn cùng các thân sỹ.

Ở phủ Kiến Xƣơng đƣợc hai năm từ 1897- 1899, Phạm Văn Thụ nhận thấy huyện Tiên Hƣng là nơi nghèo nhất tỉnh Thái Bình. Ông đã xin về huyện

này. Trong năm năm, ông đã giúp dân Tiên Hƣng xây đƣợc bốn mƣơi cống ở hai bên sông Sa Nông. Ông cũng nhiều lần tranh biện với sở Công chính Hà Nội về việc xây cống Thọ Vực, cống Cổ Khúc. Ông còn viết giấy điều trần, phân tích việc không có lợi, không nên đào sông Tân Đệ cho thông dài đến Cống Đậu lên quan trên và phân tích cái đƣợc thì quá ít, cái hại thì quá nhiều, vừa tiêu phí, vừa kết oán với dân.

Trong thời gian này, Phạm Văn Thụ đã viết “Thái Bình tỉnh thông chí” 太 平 省 通 誌. Cùng với các tác phẩm khác nhƣ: Hải Dương địa dư, Bắc Ninh tỉnh chí, Sơn Tây tỉnh chí, Hưng Yên nhất thống chí, Hưng Hóa chí lược, Nam Định tỉnh địa dư chí, Hoan Châu phong thổ chí, Nghệ An

ký, Thanh Hóa tỉnh chí v.v.... Phạm Văn Thụ đã góp thêm phần phong phú

cho thể loại sách địa phƣơng chí. Đây là tác phẩm lớn nhất và cũng là quan trọng nhất của Phạm Văn Thụ. Qua khảo sát, chúng tôi bƣớc đầu đánh giá về tình hình của văn bản của tác phẩm này nhƣ sau:

Thái Bình phong vật chí là một trong những sách nằm trong chủ đề địa chí nói trên. Ngoài ghi chép về cƣơng giới, địa lý hành chính, phong tục, nhân vật, núi sông, thổ sản v.v... nhƣ các sách địa chí thông thƣờng khác, Thái Bình phong vật chí còn có một nội dung rất có giá trị mà những sách cùng loại không có, đó là phần ghi chép khá kỹ về những cuộc nổi dậy của nông dân tỉnh Thái Bình thời Cần Vƣơng chống Pháp.

Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy thông tin về tác giả và nội dung thể hiện ở các văn bản không giống nhau. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, sử dụng, chúng tôi xin trình bày tình hình văn bản và giới thiệu sơ lƣợc nội dung của sách này.

Thái Bình phong vật chí hiện còn 3 bản, Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (NCHN) có 2 bản, Thƣ viện Quốc gia (TVQG) có 1 bản. Tất cả đều là sách chép tay. Cụ thể từng văn bản nhƣ sau:

A1. Bản TVQG, ký hiệu R.626. Tên sách: Thái Bình phong vật chí. Sách dày 60 tờ, khổ 29x16cm. Chữ viết chân phƣơng tên loại giấy khá cũ, dễ đọc. Tờ đầu sách có dấu "Phan gia trân tàng" (lƣu giữ ở nhà họ Phan) và dòng chữ 先 興 府 知 府 范 文 樹 肅 稟 (tờ bẩm của Tri phủ phủ Tiên Hƣng là Phạm Văn Thụ). Nội dung tờ bẩm nêu việc vâng mệnh viên công sứ đã cho ngƣời đi khắp các nơi hỏi han xem xét, lại tra cứu trong sách cổ v.v... để biên soạn địa dƣ chí toàn tỉnh Thái Bình. Phàm những điều nghe biết thì ghi chép lại rồi trình lên Lƣơng đại nhân là quan Hộ bộ Thƣợng thƣ đã trí sĩ kiểm duyệt, gọi là Thái Bình phong vật chí.

Sau đó là phần Mục lục và Toàn tỉnh tình thế lợi bệnh luận (bàn về tình thế thuận lợi và khó khăn của toàn tỉnh). Nội dung chính gồm các phần sau: 1/ Tỉnh hạt cổ kim diên cách, 2/ Phong tục, 3/ Nhân vật, 4/ Cổ tích dị văn, 5/ Chinh chiến sự trạng, 6/ Xuyên. Cuối cùng là phần phụ lục, chép một số bài tấu của Đặng Kim Toán (năm Tự Đức 5); Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tƣờng, Tôn Thất Thuyết (năm Tự Đức 36); chiếu của vua Tự Đức v.v...

Trong số này chỉ có bản tâu của Giám sát ngự sử Đặng Kim Toán là có nội dung liên quan đến tỉnh Thái Bình. Bản tâu trình bày về việc sông ngòi đê điều của tỉnh Thái Bình sau khi ông vâng mệnh đi khám năm Tự Đức thứ 5 (1852). Những bản tấu ghi sau có thể hiểu là đƣợc chép thêm vào cuối sách mà thôi.

- Bản A.1263. Tên sách: Thái Bình phong vật chí, dày 45 tờ, khổ 31x21cm, chữ viết chân phƣơng, dễ đọc, có dấu chấm câu và khuyên bằng bút mực đỏ. Không có tờ bẩm, không có tên ngƣời soạn, không có mục lục. Nội dung chính gồm các phần sau: 1/Tỉnh hạt cổ kim diên cách, 2/ Phong tục, 3/ Nhân vật, 4/ Cổ tích dị văn. Cuối phần này có thêm 鐵 樹 引 (Lời dẫn về cây lim) và 榕 樹 引 (Lời dẫn về cây bàng), 5/ Chinh chiến sự trạng, 6/ Toàn tỉnh tình thế lợi bệnh luận.

- Bản A. 2361. Tên sách: Thái Bình phong vật chí, dày 35 tờ, khổ 28x15cm. Sách viết bằng 2 kiểu chữ trên 2 loại giấy khác nhau. Từ tờ 1-19b: viết thảo, đôi tờ có dấu chấm câu và khuyên bằng bút son, giấy khá mới. Từ tờ 20a- 36a: chữ đá thảo, không có dấu chấm câu hoặc dấu khuyên. Chất giấy đen hơn và dày hơn, mực đậm hơn.

Không ghi ngƣời soạn, không có tờ bẩm, không có mục lục. Nội dung chính gồm các phần sau: 1/ Tỉnh hạt cổ kim diên cách, 2/ Phong tục, 3/ Nhân vật, 4/ Cổ tích dị văn. Cuối phần này có thêm 鐵 樹 引 (Lời dẫn về cây lim) và 榕 樹 引 (Lời dẫn về cây bàng), 5/ Chinh chiến sự trạng, 6/ Toàn tỉnh tình thế lợi bệnh luận.

Hiện trong kho của Viện NCHN còn có 2 bản mang tên Thái Bình thông chí (hoặc Thái Bình tỉnh thông chí). Tuy tên sách hơi khác nhƣng có cùng nội dung và có ghi tác giả là Phạm Văn Thụ, nên chúng tôi xác định đó cũng chính là những dị bản của sách này.

- Ký hiệu A.1754. Tên sách Thái Bình thông chí màu đen in trong ô nền đỏ, bìa màu vàng, dày 53 tờ, khổ 30x17cm. Chữ viết chân phƣơng, dễ đọc, có dấu chấm và khuyên bằng bút son. Chất giấy hơi cũ. Tờ đầu sách ghi: 興 安

省 白衫 社 副 榜 鴻 臚寺 少 卿 領 先 興 府知 府 范 文 樹 撰 (Phạm Văn Thụ, ngƣời xã Bạch Sam tỉnh Hƣng Yên, đỗ Phó bảng, hàm Hồng lô tự thiếu khanh lĩnh Tri phủ phủ Tiên Hƣng soạn). Không có tờ bẩm. Nội dung chính gồm các phần sau:1/Tỉnh hạt cổ kim diên cách, 2/ Phong tục, 3/ Nhân vật, 4/ Cổ tích dị văn. Cuối phần này có ghi: 附 錄 花 萍 記 (Phụ lục hoa bình, tục gọi là bèo hoa dâu) và 鐵 樹 引 (Lời dẫn về cây lim), 5/ Phỉ cừ chiến trận, 6/ Thái Bình toàn tỉnh thế lợi bệnh tổng luận, 7/ Giang hà, 8/ Lý lộ, 9/ Cầu cống, 10/ Chợ lớn, 11/ Kỹ nghệ, 12/ Thổ sản.

Dòng cuối cùng của sách ghi Thái Bình thông chí chung tất.

- Ký hiệu A. 82. Tên sách: Thái Bình tỉnh thông chí, dày 56 tờ, khổ 28x17cm. Mép sách có dòng chữ ghi tên sách và đánh số tờ. Chữ viết chân phƣơng, dễ đọc, có dấu chấm và khuyên bằng bút mực hồng. Không có tờ bẩm, không có mục lục. Nội dung chính gồm các phần sau: 1/ Tỉnh hạt cổ kim diên cách, 2/ Phong tục, 3/ Cổ tích dị văn, 4/ Nhân vật, 5/ Chinh chiến sự trang, 6/ Toàn tỉnh tình thế lợi bệnh tổng luận, 7/ Sơn xuyên, 8/ Lý lộ.

Cuối sách ghi dòng chữ: "Ngày 12 tháng 6 năm Thành Thái 12, Tri phủ phủ Tiên Hƣng Phạm Văn Thụ tập soạn".

Ngoài ra, tại Thƣ viện Paris (Cộng hòa Pháp) còn có 1 bản mang tên Thái Bình phong vật chí, ký hiệu EFEO.II/6/900. Chúng tôi chƣa có điều kiện tiếp xúc nên xin chuyển ghi thông tin này đến các nhà nghiên cứu có điều kiện tiếp cận với văn bản trên.

Nhƣ vậy, tổng cộng Thái Bình phong vật chí hiện còn 6 bản, 1 bản tại TVQG, 4 bản tại Thƣ viện Viện NCHN và 1 bản lƣu giữ tại Paris. 4 bản có

tên chung "phong vật chí" là R.626, A.1263, A.2361 và EFEO.II/6/900; 2 bản có tên chung "thông chí" là A.1754 và A.82.

Riêng bản R.626 có tờ bẩm, tên ngƣời soạn và phần Toàn tỉnh tình thế lợi bệnh luận đƣa lên đầu sách; phần phụ lục gồm các bài tấu và chiếu ghi ở cuối sách, nội dung chính gồm 6 phần.

Hai bản cùng nhóm "thông chí" là A.1754 và A.82 có ghi tên tác giả, năm soạn sách. Thứ tự các phần không giống nhau và nội dung cũng có chỗ khác nhau: Sau phần Cổ tích dị văn, bản A.1754 ghi thêm Bài ký về bèo hoa dâu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các tác gia hán nôm hưng yên giai đoạn 1884 1919 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)