Quan điểm của Đảng, Luật pháp của Nhà nƣớc về khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình về khởi nghiệp của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát chương trình chuyến xe khởi nghiệp VTV6, quốc gia khởi nghiệp VTV1) (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu

1.2. Quan điểm của Đảng, Luật pháp của Nhà nƣớc về khởi nghiệp

Trƣớc hết phải khẳng định, chính sách là một vấn đề quan trọng cho khởi nghiệp tại Việt Nam. Với sự chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là Quốc hội đang cho ý kiến về dự án Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã dành một chƣơng cho doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó nội dung hoạt động khởi nghiệp đã đƣợc đƣa vào và đã hình thành quy định cụ thể.

Tại quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã đề cập rõ: “Hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chƣơng trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tƣ cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam”.

Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 (gọi tắt là Nghị quyết 19-2014) đề ra Mục tiêu hết năm 2017, đạt tối thiểu bằng trung bình của các nƣớc ASEAN 4 trên các chỉ tiêu về môi trƣờng kinh doanh. Cụ thể là khởi sự kinh doanh thuộc nhóm 70 nƣớc đứng đầu; Bảo vệ nhà đầu tƣ thiểu số thuộc nhóm 80 nƣớc; Nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận tín dụng (theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới) thuộc nhóm 30 nƣớc. Riêng chỉ tiêu Tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn vay - đánh giá theo cách tiếp cận của Diễn đàn kinh tế thế giới, phấn đấu đến năm 2020 thuộc nhóm 40 nƣớc đứng đầu. Chính phủ đã triển khai thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh. Các tỉnh, thành phố, các bộ ngành cũng đã đƣa ra phƣơng án để thực hiện Nghị quyết số 19. Chủ trƣơng này của chính quyền đã giúp tạo đƣợc một môi trƣờng thuận lợi để phát triển khái niệm xã hội kinh doanh, nơi tất cả mọi ngƣời, chỉ cần có ý tƣởng, khát vọng kinh doanh đều có thể làm giàu, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển.

"Đƣa năm 2016 là năm khởi nghiệp", Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định nhƣ vậy trong phiên họp thƣờng kỳ đầu tiên khi Chính phủ mới kiện toàn ngày 4-5/5/2016. Việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển là một trong những định hƣớng quan trọng của Thủ tƣớng khi mới nhậm chức. Ông nêu rõ: "Mọi ngành, mọi cấp phải xem lại xem có gây khó cho doanh nghiệp hay không?".

Tháng 10/2016, trong bài phát biểu tại Lễ phát động Chƣơng trình "Thanh niên khởi nghiệp" giai đoạn 2016 – 2021 và Ngày hội Thanh niên

Khởi nghiệp, Thủ tƣớng nhấn mạnh: "Khởi nghiệp là một trong những thƣớc đo thành công của Chính phủ kiến tạo. Chƣa bao giờ khởi nghiệp đƣợc sự quan tâm của Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị nhƣ lúc này. Chƣa bao giờ khởi nghiệp có những điều kiện thuận lợi nhƣ lúc này".

Theo thống kê, quý 1/2017, cả nƣớc có thêm 26.478 doanh nghiệp thành lập mới, con số cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Năm 2016, Việt Nam ghi nhận con số kỷ lục khi có tới 110.100 doanh nghiệp thành lập mới, mức cao nhất từ trƣớc đến nay và cũng là lần đầu tiên Việt Nam có hơn 100 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong một năm. Đó chính là kết quả của tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ mà Chính phủ đã phát động kể từ đầu năm 2016. Từ kết quả đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phải có 1 triệu doanh nghiệp; riêng trong năm 2017 sự kiến cả nƣớc sẽ tiếp tục có trên 100.000 doanh nghiệp mới gia nhập thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình về khởi nghiệp của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát chương trình chuyến xe khởi nghiệp VTV6, quốc gia khởi nghiệp VTV1) (Trang 33 - 35)