d. Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng xã hộ
1.3.2. Sự tác động của nhà nƣớc đến thực hiện công bằng xã hộ
chúng cũng có ảnh hƣởng lẫn nhau và ảnh hƣởng đến cơ sở kinh tế. Vấn đề hoàn toàn khơng phải là chỉ có hồn cảnh kinh tế mới là ngun nhân, chỉ có nó là tích
cực, cịn tất cả những cái còn lại chỉ là hậu quả thụ động” [26,271]. Vị trí độc lập
tƣơng đối của chính trị đối với kinh tế, nhƣ sự khẳng định của Ph.Ăngghen, thể hiện ở sự tác động của quyền lực nhà nƣớc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, theo chúng tơi, trong đó có việc thực hiện CBXH, theo ba hƣớng sau [25,678]:
- Có thể tác động theo cùng chiều hƣớng, đồng thuận với sự phát triển kinh tế. Theo hƣớng tác động này, chính trị sẽ thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn;
- Có thể chính trị tác động ngƣợc trở lại sự phát triển kinh tế - xã hội; do đó có thể khiến cho nền kinh tế - xã hội của một quốc gia bị suy thối, khủng hoảng;
- Có thể chính trị gây cản trở sự phát triển nền kinh tế - xã hội ở những hƣớng nào đó và thúc đẩy sự phát triển ở những hƣớng khác.
Trong lịch sử, hƣớng tác động thứ ba là khá phổ biến.
Nếu yếu tố kinh tế tác động đến CBXH với tính cách là điều kiện, cơ sở để thực hiện CBXH thì yếu tố chính trị tác động tới CBXH với tính cách là thể chế, chế độ chính trị nhằm quy định phạm vi, nội dung, bản chất, tính phổ quát của CBXH. Nếu ở chế độ chiếm hữu nô lệ, với sự thống trị của giai cấp chủ nơ, q tộc thì sự phân biệt đẳng cấp lại đƣợc khẳng định là CBXH. Dƣới chế độ TBCN, với sự thống trị của giai cấp tƣ sản, ngƣời ta cho rằng: những bất công cần phải đƣợc tổ chức sao cho con ngƣời có thể chấp nhận đƣợc, đó mới là cơng bằng, mà thực chất là cơng bằng cho thiểu số bóc lột và bất cơng cho đa số nhân dân lao động. Dƣới CNXH, sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân nhằm mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ áp bức, bất cơng, hƣớng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nên công bằng ở đây là công bằng cho mọi ngƣời, mọi thành viên trong xã hội. Rõ ràng chế độ chính trị tác động và chi phối vấn đề CBXH không chỉ ở phạm vi và mức độ của nó, mà cơ bản là bản chất của CBXH: công bằng cho ai và công bằng nhƣ thế nào. CBXH liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:
kinh tế, chính trị, văn hóa…Nó phải và chỉ có thể đƣợc giải quyết thơng qua chế độ nhà nƣớc với tính cách là thể chế chính trị nền tảng để bảo đảm và thực hiện CBXH cho giai cấp thống trị. Tuy vậy, do nhà nƣớc cũng phải thực hiện chức năng quản lý toàn xã hội, nên ở mức độ nhất định nó cũng phải thực hiện CBXH một cách hạn chế cho các giai tầng bị trị. Nhà nƣớc XHCN sở dĩ thực hiện CBXH cho đa số thành viên trong xã hội, vì nó là chế độ chính trị của đơng đảo quần chúng nhân dân lao động, phục vụ cho lợi ích của đa số thành viên xã hội.
Khi xã hội nảy sinh chế độ tƣ hữu và do đó là bất cơng, thì nhà nƣớc cũng từ đó ra đời. Đấu tranh giai cấp khơng thể điều hịa nên cần có nhà nƣớc để giữ cho xã hội có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện ấy. Và cũng vì thế, có thể nói rằng trong xã hội chƣa có CBXH hồn tồn nên cần đến nhà nuớc. Ngay từ khi ra đời, nhà nƣớc đã để lại dấu ấn của mình lên xã hội thơng qua việc ngƣời dân có hài lịng với chính quyền, ngoảnh mặt hay quay lƣng với chính quyền hay khơng. Lịch sử các thể chế nhà nƣớc cho thấy, ngƣời dân chung sống hịa bình với chính quyền hay đứng lên lật đổ nó đều có lý do: chuyên chế hay dân chủ, tham nhũng hay trong sạch, làm cho xã hội tăng trƣởng hay suy thoái, trung thành hay phản bội lại lòng tin nơi dân…đều gắn với CBXH hoặc ẩn chứa vấn đề CBXH. Thời cổ đại, ở Á Đông: Khổng Tử khi luận bàn về chính sự thì trong 3 điều: lƣơng thực dồi dào, quân lính đầy đủ, Nhà nƣớc tin dân, dân tin Nhà nƣớc, ông cho điều thứ ba là quan trọng nhất, là cái phải đặt lên hàng đầu. Bởi theo ơng, lịng tin là đạo đức - lấy cộng đồng làm trung tâm, đối lập với phi đạo đức - lấy cá nhân làm trung tâm. Từ đó, ơng cho rằng, “đại đồng”, “bình quân” là hạt nhân của đạo đức, là chuẩn mực của công bằng xã hội, là điểm quan trọng trong trị nƣớc [37,34].
Vì thế có thể nói, bảo đảm CBXH là một mục tiêu thƣờng xuyên trong chức năng, hoạt động điều hành và cai trị của nhà nƣớc. Cách thức tác động của nhà nƣớc đều để lại hệ quả hay mang lại thành quả CBXH trong toàn xã hội hay chỉ giới hạn ở cộng đồng, cá nhân này hoặc cộng đồng, cá nhân khác. Chừng nào ngƣời dân cịn cần tới nhà nƣớc thì chừng đó chức năng tạo lập CBXH, bình đẳng
xã hội cịn là một bài tốn thử nghiệm năng lực và bản chất của chính quyền, và là nhiệm vụ “khơng thể nhƣờng cho ai”, nhất là nhà nƣớc XHCN. Những mối ràng buộc của nhà nƣớc liên quan tới CBXH có ngun nhân nội tại của nó với tính chất một tổ chức quyền lực đặc biệt, đồng thời có ngun nhân từ động cơ lợi ích trong mỗi con ngƣời. Nguyên nhân nội tại thể hiện ở chỗ: quyền lực nhà nƣớc vừa có khả năng làm trọng tài tạo lập CBXH nhờ quyền lực và các thiết chế của nó, nếu đó là một nhà nƣớc với bộ máy trong sạch và đủ năng lực điều hành; vừa có thể làm cho CBXH bị sai lệch so với mục tiêu của chính quyền do đội ngũ cơng chức nhà nƣớc là tập hợp những con ngƣời cụ thể, chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố và lợi ích khác nhau.
Kinh nghiệm thực tế chứng minh rằng, cần phải có sự can thiệp “đủ độ” của Nhà nƣớc thông qua việc tạo ra những điều kiện cho kinh tế phát triển, thông qua việc thực hiện CBXH ít hay nhiều ngay ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trƣởng kinh tế. Chỉ nhƣ vậy mới huy động đƣợc mọi nguồn lực xã hội cho phát triển nhanh, bền vững. Tại các nƣớc TBCN phát triển, sự giàu có về của cải vật chất không đi liền với sự gia tăng về CBXH. Thực tế đó chỉ ra rằng, cơ chế thị trƣờng có thể thúc đẩy nền kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao, nhƣng bản thân nó khơng trực tiếp tạo ra sự phát triển xã hội một cách cân đối, hài hịa. Tại các nƣớc đó, nhà nƣớc ln đại diện cho những tầng lớp giàu có, nên mặc dù nhà nƣớc cũng thực hiện chức năng điều tiết, nhƣng sự điều tiết đó vẫn khơng tạo ra đƣợc một cách phổ biến cơng bằng cho mọi ngƣời. Do vậy, tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, mức sống và các phƣơng diện khác của đời sống xã hội giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa các khu vực trên lãnh thổ vẫn khơng thể giảm bớt, thậm chí ở một số nƣớc có xu hƣớng tăng lên. Ngƣợc lại, trong nền KTTT định hƣớng XHCN, Nhà nƣớc - với bản chất là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, sử dụng chức năng quản lý, điều tiết của mình để chủ động thực hiện rộng rãi sự cơng bằng trong tồn xã hội. Tất nhiên, mức độ giải quyết các vấn đề xã hội, tạo lập sự công bằng khơng thể vƣợt q khả năng và trình độ phát triển kinh tế cho phép. Xuất phát từ
điều kiện lịch sử cụ thể, nhà nƣớc XHCN thực hiện CBXH trên nguyên tắc phù hợp với từng giai đoạn, trình độ phát triển của nền kinh tế, nhƣng không làm triệt tiêu động lực thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế.
Mặt khác, đối với mỗi quốc gia khác nhau có các tiêu chí khác nhau về CBXH. Các tiêu chí này đƣợc xác định trên cơ sở các chuẩn tối thiểu về CBXH do pháp luật quy định trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Chuẩn tối thiểu này đƣợc đảm bảo thực hiện bằng những chính sách cụ thể của nhà nƣớc đối với ngƣời dân thuộc mọi tầng lớp, nhóm xã hội. Trên cơ sở xác định chuẩn tối thiểu về CBXH, việc thực hiện CBXH đối với các tầng lớp xã hội khác nhau, trên các lĩnh vực khác nhau (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…) phải gắn liền với nhà nƣớc, với chức năng quản lý và điều tiết xã hội đóng vai trị quan trọng và là nhân tố quyết định. Nhà nƣớc tác động nhƣ thế nào đó sẽ làm cho CBXH nhiều hơn hay ít đi trong tồn xã hội hay trong cộng đồng, cá nhân này hoặc cộng đồng, cá nhân khác. Nhƣ vậy, thực hiện CBXH phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, thế nhƣng không phải lúc nào điều này cũng là tất cả. Theo Chủ tích Hồ Chí Minh: “Có khi vật tƣ, hàng hóa khơng thiếu, mà phân phối khơng đúng, thì gây ra căng thẳng khơng cần thiết. Trong công tác lƣu thơng, phân phối có hai điều quan trọng ln phải nhớ:
- Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng.
- Khơng sợ nghèo, chỉ sợ lịng dân khơng yên” [32,158].
Nhà nƣớc nào càng gần dân, vì dân nhiều hơn thì có chiều hƣớng đảm bảo CBXH nhiều hơn. Nhà nƣớc với hệ thống quyền lực của mình, với công cụ, quan trọng nhất là pháp luật, điều tiết và phân phối các nguồn lực, nguồn thu nhập… để thực hiện CBXH. Nhà nƣớc nếu mạnh mẽ và trong sạch sẽ kiên quyết trừng trị những cá nhân, những hành vi gây bất công xã hội, đồng thời bảo vệ và động viên những yếu tố, những khuynh hƣớng CBXH nhiều hơn. Nhà nƣớc tham nhũng đồng nghĩa với mở đƣờng cho bất công. Chống tham nhũng và bất công phải bắt đầu từ Nhà nƣớc và bằng Nhà nƣớc.
Trong điều kiện KTTT định hƣớng XHCN, sự ổn định chính trị và dân chủ hóa xã hội ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc thực hiện CBXH. Chế độ xã hội ngày càng dân chủ thì càng tạo ra những khả năng, những kênh để ngƣời dân ý thức về lợi ích của mình và có đƣợc CBXH. Ngƣợc lại, CBXH lại trở thành một nội dung, tiêu chí của dân chủ. Đặc trƣng hàng đầu của CNXH mà chúng ta phấn đấu xây dựng là chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Nhân dân làm chủ có nghĩa là nhân dân là chủ thể xây dựng chế độ xã hội với tất cả lợi ích, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc. Chúng ta phải tạo ra mọi điều kiện cho nhân dân lao động đƣợc làm chủ thật sự, tự quyết định vận mệnh quốc gia, dân tộc mình. Đó là nền dân chủ của đa số, đảm bảo cho chế độ dân chủ thống nhất về bản chất với chế độ nhà nƣớc XHCN. Chỉ nhƣ vậy dân chủ mới trở thành động lực của sự phát triển tiến bộ và CBXH.
Chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ thì phải bảo đảm và thực hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân. Mọi chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa cần phải phục vụ một cách thiết thực những lợi ích chính đáng của nhân dân. Chỉ trên cơ sở đƣợc đáp ứng thiết thực về mặt lợi ích, thì quyền làm chủ của nhân dân mới thoát ly khỏi trừu tƣợng và mới có ý nghĩa đích thực. Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn: nếu dân không đƣợc hƣởng hạnh phúc, tự do thì đất nƣớc độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Ở Việt Nam, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự tác động của những yếu tố chính trị đến q trình thực hiện CBXH khơng diễn ra một cách tự phát, mà có định hƣớng. Định hƣớng này đƣợc thực hiện ở tƣ tƣởng, đƣờng lối, chính sách; ở việc kiểm tra và giám sát q trình thực hiện CBXH; và ở cơng tác cán bộ liên quan đến quá trình thực hiện CBXH. Chủ trƣơng gắn kinh tế với xã hội, thực hiện chính sách xã hội đồng thời với đƣờng lối phát triển kinh tế đã đƣợc Đảng xác định ngay từ khi bắt đầu đổi mới tại Đại hội VI (1986) và khẳng định lại qua các kỳ Đại hội tiếp sau. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc với chức năng quản lý xã hội của mình thực thi những chính sách điều tiết nền kinh tế theo hƣớng
gắn tăng trƣởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong từng bƣớc và trong cả q trình phát triển. Chính sách xã hội đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đề ra trong kế hoạch hóa bằng các chƣơng trình, dự án có mục tiêu; hình thành các quỹ xã hội; phát huy vai trò, sức mạnh của cộng đồng, của cơ sở và các tổ chức xã hội… nhằm mang lại cho nhân dân đời sống ngày càng công bằng hơn, đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn.