Sự thay đổi trải nghiệm tiêu dùng truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ truyền hình IPTV tại việt nam hiện nay (Trang 82)

Trƣớc 2015 Sau 2015 2020 Cung cấp cho khách hàng (Consumer Offer) - Hàng trăm kênh linear TV - Dịch vụ SVOD phát triển - Hợp nhất các kênh linear - Tổng hợp các SVOD thành các gói

- Cung cấp nội dung được cá nhân hóa - Khách hàng chọn và trộn lẫn các gói nội dung - Tổng hợp cơ bản các nguồn truyền hình Lượng xem của khách (Consumer Viewing) - 80% live và linear - 20% on- demand / time- shift - TV time-shift dùng DVR/PVR - Nhanh chóng chấp nhận các thiết bị được kết nối - Nhanh chóng chấp nhận các dịch vụ on- demand qua IP

- Suy giảm một số kênh linear và long-tail - Dịch chuyển từ DVP/PVR sang Cloud - 50% live và linear - 50% on-demand / time-shift

- Làm dịu khung thời gian “peak viewing”

Khám phá nội dung (Content Discovery) - EPG với hàng trăm kênh - Kho VOD với danh mục dài - Chức năng tìm kiếm kém

- Màn hình thứ hai cung cấp giao diện tìm kiếm - Bắt đầu thời kỳ dùng động cơ khuyến nghị (recommendation engine)

- Nội dung được cá nhân hóa, định hướng đầy đủ trên cả live, linear, và on-demand - Khuyến nghị xã hội sẽ dẫn dắt on-demand - Virtual sofa (ghế xem

ảo) cung cấp live/linear được dẫn dắt bởi xã hội Trải nghiệm nội dung (Content Experience) - Xem các chương trình theo lịch - Xem liên tục các series kiểu on-demand - Dạng sơ khai của kết gắn và tương tác xã hội - Tăng mức độ quan trọng xã hội của nội dung live/linear - Thí nghiệm việc nhúng màn hình thứ hai quanh nội dung

- Tương tác người tiêu dùng nhất quán với việc mở rộng nội dung ra tương tác xã hội, chơi game, live, và

immersive

- Gia tăng về nội dung tiêu dùng theo thời gian thực trong các chương trình

Trong nghiên cứu về truyền hình, Ericsson dự đoán là vào năm 2020 những người sử dụng smartphone sẽ dành 50% lượng xem phim ảnh của họ vào trải nghiệm kiểu mới này. Nội dung theo nhu cầu (on-demand) cũng sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng và đạt 50% của toàn bộ lượng xem phim ảnh. Tiến đến năm 2020, sự sử dụng công nghệ Big Data và phân tích dữ liệu sẽ tiếp tục tăng, do đó làm cho truyền hình phù hợp với từng cá nhân hơn, về mặt nội dung và quảng cáo. Điều này có nghĩa là 50% lượng xem sẽ theo mệnh lệnh (on- command), nghĩa là các động cơ khuyến nghị (recommendation engine) và mạng xã hội sẽ giúp người dùng tìm ra nội dung họ muốn.

Công nghệ liên tục phát triển và hấp dẫn hơn: Thời đại truyền hình nối Internet làm nảy sinh các nhà cung cấp mới với khả năng khai thác tính kết nối và cung cấp các dịch vụ nội dung mới cho người tiêu dùng. Ví dụ, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển thần tốc của Netflix, Amazon Prime và Apple TV cũng như cuộc xâm lấn thị trường truyền hình Việt Nam. Với lợi thế nội dung độc quyền, các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ cạnh tranh với các gói nội dung của các nhà cung cấp tại Việt Nam hiện nay, đầu tư lớn vào nội dung độc quyền, và thúc đẩy các hệ sinh thái của họ theo hướng có lợi bằng cách sử dụng các thiết bị, app, và các hệ sinh thái theo ngành dọc.

Doanh thu thị trường TV & media được dự đoán là sẽ đạt 750 tỷ USD vào năm 2020. Dù đã bắt đầu triển khai tại Việt Nam nhưng những nhà cung cấp mới như Netflix sẽ không chiếm tỷ trọng đáng kể trong số doanh thu này và đại đa số doanh thu sẽ đến từ các nhà cung cấp truyền thống, nếu như các nhà cung cấp truyền thống thay đổi để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng mới này.

Có thể nói ở tầm nhìn 2020 sẽ thấy một khái niệm được gọi là xã hội nối mạng (networked society) phổ biến, ở đó có các dịch vụ di động, băng rộng, và đám mây. Xã hội nối mạng này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các ngành công nghiệp, các quốc gia, và toàn xã hội. Lĩnh vực truyền hình đã chứng kiến sự ảnh hưởng của nộ i dung và thiết bị tới người tiêu dùng. Các dự báo cho rằng vào năm 2020 sẽ có 30-50 tỷ thiết bị kết nối mạng, trong số đó có khoảng 15 tỷ thiết bị có khả năng chơi video. Gần như mọi thiết bị mà một người tiêu dùng sở hữu đều sẽ có một màn hình có khả năng hiển thị video và được nối vào mạng băng rộng.

Lượng sử dụng và sở hữu các thiết bị số ngày càng tăng và làm thay đổi cách người tiêu dùng tham gia vào cộng đồng và tìm kiếm thông tin họ quan tâm. Có thể nói “dân cư số” đang là hạt nhân của nền kinh tế số thời hiện đại. Mạng lưới hoạt động kinh tế và xã hội toàn cầu đang được kết nối với nhau bởi các nền tảng như các mạng Internet, di động và cảm biến. Điều này thúc giục các nhà cung cấp dịch vụ phải chấp nhận đưa công nghệ vào phục vụ người tiêu dùng.

Dự đoán là vào năm 2020, việc bó gộp nội dung (các kênh) và dịch vụ (như kết nối băng rộng, điện thoại, và truyền hình) sẽ vẫn là cơ hội lớn nhất cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình. Những gì mà các gói nội dung này cấu thành, và cả những nhà cung cấp nội dung, sẽ phải chuyển đổi và thích ứng. Tuy nhiên, đây vẫn là một cơ hội rất tốt cho PayTV đặc biệt là IPTV, mặc dù sẽ có sự cạnh tranh.

Do vậy, người ta tin rằng mọi nhà cung cấp nên chấp nhận việc cấp phát nội dung truyền hình dựa trên OTT hoặc IP. Nếu các nhà cung cấp mới có thể xây dựng thành công các doanh nghiệp video trực tuyến dựa trên adaptive streaming thì mọi nhà cung cấp khác cũng nên làm như vậy. IP là tương lai dài hạn hơn cho việc cấp phát nội dung. Dự đoán là vào năm 2020 sẽ có khoảng 50% lượng nội dung truyền hình được tiêu thụ sẽ chuyển thành on-demand, time-shift, và phần còn lại sẽ là live

và linear. Đó là vì hiện đang có xu hướng gia tăng về số lượng nội dung tiêu thụ trên các platform mới và sự dịch chuyển từ nội dung non-live trên truyền hình truyền thống sang các nền tảng on-demand hoặc time-shift.

Thách thức trước sự phát triển của truyền thông hội tụ: Như đã trình bày ở chương 2, truyền hình và truyền thông trên nền tảng internet nảy sinh ra một hệ sinh thái tổng thể về người dùng, nội dung và kênh truyền. Trong xu thế truyền thông hội tụ những hệ sinh thái này sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong việc cung cấp một trải nghiệm người dùng hợp nhất và hội tụ. Các hệ sinh thái công nghệ lớn cũng sẽ có lợi từ sự hiểu rõ thông tin cá nhân và lượng lớn dữ liệu phát sinh, do đó giúp họ cải tiến thêm, cá nhân hóa, và định hướng chính xác các gói dịch vụ của họ. Nhu cầu sinh tồn trong môi trường cạnh tranh ngày càng tăng và cá nhân hóa này sẽ đặt ra nhu cầu thay đổi và thực hiện nhanh và hiệu quả. Điều này cùng với các yêu cầu về hiệu quả chi phí và về khách hàng mới, sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển từ các giải pháp dựa trên phần cứng sang các giải pháp dựa trên phần mềm. Điều này cũng sẽ thúc đẩy nhiều nhà cung cấp dịch vụ phải dựa một phần hoạt động của họ nhiều hơn nữa vào các dịch vụ được quản lý tập trung.

Bảng 3.2. Các xu hƣớng về nhu cầu IP trong truyền hình

Trƣớc 2015 Sau 2015 2020

Thuê bao băng rộng và thiết bị được kết nối (Broadband subscribers & connected devices)

- Thuê bao băng rộng di động toàn cầu đạt 2,3 tỷ vào Quý 1/2014 - Tất cả thiết bị mới cho phép IP - Số thiết bị được kết nối IP có thể xem video tăng từ 200 triệu (PC) lên hơn 1,6 tỷ trong giai đoạn 2000-2013

- Số thuê bao băng rộng di động tăng nhanh chóng - Chuyển từ băng rộng 3G sang LTE - Giá và phạm vi của thiết bị STB giảm

- Hơn 8 tỷ thuê bao băng rộng di động được kết nối mạng - Băng rộng di động phủ sóng tới hơn 90% dân số thế giới - Đạt 1 tỷ thuê bao băng rộng cố định ở gia đình - 30-50 tỷ thiết bị

kết nối, trong đó có 15 tỷ thiết bị có thể xem video - Chuyển từ Home DVR sang Cloud và mạng. Lưu lượng di động (Mobile traffic) - Lưu lương di động trong Quý 1/2014 vượt toàn bộ lưu lượng di động năm 2011

- Lưu lượng tăng 65% trong thời gian Q1/2013-Q1/2014

- Lưu lượng dữ liệu ở mạng cố định và di động tăng nhanh

- Lưu lượng băng rộng di động tăng cao nhất

- Video là nguồn tăng lưu lượng chính

- Lưu lượng dữ liệu tăng khoảng 10 lần - Lưu lượng băng rộng di động sẽ đạt 20 exabytes/month - Video chiếm 50% của lưu lượng băng rộng di động Dùng IP để cấp phát (Use of IP in delivery) - Thị trường IPTV quản lý tập trung đạt gần 100 triệu thuê bao trên toàn cầu

- Thị trường pháp cấp phát nội dung OTT phát triển tốt

- Các chủ nội dung bắt đầu dùng CDN toàn cầu để tăng lưu lượng OTT - Các nền tảng lai số mặt đất được hình - Các nền tảng vệ tinh và IP dành riêng ngày càng mở rộng - LTE unicast viedo được mở rộng cùng với các triển khai băng rộng LTE

- Hầu hết các CSP triển khai các CDN để tăng lưu lượng video và kiếm tiền

- IP sẽ trở thành công nghệ mạng cấp phát video thống trị

- Đạt 200 triệu thuê bao IPTV trên toàn cầu

- Các thị trường mới nổi dựa vào băng rộng di động vì chuyển sang IP - Mô hình cấp phát nội dung OTT

thành và chấp nhận (YouView, HbbTV)

trên đó được áp dụng cho toàn ngành công nhiệp này

- Mọi nhà cung cấp dịch vụ pay TVđều có chiến lược IP cơ bản cho việc cấp phát nội dung tới người tiêu dùng Chất lượng trải nghiệm (Quality of experience) - Người tiêu dùng đã quen với trải nghiệm chất lượng cao ở nhà - Các nhà cách mạng OTT và chủ nội dung đang xây dựng các mô hình đầu tư vào chất lượng trải nghiệm được đảm bảo cho người tiêu dùng - Sự phát triển nhanh về video đã gây sức ép lên các mạng

- Chất lượng trải nghiệm/ tiêu tốn băng thông đang ảm đạm trừ khi các mạng đầu tư vào các thước đo năng lực và hiệu quả, và khám phá các cơ hội doanh thu mới - Mọi qu ốc gia đang thảo luận về chủ đề trung hòa mạng (net neutrality) và tối ưu lưu lượng (traffic

optimization)

- Ở nhiều quốc gia, tiêu dùng video qua mạng di động tốt như là qua mạng cố định

- Băng thông và chia sẻ doanh thu đủ tốt để hỗ trợ mô hình cung cấp OTT tồn tại dựa trên nền tảng IPTV

- Tỷ lệ thời gian xem nội dung on- demand và time- shift so với live/linear TV là 50:50

Các xu hướng về nhu cầu IP trong truyền hình được tóm tắt này[48]. Theo đó, tất cả những thay đổi (bao gồm cả các dịch chuyển về công nghệ như đám mây và dịch chuyển sang IP, UHD, và các mạng thế thệ tiếp theo) sẽ chuyển đổi nhanh chóng ngành công nghiệp truyền hình, và mở ra con đường trải nghiệm media mới,

mở ra cơ hội mới cho các nhà cung cấp media. Lúc đó, khái niệm truyền hình và trải nghiệm truyền hình sẽ rất khác so với hiện nay.

Sự tiến triển của hệ sinh thái công nghệ hỗ trợ dịch vụ số: Sự ra đời của nhiều công nghệ mới và sự tích hợp nhuần nhuyễn vào môi trường kinh doanh hiện đại đã đặt ra một tương lai ưu việt về công nghệ. Một số phát triển gần đây về công nghệ và ứng dụng (ví dụ: 4G/LTE, IPv6 và Big Data) đang đóng vai trò như các yếu tố cho phép xây dựng tương lai của các dịch vụ số tiên tiến.

Ví dụ, việc cài đặt IPv6 sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ ưu việt (QoS) cho các ứng dụng Internet nâng cao. IPv6 cho phép kết nối không bị ngắt, bảo mật từ đầu tới cuối, cho các kết nối P2P, cũng như cho các ứng dụng M2M/IoT, mà không cần phải đầu tư các cụm máy chủ đắt đỏ hay các yêu cầu quản lý lưu lượng phức tạp. Việc áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu và Big Data, nhất là ở thời đại thiết bị đeo được (wearable device), sẽ cho phép mọi ngành công nghiệp nắm bắt được xu hướng của khách hàng, giúp thương mại hóa và triển khai dịch vụ được nhanh chóng.

Dự báo, đến năm 2020, tỷ lệ IPv6 toàn cầu đạt xấp xỉ 50%, đây cũng là thời điểm IPv4 dần ngừng hoạt động trên Internet toàn cầu. Tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 4/2019, tỉ lệ ứng dụng của Việt Nam đã đạt 34,08% với hơn 17,68 triệu người sử dụng IPv6 qua các hình thức truy cập FTTH, 3G/4G-LTE. Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ hai Đông Nam Á, thứ 04 châu Á - Thái Bình Dương và thứ 07 thế giới (sau Bỉ, Mỹ, Ấn Độ, Đức, Malaysia, Hy Lạp) về mức độ ứng dụng triển khai IPv6 [17].

3.1.2 Triển vọng phát triển IPTV tại Việt Nam

Các nhà khai thác viễn thông lớn tại Việt Nam nhận thấy xu hướng phát triển của truyền hình IPTV. Thứ nhất, giá thành sử dụng băng rộng ở Việt Nam hiện nay đã thấp tới mức có thể thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường, trong khi mật độ TV trên đầu người đã ở mức khá cao. Thứ hai, chất lượng internet của Việt Nam được đánh giá chất lượng ổn định và an toàn trong khu vực. Thứ ba, lượng người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số Việt Nam, họ rất thích thú với hình thức giải trí mới. Đối tượng khách hàng này chính là nhân tố sẽ làm thay đổi thói quen xem truyền hình, chuyển dịch từ truyền hình miễn phí sang truyền hình trả tiền để tận hưởng không giới hạn các dịch vụ giải trí. , cùng với sự phát triển mạnh mẽ

của công nghệ thông tin, các nhu cầu của con người đối với các dịch vụ giải trí ngày càng cao và người tiêu dùng muốn được chủ động nhu cầu giải trí của mình mà không quá lệ thuộc vào các chương trình của các đài truyền hình. Thứ năm, sự dịch chuyển xã hội và nhu cầu xem TV mọi lúc mọi nơi trong mọi không gian khiến các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình tìm mọi cách nghiên cứu công nghệ để đưa ra các trải nghiệm xem truyền hình phù hợp với sở thích và theo thói quen người dùng.

Biểu đồ 3.1. Thị phần (doanh thu) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định

(Nguồn: Sách trắng CNTT & TT Việt Nam 2018)

Sức mạnh hạ tầng và kinh nghiệm khai thác thị trường của các doanh nghiệp viễn thông chính là điểm mạnh, lợi thế lớn nhất của VNPT, Viettel và FPT khi gia nhập thị trường truyền hình trả tiền. Bởi trong bối cảnh các Đài truyền hình có lợi thế ở nội dung khi họ có thể tự sản xuất chương trình và xây dựng kho nội dung độc quyền riêng cho mình nhưng lại yếu về hạ tầng truyền dẫn. Các công ty truyền hình cáp tham gia vào thị trường truyền hình trả tiền đã lâu như VCTV, SCTV... vẫn sử dụng những công nghệ truyền hình cũ... Do đó, để truyền hình có thể đi tới tận từng nhà dân, ở khắp vùng miền thì mạng truyền dẫn chính là yếu tố then chốt.

Biểu đồ 3.2. Thị phần toàn ngành truyền hình trả tiền Việt Nam tính đến năm Q2-2016

(Nguồn: Sách trắng CNTT & TT Việt Nam 2017)

Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, đến nay, Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ truyền hình IPTV tại việt nam hiện nay (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)