Đơn vị tính: Thuê bao
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017
1
Thuê bao dịch vụ truyền hình
cáp 10.873.905
9.677.523
1.1
Thuê bao dịch vụ truyền hình
cáp tương tự 7.238.572
5.562.187
1.2
Thuê bao dịch vụ truyền hình
cáp số 1.852.113
2.710.912
1.3
Thuê bao dịch vụ truyền hình
cáp IPTV 1.783.220
1.334.793
số mặt đất
3
Thuê bao dịch vụ truyền hình
số vệ tinh 1.367.790
1.644.874
4
Thuê bao dịch vụ truyền hình
di động 387.687
616.838
5
Thuê bao dịch vụ truyền hình
trên mạng internet -
722.046
Tổng 13.150.519 23.405.541
(Nguồn: Sách trắng CNTT & TT Việt Nam 2018)
Việt Nam là một quốc gia với dân số đông và không ngừng gia tăng, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền. Có sự tăng trưởng ở một khía cạnh quan trọng như lượng thuê bao, cho thấy hướng đi đúng của ngành truyền hình theo sự tất yếu của xu thế và không thể phủ nhận vai trò cũng như sự đóng góp của các tập đoàn viễn thông có tiềm lực trong kết quả trên. Bởi các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào truyền hình còn thúc đẩy cạnh tranh công nghệ truyền hình lên cao nhất, đòn bẩy phát triển những dịch vụ truyền hình theo công nghệ sau này.
Tuy nhiên mức sụt giảm thuê bao (ARPU) thấp như số liệu công bố trong Sách trắng 2018 gần như không đúng với mục tiêu tăng trưởng truyền hình trả tiền. Các nhà cung cấp dịch vụ nội dung cần tận dụng thế mạnh của kĩ thuật số để giải quyết bài toán tăng ARPU. Chỉ có truyền hình số mới giải quyết được việc đưa ra nhiều gói dịch vụ, các nhà khai thác có thể chia ra các gói dịch vụ càng nhỏ càng tốt, đồng thời cung cấp thêm nhiều dịch vụ gia tăng khác. Như vậy sẽ vẫn có gói cước phí thấp nhất phục vụ những đối tượng có thu nhập thấp, còn người có điều kiện chi trả cao hơn có thể chọn cùng lúc 3-5 gói để xem. Người ít thu nhập thấp có thể tiếp cận sản phẩm truyền hình trả tiền nhờ kĩ thuật số.
Giải pháp chia nhỏ dịch vụ ra làm nhiều gói và cung cấp dịch vụ trên đa màn hình là cách mà các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới. VNPT-Media, nhà cung cấp dịch vụ MyTV cho rằng, cần thiết kế những gói cước ở nhiều mức độ khác
nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Bởi vậy thị trường truyền hình Việt Nam không nên có nhiều doanh nghiệp nhỏ và quá nhỏ, nếu không đủ mạnh để đạt một lượng thuê bao lớn đạt ngưỡng hòa vốn, họ sẽ bị lỗ, gây lãng phí tài nguyên quốc gia.
Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn với các cơ quan báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết dự kiến vào khoảng năm 2020, Việt Nam sẽ triển khai công nghệ 5G. Vào năm 2022, công nghệ 5G sẽ phát triển. Đến năm 2024, theo dự báo sẽ có khoảng 2 tỷ người sử dụng 5G [9]. Đây là công nghệ được thiết kế đặc biệt cho truyền dẫn video. Chúng ta cũng đã truyền video qua 4G nhưng 5G có băng thông lớn hơn. Lúc đó, việc sản xuất sẽ là từ xa, các đài truyền hình sẽ thực sự thay đổi mạnh mẽ nếu muốn bắt kịp với thời đại. Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, mặc dù chưa chính thức ra mắt thương mại nhưng các dịch vụ 5G chất lượng cao trong đó có dịch vụ truyền hình qua mạng 5G (5G TV) sẽ giúp các nhà mạng di động có thêm khả năng để “tấn công”, thậm chí là “chiếm lĩnh” vào thị trường truyền hình chất lượng cao toàn cầu trị giá 500 tỷ USD mỗi năm, vốn đang thuộc về các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, vệ tinh và IPTV [34].
3.2 Những giải pháp phát triển dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam trong giai đoạn tới trong giai đoạn tới
Dựa trên nghiên cứu xu hướng phát triển của ngành truyền hình trả tiền PayTV nói chung, truyền hình IPTV nói riêng và nghiên cứu về sự thay đổi trong trải nghiệm người dùng, tác giả có mong muốn đề cập một số giải pháp và khuyến nghị như sau:
3.2.1 Về phía các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV
Để phát triển dịch vụ theo định hướng ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm nội dung, các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình ITPV có thể triển khai thêm những giải pháp mới như:
Phát triển dịch vụ truyền hình IPTV dựa trên nền tảng Multiscreen. Đặc biệt là làm nền tảng để phát triển các dịch vụ OTT thế hệ mới theo xu hướng toàn cầu như: interactive advertising, interactive TV shopping, TV over OTT,…
GAM Play: Triển khai hệ thống dịch vụ TV & media dựa trên các nền tảng truyền hình và truyền thông lớn trên thế giới như Google Android TV (ví dụ: Nexus Player), Apple TV và Microsoft Windows TV (ví dụ: Surface Hub).
Hợp tác cung cấp nội dung mới: Xúc tiến tự phát triển và hợp tác phát triển về nội dung với các nhà sản xuất trong và ngoài nước; xúc tiến hợp tác với các nhà tổng hợp truyền hình có kho dữ liệu lớn nhất hiện nay. Việc cả 3 doanh nghiệp viễn thông VNPT, FPT và Viettel đều đã có sự chuẩn bị đầy đủ về nền tảng hệ thống để cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền công nghệ IP. Tuy nhiên, ngoài lợi thế công nghệ sẵn có của hạ tầng mạng và kỹ thuật thì cả ba doanh nghiệp này lại không mạnh về nội dung cung cấp hoặc không đủ tiềm lực và kinh nghiệm để xây dựng các dịch vụ nội dung cung cấp đến khách hàng vậy nên yếu tố hợp tác vẫn là cần thiết.
Tận dụng tối đa ưu thế của hạ tầng mạng (truyền dẫn, số liệu…), công nghệ (4G, 5G; cáp quang…) nhằm giảm giá thành với các gói cước cung cấp cho khách hàng/thuê bao của mình[12]. Xây dựng các gói cước tích hợp giữa dịch vụ internet với dịch vụ truyền hình nhằm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các gói cước này phải có tính cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành và được đặt tên theo yếu tố đơn giản, dễ hiểu, hiệu quả; không gây nhầm lẫn với các gói cước hiện có trên thị trường.
Triển khai công nghệ mới theo hướng Media Hub: Mô hình Media Hub là
một hệ sinh thái thông minh mà qua đó các chức năng xử lý, cung cấp, phân phối, chia sẻ nội dung, kết hợp bán quảng cáo, phân tích dữ liệu, kết nối hệ thống thanh toán và triển khai cung cấp dịch vụ sẽ được đồng thời đáp ứng cho hàng chục triệu khách hàng sẵn có. Media Hub là một hướng triển khai hợp lý theo xu hướng toàn cầu và lợi ích đem lại không chỉ cho các doanh nghiệp kinh doanh như đài truyền hình, sản xuất nội dung số, mà còn cả cho các đơn vị thứ 3 cung cấp dịch vụ (3rd party partners) hay các nhà mạng tại Việt Nam, các doanh nghiệp quảng cáo, doanh nghiệp thương mại điện tử, cơ quan quản lý Nhà nước.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng hệ thống cung cấp dịch vụ:
- Tập trung mở rộng và nâng cấp hệ thống IPTV để đáp ứng được kho nội dung khổng lồ và số lượng thuê bao phát triển trong giai đoạn tới.
- Xây dựng hệ thống đo kiểm và giám sát chất lượng dịch vụ tự động nhằm cảnh báo kịp thời các lỗi khi xảy ra.
- Hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng để quản lý mối quan hệ với khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn. Hệ thống này cũng hỗ trợ trong việc biết được sở thích của khách hàng, hiểu được nhu cầu đặc biệt của khách hàng.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết bị đầu cuối và thường xuyên nâng cấp cập nhật để có được sự hài lòng của khách hàng.
- Giải pháp thiết thực về nguồn nhân lực chất lượng cao: Lý luận và thực tiễn đều đặt ra đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cho đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn và kiến thức về chất lượng dịch vụ và quản lý chất lượng trong ngành dịch vụ truyền hình. Đào tạo phải trở thành nhiệm vụ hàng đầu không thể thiếu trong quản lý chất lượng.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình IPTV, giải pháp quan trọng mang ý nghĩa chiến lược là xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để có đủ khả năng thích ứng với những biến động của cơ chế thị trường.
3.2.2 Về phía các cơ quan quản lý cấp nhà nước
Hình 3.1. Mô hình quy trình cung cấp và kiểm duyệt nội dung trên dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, cấp phép thí điểm tự chủ nội dung đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền định danh như truyền hình MyTV (thuộc VNPT), truyền hình FPT (thuộc FPT) và truyền hình Viettel (thuộc Viettel). Qua đó các đơn vị cung cấp nội dung truyền hình trả tiền kể trên tự xây dựng cho mình những nội dung VOD mang bản sắc riêng, các chương trình bình luận trực tiếp độc đáo nhằm mang lại tính thời sự trong thông tin, đảm bảo sự tương tác của dịch vụ. Yêu cầu để thực hiện giải pháp này đi kèm với:
- Cơ chế quản lý rủi ro có thể xảy ra - Quy trình biên tập nội dung
- Quy trình kiểm duyệt nội dung
Thứ hai, linh hoạt thay đổi quy định thời lượng chương trình liên kết không
vượt quá 30% kênh chính luận, kênh tổng hợp. Quy định nhằm hạn chế các chương trình liên kết nhưng đang tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đài truyền hình và các doanh nghiệp bên ngoài. Do đó nên linh hoạt thay đổi quy định xuống tỷ lệ thấp hoặc loại bỏ quy định này.
Thứ ba, thí điểm cấp phép biên tập và đăng ký kênh hợp tác quốc tế cho các
đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền được cơ quản quản lý nhà nước định danh. Theo đó giao quyền tiền kiểm và chịu trách nhiệm nội dung cho các đơn vị cung cấp nội dung này và báo cáo hậu kiểm trước cơ quan quản lý nhà nước. Bởi nội dung được quan tâm hiện nay trên các dịch vụ truyền hình IPTV chính là nội dung nước ngoài, bao gồm: Kênh truyền hình nước ngoài, phim nước ngoài... Trong khi đó với quy định hiện hành như: Nội dung được phát phải có cơ quan báo chí biên tập. Kênh nước ngoài không quá 30% danh sách kênh. Phải biên dịch 100% phim, 100% phóng sự, tài liệu. Nếu kênh có thu tiền bản quyền thì phải có đại lý tại Việt Nam, là doanh nghiệp Việt Nam. Phải có giấy phép biên tập kênh thời hạn 10 năm, giấy đăng ký kênh thời hạn 5 năm... chính là yếu tố tạo ra dấu hiệu thống lĩnh thị trường của một vài đại lý hiện nay. Đơn cử công ty Qnet được cấp phép 30 kênh, đã phân phối 23, nhiều kênh có doanh thu lớn: HBO, Star Movies, Fox Sports, Discovery, Disney Channel, Cartoon Network… 40 kênh còn lại có 9 đại lý: Thảo Lê, BHD, Fox… đang phân phối hợp tác.
Tiểu kết chƣơng 3
Nội dung trong toàn bộ chương 3 là sự trình bày tổng thể về xu hướng phát triển của dịch vụ truyền hình IPTV trên thế giới và soi chiếu vào thực tại ở Việt Nam.
Qua đó xu hướng trải nghiệm tiêu dùng liên tục tiến triển theo trải nghiệm công nghệ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV phải hình thành ra các sản phẩm đa nền tảng, cá nhân hóa theo từng yêu cầu và phục vụ người dùng bất cứ thời gian nào, bất cứ nơi đâu.
Xu hướng công nghệ phát triển và năng lực hệ thống mạnh, dịch vụ truyền hình IPTV là nền tảng để phát triển các công nghệ truyền hình của tưởng lai, trong đó có truyền hình OTT (truyền hình internet qua giao thức OTT). Kế thừa nội dung, đội ngũ quản lý, vận hành và hệ thống chăm sóc khách hàng của truyền hình IPTV, truyền hình OTT được dự báo sẽ tạo ra đột phá trong giai đoạn tới.
Xu hướng truyền thông hội tụ là cơ hội để các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình thấu hiểu người dùng cũng như cung cấp được những nội dung hấp dẫn đúng đối tượng kèm truyền thông trúng đích.
Sự cạnh tranh của lĩnh vực truyền hình trả tiền là áp lực đối với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.
Năm 2011: 47 doanh nghiệp. Năm 2013: 33 doanh nghiệp. Năm 2016: 27 doanh nghiệp. Năm 2018: 15 doanh nghiệp.
Sự sụt giảm số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường truyền hình trả tiền không làm ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường nhưng là cơ hội cho những doanh nghiệp có năng lực như VNPT, FPT và Viettel tìm ra hướng phát triển.
Một số kinh nghiệm mà tác giả đề xuất là: Phát triển dịch vụ truyền hình IPTV dựa trên nền tảng Multiscreen, Triển khai hệ thống dịch vụ TV & media dựa trên các nền tảng truyền hình và truyền thông lớn trên thế giới (GAM Play), Tiếp tục hợp tác
cung cấp nội dung mới, Triển khai công nghệ mới theo hướng Media Hub...
Những ý kiến đề xuất và đóng góp được trình bày trong chương 3 nhằm góp phần xây dựng môi trường truyền hình năng động, tự chủ và hướng đi lâu dài giúp ngành truyền hình trả tiền phát triển hơn trong tương lai.
KẾT LUẬN
Theo quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2009, đến năm 2020 sẽ ngừng việc sử dụng truyền hình tương tự để chuyển sang công nghệ số. Thực tế cho thấy, việc số hóa truyền hình gắn liền với sự dịch chuyển từ truyền hình quảng bá (không trả tiền) sang truyền hình trả tiền và tạo ra áp lực cạnh tranh trong ngành truyền hình rộng lớn.
Trước hết, luận văn gồm 3 chương đã thực hiện được nhiệm vụ chỉ ra được định nghĩa đầy đủ nhất của truyền hình IPTV theo công nghệ và có sự so sánh đối với các dịch vụ truyền hình khác hiện nay. Qua đó kết luận truyền hình IPTV do ba doanh nghiệp viễn thông VNPT, FPT và Viettel cung cấp có đặc điểm nổi trội về nền tảng, hệ thống, độ phủ sóng và những ưu thế riêng biệt kế thừa từ viễn thông sang truyền hình: Dữ liệu khách hàng, thông tin khách hàng, thói quen sử dụng và xem truyền hình, truyền thông trúng đích theo sở thích của khách hàng...
Bằng khảo sát thực tế, tác giả đã thông tin đầy đủ về thực trạng triển khai truyền hình IPTV tại Việt Nam hiện nay qua các hướng: Tình hình triển khai công nghệ, tình hình triển khai nội dung, tình hình phát triển dịch vụ, các cơ chế chính sách cước và chăm sóc khách hàng... Qua đó thống kê và chỉ ra được ưu nhược điểm của từng dịch vụ truyền hình của các doanh nghiệp trong phạm vi khảo sát.
Qua thực hiện khảo sát xã hội học dựa trên thang đo SERVQUAL, luận văn đã đưa ra những kết quả thực tế nhất từ chính những người dùng dịch vụ truyền hình IPTV và đưa ra kết luận sự phát triển của dịch vụ đem lại lợi ích cho xã hội, doanh nghiệp và cho chính người dùng trong tương lai.
Xuyên suốt ba chương luận văn, tác giả đề cập đến rất nhiều Quy định, Chính sác, Thông tư của cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực truyền hình, truyền hình trả tiền và truyền hình IPTV. Qua đó có sự hiểu sâu sắc về tác động của những quy định này trong việc áp dụng, vận hành và chi phối vào thực tế. Cuối luận văn, tác giả đề xuất ba giải pháp thay đổi cơ chế quản lý giúp truyền hình IPTV có sự mở rộng hơn trong tương lai: Cấp phép thí điểm tự chủ nội dung đối với các doanh
thời lượng chương trình liên kết không vượt quá 30% kênh chính luận, kênh tổng hợp, Thí điểm cấp phép biên tập và đăng ký kênh hợp tác quốc tế cho các đơn vị cung