(ĐVT: Hộ gia đình)
Cơ cấu Khu Hƣơng Sơ Tổ 12 Tổ 13 Tổ 16
N 543 152 183 208
n 183 51 62 70
Từ khung mẫu đã có, với bước nhảy k = 3, theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, nghiên cứu được tiến hành cứ 3 hộ gia đình theo danh sách thì chọn đại diện 1 hộ để khảo sát.
b) Nội dung trưng cầu ý kiến
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua bảng hỏi cấu trúc để thu thập thông tin. Nội dung của bảng hỏi bao gồm:
- Phần 1: Phần thông tin chung, gồm nhóm câu hỏi nhằm tìm hiểu đặc trưng của gia đình: chủ hộ, thu nhập, số thành viên trong gia đình và một số đặc điểm về việc làm, thu nhập.
- Phần 2: Phần này bao gồm nội dung câu hỏi chính của đề tài, tập trung vào các nhóm câu hỏi về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: Nhà ở; Y tế; Giáo dục; Nước sạch và vệ sinh môi trường; Thông tin.
Thu thập thông tin được tiến hành bằng cách điều tra viên tiếp cận từng đối tượng để ghi các câu trả lời vào phiếu thu thập thông tin. Toàn bộ phiếu điều tra được tổng hợp, làm sạch, mã hóa và được xử lý theo chương trình SPSS 20.0. Trong báo cáo, thông tin được minh họa bằng biểu bảng và biểu đồ.
8.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để bổ sung thông tin từ nghiên cứu định lượng của đề tài, người nghiên cứu sẽ tiến hành 08 cuộc phỏng vấn sâu đối với khách thể là chủ hộ gia đình vạn đò và cán bộ địa phương.
Trong đó, sẽ tiến hành 03 cuộc phỏng vấn sâu đối với khách thể là chủ hộ, nhằm mục đích đánh giá thực trạng sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản của hộ gia đình vạn đò tại nơi ở mới.
05 cuộc phỏng vấn sâu còn lại với khách thể là cán bộ địa phương (bao gồm 01 cán bộ ở cấp thành phố; 01 cán bộ ở cấp phường và 03 tổ trưởng tổ dân phố trực tiếp quản lý khu tái định cư) nhằm mục đích thu thập thông tin về tình hình thực hiện các chương trình, hỗ trợ thực hiện dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ gia đình vạn đò tại khu tái định cư.
8.1.4. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình vãng gia (thăm hộ gia đình) giúp người nghiên cứu có cái nhìn khách quan về thực trạng tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội của hộ gia đình vạn đò thông qua việc mô tả lại điều kiện nhà ở, trang thiết bị sinh hoạt, điều kiện vệ sinh.…nhằm góp phần thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu.
8.2. Sử dụng kỹ năng công tác xã hội trong thu thập thông tin
Các kỹ năng công tác xã hội như kỹ năng giao tiếp; kỹ năng nhận biết nhu cầu và phát huy thế mạnh của mỗi người; kỹ năng lắng nghe là những công cụ thu thập thông tin khá hiệu quả khi tiếp xúc với đối tượng là người nghèo, gia đình và cộng đồng xung quanh. Một chuỗi mắt xích mà người nghiên cứu sử dụng các kỹ năng trên để thu thập thông tin là các cán bộ lãnh đạo cộng đồng, đoàn thể...mỗi một mắt xích có sự nhìn nhận khác nhau về vấn đề tiếp cận an sinh xã hội của người dân. Vì vậy, người nghiên cứu không những thu thập được những thông tin định tính mà còn thu thập được cả những thông tin định lượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
9. Cấu trúc luận văn
Toàn bộ nội dung luận văn được trình bày trong 3 phần, gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị. Trong phần nội dung có 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư Hương Sơ
Chương 3. Một số yếu tố tác động và vai trò của nhân viên công tác xã hội Kết cấu luận văn được triển khai dựa trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu theo logic từ tìm hiểu thực trạng, đánh giá các chương trình trợ giúp và yếu tố ảnh hưởng, đến việc nhận định vai trò của nhân viên công tác xã hội nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của nhóm cư dân vạn đò sau khi lên bờ tái định cư.
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Dịch vụ xã hội cơ bản
Để làm rõ khái niệm dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết cần phải hiểu khái niệm dịch vụ xã hội. Dịch vụ xã hội là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn, phong phú, đa dạng, đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội. Khái niệm dịch vụ xã hội được nhìn nhận dưới rất nhiều những góc độ khác nhau. Dưới góc độ kinh tế - xã hội, dịch vụ xã hội được định nghĩa: “Dịch vụ xã hội là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao giá trị đạo lý, nhân văn, vì con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng, tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư của từng loại hình dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – thông tin, thể dục – thể thao và các trợ giúp xã hội khác” [13,18].
Từ góc độ an sinh xã hội, có thể thấy: “Dịch vụ xã hội là hoạt động đáp
ứng nhu cầu của cá nhân và cộng đồng để nâng cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội được thừa nhận” [33,26].
Theo đó, dịch vụ xã hội bao gồm: (1) Chính sách hội nhập xã hội (hỗ trợ giáo dục, y tế, …); (2) dịch vụ dân sinh tại cộng đồng (tiếp cận nước sạch, nhà vệ sinh, điện, các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề, cơ hội việc làm tại địa phương, các chương trình việc làm công...) và (3) các chương trình trợ giúp xã hội (gồm các hỗ trợ tiền mặt có điều kiện hoặc không có điều kiện).
Trong Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam 2011 - 2020, dịch vụ xã hội cơ bản được xác định là hệ thống cung cấp dịch vụ cho 9 nhóm nhu cầu: (1)
nhà ở và đất sản xuất; (2) nước sạch và vệ sinh môi trường; (3) điện sinh hoạt; (4) trường học; (5) trạm y tế; (6) chợ; (7) bưu điện, nhà văn hóa; (8) đường giao thông; (9) tư vấn và trợ giúp pháp lý.
Từ các định nghĩa về dịch vụ xã hội đã được phân tích ở trên, có thể hiểu khái niệm dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp các dịch vụ nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản của cá nhân và cộng đồng. Trong phạm vi của nghiên cứu này, dịch vụ xã hội cơ bản được hiểu là hệ thống cung cấp dịch vụ cho 5 nhóm nhu cầu: (1) nhà ở; (2); y tế; (3) giáo dục; (4) nước sạch và vệ sinh môi trường; (5) thông tin.
1.1.2. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
Tiếp cận dịch vụ xã hội là một thuật ngữ khá quen thuộc, và cũng là một trong nhiều nội dung gắn bó chặt chẽ với các hoạt động xã hội trong chiến lược phát triển bền vững của các quốc gia. Có thể hiểu “tiếp cận” là cơ hội đến gần một nguồn lực nào đó và có khả năng sử dụng nguồn lực.
Trong nghiên cứu này, có thể định nghĩa: Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản là việc cư dân vạn đò sử dụng được các công trình về nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục, hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, hệ thống cung cấp thông tin để có thể hòa nhập cộng đồng, thích nghi tốt với môi trường xã hội xung quanh.
1.1.3. Cư dân vạn đò
“Vạn” vừa là một đơn vị dân cư vừa là danh từ chỉ tổ chức của những người cùng làm một nghề (vạn chài).
“Đò” là từ chỉ loại phương tiện đi lại trên sông nước.
“Vạn đò là tên gọi một cộng đồng dân cư sống trên mặt nước, dùng thuyền làm nhà và có ngành nghề sinh kế chủ yếu gắn với sông nước. Cộng đồng này còn được gọi là cư dân thủy diện” [14,79].
Hiện nay chưa có tài liệu nào xác định được thời điểm hình thành cũng như nguồn gốc của nhóm dân cư vạn đò tại thành phố Huế. Vì thế có nhiều ý
kiến khác nhau về vấn đề này: i, có nguồn gốc gắn với việc thành lập các vạn đò trên sông Hương manh nha từ thời vua Minh Mạng (Phan Hoàng Quý, 1999); ii, có nguồn gốc từ những nhóm di dân từ Trung Quốc làm nghề đánh cá dọc theo bờ biển Đông đến và định cư ở đây (Didier Bertnanrd, 1993); iii, nguồn gốc gắn với quá trình mở nước về phía nam theo sự thuận lợi của các trục thủy lộ đã dẫn đến sự phổ biến của loại hình phương tiện và cư trú này (Nguyễn Hữu Thông, 1994). Mỗi vạn đò ở Huế vốn là một cộng đồng cư dân hành nghề chài lưới hoặc khai thác cát sạn trên sông, có bến đò chính của vạn và cùng có các sinh hoạt gắn liền sông nước; mỗi vạn có khoảng 25-30 đò, hay còn gọi là ”nôốc” (thuyền), tương đương với một thôn, xóm trên bộ.
Tại thành phố Huế, chính sách tái định cư cho cư dân vạn đò đã chấm dứt hoàn toàn tính chất “thủy diện” của nhóm dân cư này. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ của cư dân trên bộ thì tên gọi “cư dân vạn đò” vẫn không hề thay đổi. Do đó, trong nghiên cứu này, cư dân vạn đò được hiểu là tập hợp những người dân đã từng sinh sống trên sông Hương được đưa lên định cư trên đất liền theo chính sách tái định cư của Nhà nước.
1.1.4. Tái định cư
Tái định cư là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong các dự án phát triển, tái định cư dùng để chỉ những ảnh hưởng tác động đến đời sống của người dân do bị mất tài sản và nguồn thu nhập trong quá trình phát triển dự án gây ra, bất kể có phải di chuyển hay không và các chương trình nhằm khôi phục cuộc sống của họ. Tái định cư bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tái định cư là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở mới.
Thuật ngữ “tái định cư” trong Pháp luật Việt Nam cũng chưa được giải thích rõ nhưng nhiều văn bản vẫn quy định về tái định cư. Có thể khái quát rằng, tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất mà không
còn chỗ ở nào khác trong phạm vi cấp xã nơi có đất bị thu hồi và phải di chuyển chỗ ở. Hình thức tái định cư bao gồm: bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền.
Trong xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển xã hội, tái định cư được hiểu là tất cả những biện pháp của các bên liên quan (bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân) được tiến hành để đảm bảo/khôi phục đời sống kinh tế, xã hội của người dân tái định cư khi thực hiện các dự án phát triển.
Từ các cách hiểu trên về tái định cư, người nghiên cứu cho rằng: tái
định cư được hiểu là việc việc phân bố, di chuyển, sắp xếp lại chỗ ở mới cho cộng đồng vốn đã cư trú ổn định (định cư) và chưa ổn định đến một nơi khác, gắn với việc bố trí nhà ở mới cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất hoặc chưa có đất tại một vị trí mới.
1.1.5. Hoạt động hỗ trợ
Để hiểu về “hoạt động hỗ trợ”, trước hết chúng ta cần phải biết “hoạt động” là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động.
- Dưới góc độ triết học, hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan, ở góc độ này, hoạt động được xem là quá trình mà trong đó có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực “chủ thể - khách thể”.
- Dưới góc độ sinh học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
- Dưới góc độ Tâm lí học, xuất phát từ quan niệm cho rằng cuộc sống của con người là chuỗi những hoạt động, giao tiếp kế tiếp nhau, đan xen vào nhau, hoạt động được hiểu là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Con người sống là con người hoạt động, hoạt động để tồn tại. Đối với con người, tồn tại là hoạt động, hoạt động cho xã hội, tập thể, gia đình và bản thân.
Từ các quan điểm trên, có thể thấy rằng: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể)
Đối với từ “hỗ trợ”, theo Đại từ điển Tiếng Việt: Hỗ trợ có nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào.
“Hỗ trợ” là từ được dùng khá nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến việc giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng đồng sử dụng tốt hơn dịch vụ từ phía người cung cấp như hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ thông tin…
Với những cách hiểu về “hoạt động” và “hỗ trợ” như trên, trong đề tài này, người nghiên cứu cho rằng: Hoạt động hỗ trợ là sự tác động của chủ thể,
bao gồm chính quyền địa phương, nhân viên công tác xã hội đến khách thể là cư dân vạn đò nhằm tạo ra những cơ hội tốt hơn để nhóm cư dân vạn đò tiếp cận hiệu quả dịch vụ xã hội cơ bản.
1.2. Các lý thuyết, quan điểm ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết hệ thống
Có hai loại thuyết hệ thống được đề cập đến trong công tác xã hội: Thuyết hệ thống tổng quát và thuyết hệ thống sinh thái. Phần nội dung của thuyết hệ thống này sẽ tập trung phân tích thuyết hệ thống dựa trên quan điểm sinh thái. Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh vào sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái của mình. Vì vậy, nguyên tắc tiếp cận chủ đạo của thuyết này là cuộc sống bình thường của con người phụ thuộc vào môi trường xã hội hiện tại của họ. Từ góc độ lý thuyết, hệ thống là tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống. Những hệ thống mà nhân viên công tác xã hội làm việc là những hệ thống đa dạng, từ cấp độ vi mô, trung mô đến vĩ mô. Những hệ thống xã hội này ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi cá nhân. Hiểu biết về thuyết hệ thống đặc biệt quan trọng với nhân viên công tác
xã hội, vì thực hành công tác xã hội ở cấp độ nào cũng phải hướng tới những hệ thống để tạo ra sự thay đổi. Hiểu rõ thuyết hệ thống, nhân viên công tác xã hội sẽ có được cơ hội lựa chọn các dịch vụ không chỉ để hỗ trợ trực tiếp đối tượng mà còn để xác định sự đóng góp vào việc cung cấp các dịch vụ xã hội.
Sử dụng lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu này, chính là nhấn mạnh đến việc phân tích các hệ thống ảnh hưởng nhằm tác động đến sự thay đổi của mỗi hộ gia đình thuộc cư dân vạn đò trong khu tái định cư, thậm chí là của từng cá nhân bởi cá nhân nằm trong gia đình, gia đình tồn tại trong cộng đồng và cộng đồng tồn tại trong môi trường văn hóa, chính trị, và kinh tế rộng lớn hơn.
Từ góc độ của lý thuyết hệ thống, người nghiên cứu có thể coi hộ gia