Tình hình nhân khẩu trong hộ gia đìn hở khu Hương Sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cự dân vạn đò tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản (Trang 47)

Tổ Tổng số hộ Tổng số khẩu

12 152 862

13 183 1053

16 208 1128

(Nguồn: Điều tra thực tế, 2016)

Về kinh tế - xã hội:

Nhìn chung tại khu tái định cư Hương Sơ, tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Số hộ nghèo chiếm đến 40% tổng số hộ nghèo của phường. Qua khảo sát thấy được tỷ lệ hộ nghèo tại khu tái định cư Hương Sơ như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo tại khu tái định cư Hương Sơ

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong khu tái định cư Hương Sơ còn cao, hộ nghèo chiếm 20% tổng số hộ được khảo sát, tỷ lệ hộ cận nghèo là 16%. Điều đó cho thấy cuộc sống của người dân sau khi lên bờ định cư vẫn còn vô cùng khó khăn. Thậm chí nhiều hộ khi được hỏi đều mong muốn “có giấy hộ nghèo” bởi vì có hộ nghèo là có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, giảm bớt đi phần nào nỗi lo cơm áo gạo tiền hằng ngày. Mặc dù đã ổn

định hơn về chỗ ở nhưng nhìn chung cuộc sống của người dân vạn đò tại các khu tái định cư vẫn còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Đời sống kinh tế của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn như vậy cũng bởi trình độ dân trí thấp, khó kiếm được việc làm trả lương cao và lâu dài. Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện phần nào trình độ dân trí của cư dân vạn đò qua việc khảo sát trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình. Chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 81 tuổi. Bảng 2.2. Độ tuổi của chủ hộ Nhóm tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 22 – 30 tuổi 7 3,8 31 – 40 tuổi 23 12,7 41 – 50 tuổi 59 32,2 51 – 60 tuổi 56 30,6 Trên 60 tuổi 38 20,7

(Nguồn: Điều tra thực tế, 2016)

Mù chữ 52% Tiểu học 30% THCS 16% THPT 2%

(Nguồn: Điều tra thực tế, 2016) Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình tại khu Hương Sơ

Qua biểu đồ có thể thấy được trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình vô cùng thấp. Số người là chủ hộ không biết chữ chiếm hơn nửa số hộ được khảo sát với tỷ lệ là 52%, thậm chí rất nhiều hộ gia đình có cả vợ và chồng mù chữ. Điều này cũng rất dễ lý giải bởi khi ở dưới đò họ không có điều kiện để học hành, thậm chí nhiều trẻ em cũng không được đến trường mà phải sớm vật lộn với việc mưu sinh. Trình độ học vấn cao nhất của các chủ hộ nằm ở bậc THPT nhưng tỷ lệ chiếm rất ít, chỉ có 2% trong tổng số hộ được hỏi. Số này nằm trong nhóm tuổi từ 22 – 30 tuổi, do khi lên bờ một số gia đình được hỗ trợ cho con cái đi học. Tuy nhiên, ở cấp này, qua khảo sát thực tế còn cho thấy đa số đều học hết lớp 10/12, có nghĩa là chưa tốt nghiệp bậc THPT. Điều này cũng tương tự như ở bậc THCS, hầu hết đều bỏ học ở lớp 6 và 7.

Với trình độ học vấn thấp như vậy, cho nên việc tìm kiếm việc làm của nhóm cư dân này vô cùng khó khăn, hầu hết đều làm những việc lao động chân tay, thu nhập thấp và không ổn định. Điều này cũng khiến cho cư dân vạn đò bị hạn chế trong các mối quan hệ xã hội. Họ thường ít giao lưu với các nhóm cư dân khác, thậm chí việc “nhàn rỗi” đã sinh ra các tệ nạn xã hội ở một bộ phận thanh niên vạn đò như trộm cắp, nghiện ngập và thậm chí là gây gổ, đánh nhau với các nhóm dân cư xung quanh khu tái định cư.

2.1.2. Đặc điểm việc làm và thu nhập

Ở khu Hương Sơ, những ngành nghề chính của người dân vạn đò trước và sau khi tái định cư cơ bản vẫn là những nghề lao động phổ thông, cần tới sức lao động từ chân tay như đạp xích lô, xe thồ, làm thuê (chủ yếu là bốc vác ở chợ), công nhân may, đánh bắt cá, khai thác cát sạn…

Sự chuyển đổi ngành nghề bị tác động bởi chính sách định cư của Nhà nước cũng như sự thay đổi môi trường sống. Khi mới chuyển lên, người dân gặp rất nhiều khó khăn do chưa quen với việc thay đổi môi trường sống cũng như thói quen sinh kế. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân không còn làm nghề đánh cá và khai thác cát sạn do đã ký cam kết sẽ không làm nghề liên quan đến

sông nước. Lúc bấy giờ, người dân được hỗ trợ một triệu đồng/1 hộ để phá thuyền trước khi lên bờ định cư. Tuy nhiên, qua khảo sát thì hiện tại vẫn còn khá nhiều hộ làm nghề liên quan đến sông nước, và thậm chí nhóm nghề này còn đưa lại thu nhập cao hơn các nghề khác mà họ có thể làm. Trung bình thu nhập từ nghề này mang lại khoảng 100.000 – 200.000 đồng/người/ngày, trong khi các nghề lao động chân tay khác chỉ 50.000 – 150.000 đồng/người/ngày.

Hiện nay, tại khu Hương Sơ, bên cạnh các công việc lao động chân tay thì đã xuất hiện thêm một số công việc mang tính chất “văn phòng” như in ấn, photocoy, nhân viên bán hàng tại các siêu thị do nhiều thanh niên được hỗ trợ đào tạo nghề. Rất nhiều hộ tái định cư mong muốn thay đổi nghề nghiệp để cải thiện cuộc sống nhưng không dễ. Những lao động lớn tuổi và không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, phải tiếp tục với công việc truyền thống.

Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn cơ cấu ngành nghề hiện nay của cư dân vạn đò tại khu tái định cư.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ

Biểu đồ cho thấy nghề nghiệp của cư dân vạn đò chủ yếu là làm việc chân tay, cơ cấu việc làm khá đa dạng. Phổ biến là các nghề như phụ hồ chiếm tỷ lệ 21%; chạy xe ôm, xích lô/xe thồ chiếm tỷ lệ 18%; buôn bán nhỏ chiếm 11%. Các ngành nghề khác như bốc vác, thu gom ve chai/phế liệu, in ấn/photocopy, làm hàng mã, công nhân, rửa chén thuê tại các nhà hàng, quán ăn…cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, lên đến 22%. Bên cạnh đó còn khá nhiều số chủ hộ gia đình không có việc làm, chiếm tỷ lệ 20%. Số không có việc làm là những chủ hộ đã già, yếu không còn sức lao động, hoặc chủ hộ bị bệnh tật, không thể làm việc, còn một bộ phận nhỏ chủ hộ là nữ thường ở nhà nội trợ và trông cháu cho con cái đi làm.

Hiện nay, do nghề truyền thống của cư dân vạn đò là khai thác cát/sạn và đánh bắt cá đã không còn nên nhiều thanh niên đã rời nhà và vào tìm kiếm việc làm ở các tỉnh miền nam. Phổ biến ở nhóm thanh niên từ 16 – 25 tuổi, nhóm này chủ yếu là vào làm thuê hoặc làm công nhân, mỗi năm chỉ về nhà vào dịp Tết nguyên đán.

Do cuộc sống quá khó khăn và tìm kiếm việc làm không dễ nên hầu như tất cả thành viên trong gia đình đều bị cuốn vào vòng xoáy mưu sinh, thậm chí trẻ em vạn đò từ khoảng 5 tuổi trở lên đã có thể lao động kiếm tiền! Theo khảo sát của chúng tôi, có những hộ gia đình cho tất cả con cái tham gia vào hoạt động lao động tạo thu nhập mặc dù các em đều còn ở lứa tuổi chưa được phép tham gia lao động theo quy định của Nhà nước. Các công việc mà trẻ em ở đây thường làm là đi bán bánh phồng tôm, bán đậu phộng, bán vé số, bán kẹo…vào buổi tối tại các quán nhậu trên địa bàn thành phố Huế. Giờ làm việc của các em thường bắt đầu từ 5h chiều đến khoảng 10h tối, thậm chí có thể kéo dài đến nửa đêm. Các em thường đi theo nhóm anh/chị/em trong gia đình, hoặc có thể đi cùng với mẹ. Do tâm lý nhiều khách hàng thường hay mua đồ của trẻ em nên có một bộ phận phụ huynh thường lợi dụng điều này

để đem theo con và mong bán được nhiều hàng hơn. Nguyên nhân của việc phải tham gia lao động ở độ tuổi còn quá nhỏ của trẻ em trong gia đình vạn đò là do công việc của bố mẹ khá bấp bênh và thu nhập thấp, vì vậy thu nhập của gia đình không đủ trang trải chi phí hàng ngày của gia đình và học tập của các con.

Tình trạng việc làm của dân cư vạn đò thường không ổn định và bị ảnh hưởng theo mùa. Theo khảo sát, tình trạng không có việc làm diễn ra theo hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Vào mùa mưa, rất nhiều người dân không tìm được việc làm bởi những công việc như phụ hồ, thợ nề, khai thác cát sạn, đánh cá thường không làm trong mùa mưa…Bên cạnh đó, các nghề như xe thồ, xích lô cũng bị hạn chế do vào mùa mưa nhu cầu đi lại ít, số lượng khách du lịch tới Huế cũng bị hạn chế.

Công việc không ổn định nên thu nhập của người dân cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhìn chung, thu nhập của hộ gia đình là từ công việc mang lại, ngoài ra, một phần thu nhập là của con cái đi làm ăn xa gửi về. Đây cũng là nguồn thu đáng kể góp phần làm thay đổi cuộc sống của các hộ nghèo trong khu tái định cư Hương Sơ.

2.2. Thực trạng hỗ trợ cƣ dân vạn đò tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

Để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, trong đó có nhóm cư dân vạn đò tại các khu tái định cư, các cấp chính quyền của tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện nhiều chính sách về nhà ở, giáo dục, y tế…Tuy nhiên, việc tiếp cận các chính sách, nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản của nhóm cư dân vạn đò thường khó khăn hơn so với các nhóm dân cư khác. Biểu hiện của điều này là khá nhiều người dân chưa hài lòng với cuộc sống hiện tại, một bộ phận vẫn muốn quay trở lại đò vì khó tìm kiếm công ăn việc làm, nhiều trẻ em vẫn bỏ học giữa chừng để vào nam mưu sinh. Thực trạng này sẽ được mô tả cụ thể hơn qua việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư Hương Sơ dưới đây.

2.2.1. Hỗ trợ tiếp cận nhà ở

Điều kiện nhà ở là vấn đề chú ý nhất đối với các hộ tái định cư vốn là cư dân vạn đò. Nhà ở của các hộ dân trong khu tái định cư Hương Sơ bao gồm 2 loại: nhà liền kề và nhà chung cư cao tầng. Hai khu nhà này được Nhà nước xây dựng và bố trí cho người dân khi chuyển lên ở3. Mỗi căn hộ được cấp có tổng diện tích là 39,3m2, được làm từ bê tông cốt thép và trang bị đầy đủ có điện, nước, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Tùy theo nhu cầu, người dân có thể tự ngăn thêm các phòng để sinh hoạt phù hợp. Mặc dù dự án tái định cư đã rất cố gắng tạo mọi điều kiện cho người dân có được nhà ở ổn định, nhưng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, vẫn không ít hộ gặp khó khăn về điều kiện nhà ở và không gian sinh hoạt cho gia đình. Theo khảo sát thì 100% người dân đều có nhà ở, tuy nhiên, nhiều hộ vẫn ở chung nhà với hộ khác do tách hộ nhưng không có điều kiện thuê/mua nhà hoặc đất ở, bảng dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn điều này.

Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ ở chung nhà với hộ khác

Loại hộ Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

Hộ có nhà ở 161 88,0

Hộ ở chung nhà với hộ khác 22 12,0

(Nguồn: Điều tra thực tế, 2016)

3 Ngày 18/11/2009, UBND thành phố Huế đã triển khai di dời dân vạn đò tại phường Phú Bình và An Hòa đến định cư tại khu nhà ở phường Hương Sơ. Ban Đầu tư và Xây dựng thành phố chủ trì việc bốc thăm giao nhà. Giá nhà liền kề tạm tính tại thời điểm đó là 65.000.000 đồng/nhà (trong đó Nhà nước hỗ trợ 15.000.000 đồng/hộ, còn lại 50.000.000 đồng các hộ phải trả từng năm, thời hạn tối đa là 10 năm). Do Nhà nước đầu tư hoàn chỉnh và không thu tiền chuyển quyền sử dụng đất, không tính chi phí đầu tư hạ tầng ngoài nhà nên các hộ dân trước mắt không được mua bán, chuyển nhượng.Hộ trên 10 người hoặc có ba cặp vợ chồng trở lên ăn riêng, ở riêng nhưng chưa tách hộ được xét cho mua thêm một căn hộ theo nguyên giá thành phố Huế quy định. Tiền trả lần đầu 30% giá căn hộ, phần còn lại trả góp trong 10 năm sau. Đối với nhà liền kề, hộ dưới 10 người bố trí một căn nhà có diện tích đất 70 m2 , giá 65 triệu đồng, được hỗ trợ 15 triệu đồng. Nhà trên 10 người hay có ba cặp vợ chồng cũng sẽ được hỗ trợ mua thêm một căn, nhưng phải trả trước 50%.

Nếu người dân nhận đất để tự xây dựng nhà thì phải làm theo đúng quy hoạch được duyệt, Nhà nước chỉ hỗ trợ bằng tiền 15 triệu đồng/hộ khi dân đã xây đạt 80% khối lượng nhà. Nếu muốn mua đất ngoài khu đất quy hoạch định cư dân vạn đò thì thành phố Huế sẽ xem xét giải quyết bán theo giá sàn đấu giá.

Bảng trên cho thấy tỷ lệ hộ không có nhà ở chiếm 12% tổng số hộ được khảo sát. Đây thường là những hộ như gia đình trẻ mới cưới và tách hộ khỏi nhà bố mẹ, nhưng cũng có một số hộ là vợ chồng già không muốn phụ thuộc vào con cái. Việc ở chung nhà với nhau cũng gây khá nhiều bất tiện cho những người cùng cư trú bởi đông người nhưng không gian sinh hoạt chật hẹp, lộn xộn, anh em mâu thuẫn, va chạm nhau như cơm bữa. Căn nguyên của tình trạng này là khi còn là dân vạn đò, họ lập gia đình, sinh con đẻ cái, tách đò riêng để sống nhưng hộ khẩu thì không tách được. Bây giờ tái định cư, những cặp vợ chồng này buộc phải "ăn theo" hộ khẩu của cha mẹ nên không được cấp đất xây nhà, dẫn đến tình trạng "nhà chật chội, người đông đúc...". Tuy nhiên, họ lại không có điều kiện để thuê/mua nhà mới hoặc mua đất ở nên tình trạng này vẫn kéo dài từ các năm trở lại đây.

Khi chuyển lên bờ định cư, đa số người dân hài lòng với chỗ ở hiện tại bởi so với cuộc sống khi ở dưới thuyền thì rõ ràng có một ngôi nhà và chỗ ở ổn định là điều hơn hẳn.

Tuy nhiên, ngoài việc có một chỗ ở ổn định hơn so với cuộc sống lênh đênh sông nước thì người dân trong khu tái định cư vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác về điều kiện nhà ở. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của người dân tại đây là chưa trả hết tiền cấp nhà cho Nhà nước. Mỗi căn nhà có giá là 65 triệu đồng nhưng trong đó Nhà nước trợ giá cho 15 triệu đồng, phần còn lại mỗi hộ phải trả là 50 triệu đồng trong vòng 10 năm. Tại

Hộp 2.1: Nhận xét về điều kiện nhà ở của chủ hộ gia đình

Khi chuyển lên đây có cái nhà chui ra chui vô là gia đình tui (tôi) thấy mãn nguyện lắm. Trước đây, mưa gió cứ phải tìm chỗ trú, ở trong thuyền mà cứ lo gió đánh sập mất thuyền nhưng giờ thì không phải lo nữa. Nhưng mà khoản tiền nhà cao quá, giờ nhà tui vẫn nợ tiền nhà không biết đến khi mô mới trả được.

thời điểm khảo sát, các hộ gia đình chỉ còn hơn 3 năm nữa là phải trả hết tiền mua nhà nhưng hầu hết đều chưa thể trả như thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

(Nguồn: Điều tra thực tế, 2016)

Biểu đồ 2.4: Khó khăn của cư dân vạn đò về nhà ở hiện nay

Qua biểu đồ trên có thể thấy được khó khăn lớn nhất của cư dân vạn đò tái định cư hiện nay là chưa trả hết tiền mua nhà, tỷ lệ này chiếm tới 88,5% tổng số hộ được khảo sát. Tiếp theo là nhà ở chật chội, nóng bức vào mùa hè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hỗ trợ cự dân vạn đò tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)