Nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 35 - 36)

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng kinh tế nông

1.1.2.2. Nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Đƣờng lối đổi mới kinh tế của Đảng đã đƣợc tỉnh vận dụng, bƣớc đầu đã đạt đƣợc kết quả khả quan. Tình hình kinh tế - xã hội của toàn tỉnh trƣớc năm 1997 đã có bƣớc chuyển biến tích cực, đặc biệt kinh tế nông nghiệp đã dần ổn định cả về giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng. Trong giai đoạn này, việc đổi mới quản lý, giao quyền sử dụng đất lâu dài đến ngƣời dân cũng đƣợc thực hiện, tạo nên sự khích lệ lớn để phát triển kinh tế hộ gia đình và là động lực để kinh tế nông nghiệp phát triển.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tỉnh đã dần hình thành, tuy nhiên chƣa rõ nét, đặc biệt là kinh tế vùng chƣa đƣợc khai thác sâu, kinh tế thành phần có sự chuyển biến nhƣng việc đầu tƣ và quản lý còn yếu kém. Trong nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi còn thấp so với ngành trồng trọt, nông nghiệp còn mang tính độc canh là chính và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả (thực phẩm xuất khẩu chính của tỉnh) chất lƣợng còn chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xuất khẩu nên giá trị thấp. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Nhận thức về công cuộc đổi mới, vận dụng cơ chế chính sách quản lý mới còn chậm, nặng về tập quán sản xuất cũ, bảo thủ, chƣa năng động, sáng tạo, trong điều kiện đổi mới nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế chính sách quản lý mới chƣa đồng bộ.

Với vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp, với tình hình kinh tế của cả nƣớc nói chung và toàn tỉnh Bắc Giang nói riêng, đòi hỏi tỉnh phải có những quyết sách đúng đắn, linh hoạt trong việc áp dụng chính sách đổi mới của Đảng nhằm xây dựng một nền nông nghiệp phát triển, khai thác tối đa tiềm lực nông nghiệp của tỉnh, có cơ cấu kinh tế hợp lý. Từ những yêu cầu

thực tiễn, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là vô cùng cần thiết để xây dựng một nền nông nghiệp năng động, phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu khách quan trong việc khai thác tiềm năng kinh tế nông nghiệp tỉnh, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình lương

thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng của cả nƣớc.

Để thực hiện đƣợc việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách đồng bộ trong giai đoạn tiếp theo, trƣớc hết Đảng bộ tỉnh phải quán triệt đƣờng lối chung của Đảng và vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn của địa phƣơng. Trong khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào tình hình nông nghiệp cần phải chú ý tới việc nâng cao trình độ cho ngƣời dân, Đảng bộ tỉnh cần nhạy bén trong chính sách để không bị lạc hậu trong nền kinh tế thị trƣờng. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể luôn là nền tảng cho kinh tế chung của tỉnh, tuy nhiên phải khuyến khích kinh tế tƣ nhân, kinh tế hộ gia đình phát triển, tạo nên sự liên kết trong nông nghiệp. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò của tập thể, tổ chức xã hội trong việc tổ chức các phong trào khuyến khích, thi đua xây dựng và phát triển kinh tế địa phƣơng. Phải phát huy hơn nữa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong nhân dân và vai trò quản lý của Đảng bộ tỉnh.

Tuy nhiên, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tỉnh đã có nhiều biến chuyển tốt. Những thành tựu đạt đƣợc trong giai đoạn 1986 - 1996 là vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy, khích lệ và là động lực, là nền tảng cho toàn Đảng và nhân dân trong tỉnh tiếp tục thực hiện việc phát triển kinh tế ở giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)