Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 66 - 69)

2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm

2.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế Nhà nước, đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi

hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý. Hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần đã phát huy đƣợc tính tự chủ, sử dụng vốn và tài sản hiệu quả hơn, tăng đầu tƣ tài sản, thiết bị và vốn lƣu động, vốn bình quân của 1 doanh nghiệp tăng 12 - 15%, thu nhập bình quân của ngƣời lao động ở một số đơn vị tăng 1 - 2 lần so với trƣớc. Ngoài 2 nhà máy chủ lực, đã hình thành một số cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến vải thiều, dứa, dƣa chuột, măng đóng hộp góp phần tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Trung tâm giống cây trồng cũng đã tiếp tục xây dựng thành công mô hình và quy trình sản xuất giống lúa lai F1, chuyển giao các loại giống lúa mới cho từng hộ nông dân, đặc biệt là giống lúa Q5 và nếp cái hoa vàng. Các

giống ngô, đỗ tƣơng, lạc và các loại dƣa chuột, cà chua mới để phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng đƣợc trung tâm giống nghiên cứu và đƣa vào sản xuất. Đặc biệt là các giống cây keo, bạch đàn và thông Caribê mới cũng đƣợc trung tâm giống cây trồng kết hợp với trung tâm giống cây trồng của tỉnh Quảng Ninh đƣa vào trồng đại trà và đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, trung tâm còn mạnh dạn đƣa công nghệ ƣơm giống mô, hom vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số giống cây chè mới có giá trị kinh tế nhƣ: Bát Tiên, Ngọc Thuý, Ô Long..., cũng đƣợc trồng thử nghiệm.

Trung tâm gia súc, gia cầm cũng hoạt động ngày càng hiệu quả, đã tiến hành hƣớng dẫn và giúp các hộ nông dân mở rộng mô hình trang trại theo kiểu vƣờn đồi. Các giống bò, gà đã đƣợc trung tâm khảo nghiệm và đƣa vào sản xuất, thành công nhất là mô hình gà đồi đã góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành chăn nuôi của toàn tỉnh.

Kinh tế tập thể có bƣớc củng cố, mở rộng, đã thành lập mới đƣợc 447

HTX, đƣa số HTX trên toàn tỉnh đạt 649 HTX và một liên HTX, thu hút gần 145 ngàn xã viên tham gia. Kinh tế tập thể vẫn giữ vững vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Các HTX đã hỗ trợ xã viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, và xen canh tăng vụ tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.

Các HTX nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch cơ cấu mùa vụ và các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu chế biến và tiêu thụ, bên cạnh đó khâu thủy lợi phục vụ nông nghiệp và việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật vào sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp luôn đƣợc các HTX đảm nhiệm tốt.

Việc đổi mới HTX theo Luật cũng đạt đƣợc kết quả khả quan. Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới phƣơng thức và nội dung của HTX đã diễn ra khá nhanh chóng phù hợp với tinh thần đổi mới theo Nghị quyết

Trung ƣơng 5, vì vậy các HTX hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệt là trong chỉ đạo hình thành kinh tế vùng và thâm canh lúa. Mô hình HTX ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn phù hợp với việc chỉ đạo kinh tế trong điều kiện nền kinh tế còn chƣa phát triển vƣợt bậc.

Kinh tế tư nhân đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc so với giai đoạn trƣớc

và tăng 12 lần so với năm 2000, kinh tế cá thể phát triển đa dạng. Việc các trang trại ngày càng nhiều một phần là do hiệu quả của chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách này đã giúp cho các hộ gia đình có thể quy hoạch sản xuất trong một vùng không gian rộng lớn, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế hộ, đặc biệt là mô hình kinh tế vƣờn đồi và các trang trại lơn siêu nạc ngày càng đƣợc mở rộng. Các trang trại vừa và nhỏ sản xuất theo kiểu bán công nghiệp ngày càng phát triển, trong đó có 1.679 trang trại, bình quân mỗi năm tăng thêm trên 200 trang trại, thu nhập bình quân mỗi trang trại từ 22,6 triệu đồng năm 2000 đã tăng lên 46 triệu đồng năm 2005 [106, tr. 21].

Nhìn chung giai đoạn 2001 - 2005, ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa theo hƣớng CNH, HĐH cụ thể: các kỹ thuật khoa học công nghệ đã và đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành nông nghiệp mang lại kết quả tốt trong sản xuất. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và dịch vụ. Tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng từ 34,32% (năm 2001) lên 37,63% (năm 2005), còn tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 65,68% (năm 2001) xuống còn 62,38% (năm 2005) tốc độ tăng bình quân hàng năm của ngành chăn nuôi giai đoạn này là 13,24%, dịch vụ nông nghiệp là 6,5%, còn trồng trọt tăng 9,4%. Giá trị chung của toàn ngành nông nghiệp tăng từ 5.482,87 tỷ đồng (năm 2001) lên 8108,60 (năm 2005) [33, tr. 74]. Tuy nhiên trong nông nghiệp giá trị thu nhập ngành trồng trọt vẫn là chính, giá trị thu nhập của dịch vụ nông nghiệp và chăn nuôi có tăng dần

qua các năm nhƣng còn chậm và chƣa cao. Một số địa phƣơng còn chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi, việc khai thác và nuôi trồng thủy sản diễn ra còn manh mún.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)