Xu hướng về loại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 71)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Xu hướng về loại hình

Theo tác giả Đinh Văn Hường, có 5 loại hình báo chí, gồm báo in (để đọc), phát thanh (để nghe) truyền hình (để nghe-nhìn), báo mạng điện tử (để đọc, nghe xem) ảnh báo chí (để xem và đọc chú thích) đã, đang và sẽ là trụ cột của các phương tiện truyền thơng. “Mỗi loại hình có chức năng, vị trí , vị thế riêng, có đặc trưng, đặc điểm riêng, có ưu thế và hạn chế riêng. Các loại hình báo chí khơng thể thay thế và thủ tiêu nhau, mà chỉ có thể phối hợp, chia sẻ và hỗ trợ nhau để tạo nên sức mạnh thông tin chung. Xu thế cạnh tranh và nhu cầu xã hội ngày càng cao buộc các loại hình báo chí phải ln đổi mới để tồn tại và phát triển. Khó khăn của mỗi loại hình báo chí là tạm thời, tồn tại và phát triển là vĩnh viễn. Cho dù các phương tiện truyền thông mới như Internet, điện thoại di động hay các phương tiện khác với công nghệ, kỹ thuật mới luôn thay đổi, cho phép tích hợp, hội tụ một số tính năng của các loại hình báo chí trong đó thì cũng chỉ là sự mới lạ, độc đáo, hấp dẫn, tiện ích… chứ khó mà thay thế hay triệt tiêu được các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, ảnh báo chí, hãng thơng tấn…). Chính sự đổi mới, phát triển của khoa học cơng nghệ hiện đại càng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, phong phú của các loại hình báo chí và ngược lại. Vậy nên các loại hình báo chí truyền thống và các phương tiện truyền thông hiện đại vẫn luôn tồn tại, đồng hành và tác động lẫn nhau. Đó là quy luật của sự phát triển” [18].

Theo tác giả Nguyễn Tiến Vụ, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, “nhiều người chưa quên vào những năm 20 của thế kỷ trước, khi phát

thanh xuất hiện, phát huy mạnh mẽ ưu thế của nó so với báo in trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), đã có ý kiến cho rằng: “Nếu công chúng nghe được tất cả tin tức qua radio thì khơng cịn lí do gì để họ đọc báo nữa”. Tiếp đó, khi truyền hình xuất hiện và phát triển mạnh mẽ từ thập kỷ 50, 60, người ta lại lo lắng cho số phận của báo in và phát thanh. Bất chấp những tiên đoán bi quan nhất, cả báo in và phát thanh vẫn song hành với truyền hình cho đến hơm nay. Tuy nhiên, do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng Internet và công nghệ truyền thơng hiện đại, lại có những tiên đốn bi quan về số phận của các loại hình truyền thơng có trước Internet. Chẳng hạn, đã có những nhà nghiên cứu báo chí ở nước Anh khẳng định, chỉ sau 5 năm nữa, báo in ở nước Anh sẽ biến mất.

“Ngày nay, chúng ta nhận thấy rất rõ rằng phương tiện truyền thông Internet khơng thay thế truyền thơng truyền thống, ít nhất là trong thời gian dài. Hơn nữa, các loại hình truyền thơng truyền thống không chỉ thụ động gánh chịu những tác động tiêu cực từ Internet và các phương tiện truyền thơng mới, mà cịn chủ động khai thác được những ảnh hưởng tích cực của loại hình truyền thơng hiện đại ngày nay để vận động và phát triển ngày càng mạnh mẽ.” [24]

Trả lời phỏng vấn trong chương trình “Café sáng” phát sóng vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 13/1/2010 trên kênh InfoTV của Đài Truyền hình Việt Nam, ơng Lê Quốc Minh – Tổng Biên tập của Vietnam+ đã đưa ra nhiều nhận định về Mobile News và dự báo sự phát triển của loại hình này.

Theo ơng Minh, độc giả lúc nào cũng có nhu cầu tiếp cận thông tin nhanh, nhưng không phải lúc nào cũng chạy đi mua báo, không phải lúc nào cũng có máy tính, tivi ở bên cạnh. Ngay cả chương trình thời sự cũng được phát theo giờ.

Trong khi đó, điện thoại di động lúc nào cũng đi theo 24/24 giờ và được bật thường xuyên. Không chỉ vậy, điện thoại di động cịn phần nào phản ánh tính cách của người sử dụng.

Ông Minh cũng cho rằng 3G tại Việt Nam năm 2010 mới chỉ dừng ở mức “trang sức”. Thêm vào đó, ở Việt Nam người có thu nhập thấp chiếm đa số. Muốn đưa thơng tin đến người dân vùng sâu, vùng xa, vùng cịn nhiều khó khăn, thì dịch vụ đọc báo phải được “phủ sóng” ở nhiều loại máy giá rẻ, chi phí đọc báo thấp.

Ông Minh cũng cho rằng việc đọc báo trên các phương tiện truyền thống đang bị thu hẹp. Ngay cả với báo điện tử - loại hình từng được đánh giá là phương tiện của tương lai cũng đang gặp khó khăn và bão hòa. Do vậy, việc các trang web, cơ quan báo chí trên thế giới hướng tới dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động là xu thế tất yếu.

3.1.2. Xu hướng kinh doanh nhờ loại hình truyền thơng qua điện thoại di động 3.1.2.1. Kinh doanh nhờ quảng cáo

Theo báo cáo mới đây của J.P. Morgan, Cơng ty dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới, doanh thu quảng cáo trên di động của Mỹ sẽ tăng gấp đôi, đạt mức 1,2 tỷ USD trong năm 2011, nhờ số lượng người dùng thiết bị di động tăng cao.

Trong khi đó, Cơng ty nghiên cứu thị trường eMarketer cũng đưa ra một dự báo tương tự, theo đó chi phí quảng cáo trên thiết bị di động tại thị trường Mỹ sẽ đạt mức 1,1 tỷ USD trong năm 2011.

Trong một nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực internet, nhà phân tích Douglas Anmuth của J.P. Morgan cho biết trong vài năm tới, tăng trưởng trong lĩnh vực di động sẽ tăng vọt và vượt xa tăng trưởng của ngành công nghiệp web truyền thống.

Douglas dẫn chứng rằng tính đến năm 2000 tổng lưu lượng dữ liệu qua các thiết bị di dộng đã cao gấp ba lần kết nối Internet có dây truyền thống trên tồn cầu. Bên cạnh đó, sự ra đời của các công nghệ kết nối mạng trong tương lai sẽ tăng tốc độ truyền tải dữ liệu của các thiết di di động vào năm 2015 lên gấp 10 lần thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, báo cáo của J.P. Morgan ước tính rằng doanh thu quảng cáo trên di động trong năm 2011 ước đạt bình quân 7-8 USD/người dùng, thấp hơn nhiều mức 35 USD/người dùng trong lĩnh vực quảng cáo trên Internet. Nguyên nhân được cho là vì các thiết bị di động có màn hình nhỏ hơn máy tính truyền thống và những hạn chế trong sáng tạo nội dung đã hạn chế mức tăng doanh thu quảng cáo trên di động.

Mạng quảng cáo di động quốc tế InMobi vừa cơng bố báo cáo cho thấy ngày càng có nhiều nhà quảng cáo tiếp cận người tiêu dùng qua điện thoại di động và tốc độ gia tăng của hình thức quảng cáo này tại châu Á-Thái Bình Dương đã vượt mức trung bình của cả thế giới.

Trong tháng 3/2011, quảng cáo trên điện thoại di động tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đạt giá trị "ấn tượng" 17,6 tỷ USD, tăng 26% so với trước đó 4 tháng, trong khi tỷ lệ tăng này là 21% cùng thời gian trên quy mơ tồn cầu.

InMobi, hãng chuyên môi giới giữa các nhà quảng cáo và người sử dụng điện thoại di động, còn cho biết thêm thị trường quảng cáo di động ở châu Á-Thái Bình Dương hiện được tiếp sức chủ yếu là nhờ quảng cáo qua điện thoại thông minh (smartphone) đang gia tăng và đã chiếm tới 22% các hình thức quảng cáo qua điện thoại di động trong khu vực.

Nhờ có smartphone, người tiêu dùng thường xuyên bắt gặp các quảng cáo tương tác khi họ "lướt" web hay chơi game online trên thiết bị cầm tay cơng nghệ cao này. Ví dụ như người sử dụng smartphone có thể xem các mẫu

xe khác nhau được quảng cáo, hay thậm chí "gặp gỡ" các nhân vật trong phim

"Cướp biển vùng Caribe" (phần 4) chỉ cần chạm nhẹ vào màn hình hay phím

bấm.

Phó Chủ tịch phụ trách khu vực kiêm Giám đốc điều hành InMobi, Atul Satija, nói rằng xu hướng gia tăng nhanh chóng của sử dụng truyền thông di động tại châu Á đang tạo cơ hội lớn cho các hãng quảng cáo của mỗi nước, của khu vực và cả quốc tế.

Còn theo Phó Chủ tịch phụ trách tiếp thị và nghiên cứu của InMobi, James Lamberti, sự xuất hiện của hệ điều hành Android nhằm cạnh tranh iPhone của Apple cũng đang góp phần thúc đẩy việc sử dụng smartphone trong khu vực.

Một nghiên cứu do InMobi và Mobile Marketing Association cùng tiến hành mới đây cho thấy 80% những người "lướt" web qua điện thoại di động ở châu Á thường shopping trực tuyến để mua hàng trong khi di chuyển và chủ yếu họ mua phim, nhạc, trò chơi và quần áo.

Trong khi đó, theo một nghiên cứu của ComScore, tính đến đầu năm 2011, quảng cáo hiển thị hình ảnh (display advertising) trên các thiết bị di động đã tăng hơn gấp đơi trong vịng 2 năm.

Ông Hans Fredericks, Phó chủ tịch của ComScore, trong một báo cáo về nghiên cứu này cho biết: “Mặc dù quảng cáo di động còn khá mới mẻ nhưng đã nhanh chóng giành được vị trí quan trọng”.

Ông Fredericks nhận định: “Sự gia tăng sử dụng truyền thông trên thiết bị di động xuất phát từ việc sử dụng smartphone và các mạng 3G/4G” là những nhân tố tạo ra “mơi trường chín muồi cho các nhà quảng cáo giành lấy khách hàng thông qua nhiều nền tảng khác nhau bao gồm các trình duyệt web, ứng dụng di động và SMS.”

ComScore cho biết tháng 4/2011, 689 nhà quảng cáo đã dùng chiến dịch quảng cáo hiển thị hình ảnh trên điện thoại di động để thu hút khách hàng, tăng 128% so với 2 năm trước đó.

ComScore thống kê khoảng 50% các quảng cáo trên thiết bị di động là về “nội dung và xuất bản di động”, trong khi 26% là quảng cáo dành cho “hàng hóa tiêu dùng khơng thiết yếu”, 7% là quảng cáo về các công ty “công nghệ thông tin” và 6% là về “các dịch vụ tài chính”.

Smartphone đóng góp chính vào sự tăng trưởng này. Trong tháng 3/2011, khoảng 82% người dùng smartphone truy cập các trình duyệt web cho điện thoại di động, 85% người dùng smartphone sử dụng các ứng dụng.

Theo một bài viết trên báo Dân Trí [43], các phương tiện thơng tin đại chúng của “thời đại cũ” - tivi, báo giấy - đã rớt lại phía sau trong cuộc chiến giành giật thị phần trên Internet. Khi quảng cáo trực tuyến đã cất cánh, chân trời mới của ngành quảng cáo lại thấp thoáng trên điện thoại di động

Lặp lại lịch sử của “Internet truyền thống”, thế hệ “Internet di động” - truy cập thông tin từ các phương tiện cầm tay như điện thoại di động - cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt, và các cơng ty truyền thơng hẳn không muốn bỏ lỡ cơ hội này như đã từng làm với Internet thế hệ thứ nhất.

Hiệp hội các nhà xuất bản trực tuyến (OPA) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy nhu cầu sử dụng Internet di động đang tăng mạnh, và người sử dụng cũng đang dần chấp nhận các hình thức quảng cáo qua điện thoại di động.

Khảo sát do TNS Media and Entertainment thực hiện tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha cho thấy, 76% người dùng có điện thoại có thể kết nối Internet. Hơn 1/3 trong số họ có sử dụng dịch vụ này.

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng quảng cáo di động hiện tại vẫn đứng thứ 3, sau tivi và Internet. Thậm chí như Nhật Bản – quốc gia đi tiên phong

trong lĩnh vực quảng cáo di động - thì quảng cáo phổ biến vẫn chỉ dừng lại ở “gửi tin nhắn và hồi đáp”.

Sau khi được giới thiệu về dịch vụ nào đó, người dùng phải gửi thêm tin nhắn đến tổng đài để được gửi thêm thông tin, hoặc để tham gia một cuộc thi dự đốn có thưởng. Quan hệ cá nhân chặt chẽ giữa điện thoại di động và chủ nhân của chúng khiến các công ty tiếp thị tỏ ra hết sức thận trọng trong việc quảng cáo: một tin nhắn khơng mời mà đến có thể khiến họ bị kiện vì tội gửi thư rác (spam).

Khảo sát của TNS cũng nhận thấy, người tiêu dùng vẫn tỏ ra hoài nghi với kênh thơng tin mới này. Chỉ có 18% số người được hỏi tại Mỹ và 37% tại châu Âu nói họ chấp nhận xem quảng cáo để đổi lấy các dịch di động miễn phí.

Dù vậy, hiệu quả của hình thức quảng bá này có thể rất lớn nếu đến được tay người sử dụng - một tỉ lệ khá lớn cho biết họ đã truy cập trang web, hoặc gửi lại tin nhắn yêu cầu thêm thông tin sau khi xem một mẫu quảng cáo di động.

Các công ty sản xuất phương tiện thông tin di động lớn cũng đang rục rịch chuẩn bị. Nokia ra mắt hai dịch vụ mới nhắm tới quảng cáo di động. Một trong số đó là phần mềm cho phép các công ty tiếp thị quảng cáo trên các phần mềm đa phương tiện dành riêng cho điện thoại di động. Dịch vụ còn lại sẽ giúp thiết kế quảng cáo trên các website dành riêng cho điện thoại di động dễ dàng hơn.

Các phương tiện thông tin di động đang ngày càng phát triển với ngày càng nhiều mẫu mã thiết bị và định dạng khác nhau, từ đầu game video cho đến thiết bị đọc báo điện tử di động. Việc nắm bắt xu hướng của ngành quảng cáo di động tỏ ra không hề dễ dàng, nhưng phần thưởng tất nhiên sẽ vô cùng lớn dành cho những ai thành công.

Tại Việt Nam, theo nhận định của ơng Bùi Bình Minh, phụ trách VietNamNet Mobile, truyền thông trên điện thoại di động còn mới, thường mới chỉ là các thông tin về mạng xã hội, tin tức thời sự, một số game mini giải trí, chứ chưa có nhiều tác động và chưa rộng rãi như trên web. Tuy nhiên thị trường quảng cáo trên điện thoại di động ở Việt Nam đang có sự khởi đầu khá tốt, và có lợi thế hơn so với web về khả năng triển khai các dịch vụ có thu phí, thơng qua tài khoản thuê bao di động.

Theo ông Lê Quốc Minh – Tổng Biên tập của Vietnam+, cho đến thời điểm hiện nay, trừ vài trang wap có quảng cáo giống như website, cách quảng cáo phổ biến mà các nhà mạng cũng như các công ty dịch vụ áp dụng là nhắn tin đến hàng loạt máy điện thoại ngoài ý muốn chủ quan của người dùng – một cách thức gây khó chịu cho người sử dụng điện thoại và đang có ý kiến cho rằng cần ngăn chặn vì nó giống như dạng thư rác (spam).

Theo ông Minh, quảng cáo trên điện thoại di động khi được hiển thị phải theo tiêu chuẩn, khơng gây khó chịu cho người sử dụng nhưng vẫn phải đẹp và bắt mắt. Các đơn vị phải phối hợp đưa ra những hình thức mới mẻ, vừa có lợi cho người quảng cáo, vừa có lợi cho người sử dụng. Mỗi quảng cáo không nên quá nặng, và phải tạo sự tương tác cho người sử dụng.

Hiện nay, tại Việt Nam, Vietnam+ Mobile là đơn vị duy nhất giải pháp quảng cáo hình ảnh trên loại hình truyền thơng qua điện thoại di động.

Quảng cáo trên Vietnam+ Mobile hiện tại mới chỉ đơn thuần hiển thị logo, tên của đơn vị muốn quảng cáo. Logo quảng cáo này khá nổi bật và chiếm một phần của màn hình điện thoại. Cước phí cho một lần tải phần mềm đọc báo về điện thoại di động của hầu hết các đơn vị báo chí tại Việt Nam hiện nay đều là 15.000 đồng.

Quảng cáo trên Vietnam+ Mobile. 3.1.2.2. Kinh doanh nhờ thu phí đọc báo

Ngồi việc phát triển dịch vụ quảng cáo, một số đơn vị báo chí cũng tiến hành thu phí độc giả trên điện thoại di động.

Ngày 15/9/2010, Tập đoàn News Corporation của tỷ phú Rupert Murdoch, chủ sở hữu tờ nhật báo tài chính Wall Street Journal, tuyên bố sẽ sớm thu phí những độc giả đọc báo trên các thiết bị di động như BlackBerry.

Kế hoạch này được CEO Murdoch công bố trong một hội nghị Goldman Sachs tại New York. Ơng Murdoch cho rằng đó là nỗ lực nhằm tìm kiếm một phương thức mới để tờ nhật báo này kiếm được nhiều tiền hơn do

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)