7. Kết cấu luận văn
1.2. Các đặc điểm của loại hình truyền thơng trên điện thoại di động
1.2.1. Xu hướng phát triển các loại hình truyền thơng
Theo PGS. TS Đinh Văn Hường, về mặt lịch sử thì các loại hình báo chí hình thành và phát triển theo một “q trình lịch sử tự nhiên” (Các Mác).
Trên thực tế, khoa học công nghệ đang làm báo chí bùng nổ. Cơng nghệ đã giúp sinh ra nhiều loại hình báo chí trên thế giới.
Ngược dịng thời gian, có thể thấy bảng tin mang tên Acta Diurna của người La Mã xuất hiện khoảng năm 59 trước Công nguyên được coi là tờ báo đầu tiên trên thế giới. Julius Caesar, một vị tướng nổi tiếng dưới thời La Mã cổ đại đã ra lệnh cho dán các bản tin về các sự kiện đang diễn ra trên khắp các thành phố lớn. Những bảng thông tin lớn được đặt ở những chỗ công cộng, đông người qua lại. Acta Diurna đưa ra những thơng tin về các vụ scandal của chính quyền, các chiến dịch quân sự, các phiên tòa xét xử và các vụ thi hành án.
Đến thế kỷ thứ 8 ở Trung Quốc, những tờ truyền tin viết tay bắt đầu có mặt trên đường phố Bắc Kinh, trong đó cũng đưa ra những tin tức quan trọng của triều đình và những sự kiện nổi bật xảy ra trong xã hội.
Công nghệ in báo ra đời năm 1447 với công lao lớn của Johann Gutenberg, một nhà phát minh người châu Âu. Sự ra đời của công nghệ in đã đặt nền tảng cho kỷ nguyên phát triển của báo chí hiện đại.
Vào nửa đầu thế kỷ 17, những tờ báo in mới được xuất bản thường xuyên và định kỳ. Với sự ra đời của đài phát thanh vào thập niên 90 của thế kỷ XVIII, báo in phải cạnh tranh rất vất vả để khẳng định vai trị thơng tin của mình.
Chẳng bao lâu sau cuộc cạnh tranh vất vả với đài phát thanh, các tờ báo lại phải đối mặt với sự ra đời của truyền hình. Từ 1940 đến 1990, doanh số bán báo tại Mỹ giảm hẳn, từ con số 1 tờ báo/người xuống 1 tờ báo/3 người. Mặc dù có sự sụt giảm đáng kể về số lượng, nhưng sự xuất hiện của truyền hình vẫn khơng thể thay thế hồn tồn vai trò của báo in.
Báo điện tử xuất hiện vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Đến cuối thập niên đã có khoảng 700 website và đến thời điểm này thì số website đã lên tới hàng triệu.
Nhưng rồi đầu thế kỷ XXI, loại hình truyền thơng trên điện thoại di động đã xuất hiện. Thông qua tin nhắn, thông qua màn hình điện thoại, người đọc có thể nhận được bản tin mọi lúc, mọi nơi, thuận lợi hơn nhiều so với dùng máy tính truy cập Internet. Mỗi thuê bao trở thành một khách hàng đọc báo. Và như vậy, loại hình truyền thơng trên điện thoại di động mới xuất hiện nhưng đã có lượng độc giả rất lớn.
Theo nhà báo Trần Duy Phương – Phó Tổng Giám đốc Tổng Cơng ty truyền thơng Đa phương tiện VTC, “nhờ sự phát triển của công nghệ, những hình thức báo chí mới xuất hiện ngày càng nhanh. Từ chỗ vài thế kỷ, nay chỉ hơn 1 thập kỷ, báo chí lại xuất hiện một loại hình mới”. [21].
Báo chí Việt Nam tuy ra đời sau nhưng nhanh chóng bắt kịp cơng nghệ thế giới. Nhiều loại hình báo chí đã xuất hiện tại Việt Nam. Báo giấy, phát thanh, truyền hình, báo điện tử… và giờ đây, sẽ là sự xuất hiện của báo trên điện thoại di động.
Năm 1865, báo giấy ra đời lần đầu tiên ở Việt Nam [6]. Chỉ trong vịng 1,5 thế kỷ, bước tiến của khoa học cơng nghệ đã đem đến cho Việt Nam nhiều loại hình báo chí mới.
Năm 1865, tờ Gia Định báo ra đời.
Năm 1925, Thanh Niên – tờ báo cách mạng đầu tiên ra đời. Năm 1945, Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời.
Năm 1970, Đài Truyền hình Việt Nam ra đời. Năm 1997, Quê Hương điện tử xuất hiện.
Năm 2009: Bản tin qua điện thoại di động xuất hiện.
Những loại hình báo chí mới địi hỏi cách xử lý thơng tin mới đối với phóng viên, địi hỏi mới đối với các tổng biên tập, làm thay đổi thói quen tiếp nhận của cơng chúng. Điều này cũng sẽ dẫn tới những yêu cầu mới đối với những nhà quản lý báo chí.
1.2.2. Loại hình truyền thơng trên điện thoại di động.
Dựa theo lý thuyết về mơ hình truyền thơng, thơng điệp được truyền từ nguồn tới người nhận thông qua kênh, nhằm tạo ra hiệu quả truyền thông, theo chúng tơi, ở góc độ báo chí học, truyền thơng trên điện thoại di động là loại hình mà các thơng tin thời sự được chuyển tải tới công chúng nhờ phương tiện điện thoại di động.
Chúng tôi muốn “khoanh vùng” thông điệp được truyền tải ở loại hình truyền thơng trên điện thoại di động ở góc độ báo chí, với thơng tin thời sự, bởi lẽ có nhiều loại thơng điệp được truyền tải thông qua điện thoại di động.
Hiện nay, trong lĩnh vực báo chí, có 4 loại hình báo chí tiêu biểu thường được nhắc đến, là báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Chúng tôi nhận định báo trên điện thoại di động sẽ là loại hình tiếp theo. Tuy nhiên, do loại hình này mới manh nha hình thành, nên vẫn chưa có thuật ngữ hay những giải thích cụ thể về nó.
Trong điều 3, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí số 12/1999/QH10 ngày 12/6/1999, chưa nhắc đến loại hình này mà chỉ quy định: “Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thơng tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài".
Thuật ngữ chỉ loại hình truyền thơng mới trên điện thoại di động lần đầu được đề cập đến trong nội dung tin “Trung Quốc: Đọc báo... qua điện thoại di động” đăng tải ngày 23/7/2004. Theo nội dung tin này, vào đầu tháng 7/2004, người Bắc Kinh đã có thể đọc những tờ báo u thích của mình qua màn hình điện thoại di động nhờ dịch vụ nhắn tin MMS.
Nội dung tin nêu rõ: “Hai đơn vị tiền phong trong loại hình báo mới
này của Trung Quốc, tờ Tin Tức Phụ Nữ và Công ty hệ thống công nghệ Ehaui (Bắc Kinh) nêu mục tiêu thu hút khoảng 10.000 người đăng ký loại báo này cho tới cuối năm nay”. [44]
Sau đó, trong nội dung tin “Đọc báo trên điện thoại di động” đăng
trên báo Tuổi Trẻ, “từ 8/8/2005, công ty điện thoại di động Quảng Đông và Tân Hoa xã (Trung Quốc) cùng ba tập đồn báo chí lớn ở tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu kinh doanh báo điện thoại di động”.
Nội dung tin cũng nêu rõ “sự tiện lợi của loại báo này là có thể đọc
mọi lúc, mọi nơi và không bị hạn chế về thời gian và không gian như báo truyền thống. Chưa kể loại hình báo này cịn giúp tương tác nhanh giữa độc giả với tờ báo, tạo điều kiện cho người đọc cung cấp thông tin cho tờ báo bất cứ khi nào”. [30].
Thuật ngữ này cũng được nhắc đến trong bài viết “Báo chí thời truyền
thơng đa phương tiện” đăng trên báo Lao Động. Bài báo giải thích thuật ngữ
“báo mobile” là hình thức “gửi các bản tin cho bạn đọc qua điện thoại di
động” và đánh giá đây là “một hình thức báo chí mới, nhưng được đánh giá là có tương lai ở Âu - Mỹ trong những năm tới”.
Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng điện thoại di động chỉ là một phương tiện để cơng chúng tiếp nhận thơng tin từ loại hình báo điện tử, nghĩa là khơng tồn tại loại hình truyền thơng qua điện thoại di động. Trong bài viết “Báo chí điện tử - Lực lượng trẻ trung, hiện đại trong nền báo chí cách mạng Việt Nam” đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả Nguyễn Viết Thảo, Tổng Biên tập của tờ báo này cho rằng:
“Báo điện tử hay báo mạng là loại báo mà người ta đọc nó trên máy
tính, điện thoại di động, máy tính bảng... khi có kết nối internet. Khác với báo in, báo điện tử thường xuyên được cập nhật tin tức. Nó khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật, số người thường xuyên truy cập, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin... Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc nó khơng phụ thuộc vào khơng gian và thời gian. Sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc báo của đọc giả và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống”. [26].
Nếu trên thế giới, báo in thường được biết đến với thuật ngữ Newspaper, phát thanh là Radio, truyền hình là Television, báo điện tử là Online Newspaper thì chúng tơi đề xuất việc gọi loại hình truyền thơng trên điện thoại di động là Mobile News.
“Mobile” là từ tiếng Anh, có nghĩa là chuyển động, di động; lưu động hoặc hay thay đổi, dễ biến đổi, biến đổi nhanh.
“Mobile phone” là điện thoại di động, thuật ngữ đã được dùng rất thông dụng ở Việt Nam, đôi khi được gọi tắt là “Mobile”.
“News” trong tiếng Anh có nghĩa là tin tức.
“Mobile News”, có thể được hiểu là tin tức trên điện thoại di động. Ở góc độ loại hình, Mobile News được chúng tơi nhận diện là “loại hình truyền thơng trên điện thoại di động”. Tuy nhiên, cần trải qua một quá trình để loại hình truyền thơng mới bộc lộ rõ nét các đặc điểm của mình cũng như cần có thêm nhiều nghiên cứu của các chuyên gia để có thể đưa ra một thuật ngữ sát nghĩa và phù hợp nhất. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi vẫn thống nhất tên gọi “loại hình truyền thông trên điện thoại di động” thay cho việc sử dụng thuật ngữ tiếng Anh Mobile News.
1.2.3. Các đặc trưng của loại hình truyền thơng trên điện thoại di động
Như chúng tôi luôn nhấn mạnh trong nghiên cứu này, loại hình truyền thơng trên điện thoại di động đang manh nha hình thành, do vậy, việc nhận diện và chỉ rõ các đặc điểm của nó là điều khơng dễ dàng. Những đặc điểm của loại hình truyền thông trên điện thoại di động mà chúng tôi sẽ chỉ ra dưới đây một phần dựa trên những căn cứ hiện tại thông qua khảo sát thực tế, một phần mang tính dự báo.
Là loại hình “sinh sau đẻ muộn”, loại hình truyền thơng trên điện thoại di động kế thừa được những ưu điểm của loại hình báo điện tử, đồng thời khắc phục được một số hạn chế nhất định mà báo in, phát thanh hay truyền hình khơng có được.
Tuy nhiên, loại hình truyền thơng trên điện thoại di động cũng có những hạn chế nhất định, làm giảm số lượng công chúng. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng màn hình điện thoại q nhỏ, chữ nhỏ, khiến họ khó đọc tin. Hơn nữa, thông tin truyền đạt qua điện thoại di động thường ngắn. Hiện nay, do chưa được đầu tư nhiều cơng sức và thời gian, nên hình thức thể hiện tin tức trên điện thoại di động vẫn cịn thiếu sinh động…
Vì những hạn chế trên, theo chúng tơi, loại hình truyền thơng trên điện thoại di động khá “kén” độc giả. Đối tượng mà hình truyền thơng qua điện thoại di động hướng đến là giới trẻ, cơng chức, nhân viên văn phịng, doanh nhân… những người sử dụng điện thoại di động thường xun và có ít thời gian rảnh rỗi. Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu về đề tài này.
1.2.3.1. Tính tiện lợi
Đây là ưu thế nổi bật của loại hình truyền thơng trên điện thoại di động so với các loại hình báo chí trước đó. Bởi lẽ, với phương tiện nhỏ gọn, lúc nào cũng mang theo người, độc giả có thể đọc báo nhờ điện thoại di động ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Trong cuộc sống hàng ngày, có thể nhiều người sẽ gặp rất nhiều những phút giây nhàm chán mà khơng biết phải làm gì, ví dụ như chờ vợ đi chợ, chờ người yêu trang điểm, chờ xe bus, chờ để lên tàu hỏa, máy bay, chuẩn bị đi ngủ... Đây là lúc loại hình truyền thơng trên điện thoại di động rất cần thiết với cơng chúng.
1.2.3.2. Tính cá nhân
Có thể nói, điện thoại di động là phương tiện hiểu rõ người dùng nhất. Tuy thông tin cá nhân của người dùng thuộc loại thông tin nhạy cảm và các hãng điện thoại phải giữ kín, song thơng qua điện thoại di động, các nhà cung cấp nội dung hồn tồn có thể tranh thủ các lợi thế mà các phương tiện thông tin khác khơng thể nào có được. Điện thoại di động là phương tiện gần như không được chia sẻ với nhiều người, mỗi người đều sử dụng thiết bị riêng của mình và đa phần đều bật máy liên tục. Nó khác với báo in, truyền hình, phát thanh và thậm chí máy tính, tuy có số hiệu (IP) riêng nhưng ở cơng sở thì trường hợp nhiều người dùng chung một máy tính là bình thường. Vì mỗi người sử dụng một máy điện thoại riêng nên dựa trên thói quen sử dụng dịch vụ của mỗi cá nhân, các nhà cung cấp dịch vụ có thể phân tích cụ thể về vị trí
địa lý của người đó, độ tuổi hoặc giới tính, khả năng tài chính, sở thích đọc các tin-dịch vụ nào, người này thường truy nhập vào thời điểm nào trong ngày. Những điểm này càng dễ nhận biết nếu người dùng tương tác liên tục với máy chủ, thay vì nhận thơng tin thụ động như kiểu tin nhắn. Người dùng có thể lựa chọn giao diện, loại tin bài, chuyên mục theo nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu thói quen của độc giả, các nhà cung cấp nội dung hồn tồn có thể nắm bắt nhu cầu cá nhân của độc giả và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu này.
1.2.3.3. Tính tương tác
Mặc dù có nhiều lợi thế trong việc đáp ứng các nhu cầu cá nhân, nhưng loại hình truyền thơng trên điện thoại di động cũng thể hiện tính tương tác rõ nét. Ngoài tương tác giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ cịn có sự tương tác giữa người dùng với nhau. Người dùng có thể chuyển tiếp các thơng tin mình thu nhận được cho người thân, bạn bè một cách dễ dàng.
1.2.3.4. Tính thời sự và phi định kỳ
Giống như báo điện tử, loại hình truyền thơng trên điện thoại di động có thể cung cấp thơng tin sự kiện nóng hổi, tức thời. Thơng tin khơng bị chậm trễ do khâu in ấn như với báo in, không mất thời gian chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật kích rích như phát thanh hay truyền hình, cũng khơng bị bó hẹp trong thời lượng phát sóng. Thơng tin báo chí được truyền tải nhờ phương tiện điện thoại di động cũng có thể được cập nhật thường xuyên và dễ dàng. Nó phá vỡ tính định kỳ truyền thống của các loại hình báo chí truyền thống. Khi một sự kiện xảy ra, những thơng tin ban đầu có thể được gửi đến cơng chúng, tiếp sau đó được bổ sung thêm những tình tiết mới.
1.2.3.5. Khả năng đa phương tiện
Khả năng đa phương tiện của loại hình truyền thơng trên điện thoại di động được thể hiện ở việc kết hợp hài hòa giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh,
hình ảnh, màu sắc, đồ họa, hình khối… Khơng chỉ đọc nội dung thơng tin, cơng chúng có thể nghe âm thanh, xem video hoặc slide ảnh.
Tiểu kết chương 1
Trong bối cảnh hiện nay, khơng ai có thể phủ nhận một thực tế là các loại hình báo chí truyền thơng truyền thống sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, sẽ phải dần thu hẹp phạm vi tác động và không gian truyền thống của nó. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy các phương tiện truyền thông mới không thể thay thế hoàn toàn các phương tiện truyền thơng khác. Thậm chí, nó đã có những tác động tích cực, thúc đẩy các loại hình báo chí, truyền thơng truyền thống phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.