Yêu cầu mới đối với cơng tác thu hút vốn FDI ở TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 55 - 69)

1 .Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài

7. Bố cục của luận văn

2.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh về thu hút

2.1.1 Yêu cầu mới đối với cơng tác thu hút vốn FDI ở TP.Hồ Chí Minh

MẠNH CÔNG TÁC THU HÚT VỐN FDI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010.

2.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh về cơng tác thu hút vốn FDI giai đoạn 2006 – 2010.

2.1.1 Yêu cầu mới đối với cơng tác thu hút vốn FDI ở TP. Hồ Chí Minh. Minh.

Trên thế giới: Hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; tồn

cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục phát triển mạnh theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia phân công lao động tồn cầu. Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hợp tác trong khu vực, nhất là ASEAN ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường; các tranh chấp, xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Các nước lớn cạnh tranh quyết liệt vì lợi ích kinh tế và tìm cách áp đặt các rào cản trong thương mại với các nước nghèo và đang phát triển. Thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả thế giới cịn diễn biến phức tạp.

Ở trong nước: Giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn kinh tế cả nước sẽ hội

nhập hơn nữa vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới; tiếp tục thực hiện các cam kết theo lộ trình AFTA . Nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và triển khai sâu rộng các cam kết trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+, tạo ra những cơ hội to lớn cho thu hút đầu tư và

phát triển xuất khẩu nhưng cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với sức cạnh tranh của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và khả năng phản ứng chính sách trước những diễn biến phức tạp của thị trường; Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu cùng những biến động chính trị ở nhiều nước trên thế giới đã tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội nước ta; Sự điều chỉnh chính sách nhằm ứng phó với những biến động của kinh tế thế giới, từ thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát (năm 2008) sang kích cầu đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng (năm 2009), và thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng (năm 2010).

Những năm 2006 – 2010 cũng là khoảng thời gian mà vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, với việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh cấp cao APEC lần thứ 14 (tháng 11/2006), đảm nhận ghế Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế, chính trị thế giới, góp phần mở ra khả năng trao đổi, hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực với các nước trong đó có lĩnh vực kinh tế.

Trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngồi nói chung và vốn FDI nói riêng, trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm từ 2006-2010 của Quốc Hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã đề ra giải pháp „„Chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tận dụng điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế những tác động bất lợi trong hội nhập để tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh

nghiệm quản lý tiên tiến” và “ Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước và xã hội, trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển”.

Năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư và có hiệu lực từ 1/7/2006, Luật Đầu tư 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành NĐ 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư (Nghị định 108) là một bước tiến trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, theo phương châm đa dạng hố, đa phương hố các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Trong Nghị định đã quy định những ưu đãi cho các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam như các ưu đãi Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, Ưu đãi về thuế nhập khẩu, Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước để khuyến khích các nhà đầu tư vào đầu tư tại nước ta.

Ngày 19 tháng 10 năm 2006, Bộ Kế hoạch đầu tư đã ban hành việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận với những thủ tục hành chính về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý về việc góp vốn hoặc mua bán cổ phiếu, ngày 18 tháng 6 năm 2009, Số: 88/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đầy là

một Quyết định quan trọng cho phép các nhà đầu tư có vốn FDI được phép mua cổ phiếu hay góp vốn để hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với TP. Hồ Chí Minh, Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị về TP. Hồ Chí

Minh đã tạo điều kiện thuận lợi huy động cao nhất tiềm năng nguồn lực phát triển; tính năng động sáng tạo của con người, cùng những bài học kinh nghiệm thực tiễn được rút ra sẽ được phát huy, mở ra nhiều triển vọng cho công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ TP. Hồ Chí Minh. Nghị quyết 20 cũng chỉ ra những điều kiện thuận lợi của địa phương khi đề ra những phương hướng nhiệm vụ đến năm 2010. Về lĩnh vực kinh tế và đặc biệt là trong lĩnh vực thu hút vốn FDI, Nghị quyết đã đề ra phương hướng “Phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục hồn thiện mơi trường đầu tư để có sức thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của nước ngoài; đồng thời mở rộng đầu tư của TP. Hồ Chí Minh đến các tỉnh và ra nước ngồi.”

Bên cạnh những cơ hội thì Nghị quyết 20 cũng chỉ ra những thách thức như : Tuy kinh tế tăng trưởng khá cao so với mức bình quân của cả nước, nhưng chưa tương xứng với vị trí, vai trị, tiềm năng và lợi thế của địa phương. Kinh tế phát triển chưa vững chắc; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao; nhiều nguồn lực quan trọng và những yếu tố thuận lợi, thế mạnh chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả; Kết cấu hạ tầng (giao thông vận tải, cấp thốt nước, vệ sinh mơi trường...) tuy được chú trọng, cải tạo và xây dựng mới nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và Năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, sự quản lý điều hành của Chính quyền cịn chưa tương xứng với u cầu, địi hỏi của tình hình. Hiệu lực và hiệu quả quản lý trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, văn hoá, xã hội, quản lý đơ thị...) cịn thấp, thiếu những biện pháp cụ thể, kiên quyết để thực hiện các nhiệm vụ đề ra; sự phối hợp của TP. Hồ Chí Minh với các bộ,

ngành Trung ương và các địa phương, nhất là các tỉnh trong vùng còn hạn chế.

Cùng với những cơ hội và thách thức trong nước và quốc tế tác động đến với ngành kinh tế thành phố và lĩnh vực thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế thành phố, Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh cũng đã phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong tình hình mới để đề ra những chủ trương, chính sách và biện pháp để thu hút nguồn vốn FDI trước những yêu cầu mới đặt ra. Với quyết tâm của mình cùng với năng lực lãnh đạo, Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh đã nhận thức một cách đầy đủ hơn về công tác thu hút vốn FDI, giành sự quan tâm thường xuyên nhằm chỉ đạo kịp thời để tận dụng nguồn lực sẵn có của thành phố đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này. Trong quá trình chỉ đạo, Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh cũng nhìn nhận những yếu tố khó khăn sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI như : Tốc đô ̣ đầu tư và phát triển kinh tế cũng như sự tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực là rất mạnh trong khi khả năng cạnh tranh của ta cịn hạn chế lại thiếu sự đờng bơ ̣ ở cả cấp độ quốc gia và địa phương. Cơ chế, cơ sở ha ̣ tầng chưa hoàn thiê ̣n và đồng bô ̣ sẽ là những trở nga ̣i trong viê ̣c đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư vào địa phương... để có những chính sách phù hợp khắc phục những khó khăn này.

2.1.2 Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh về thu hút vốn FDI giai đoạn 2006 – 2010.

Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích những yêu cầu mới đặt ra, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những đường lối về thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2010.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006), đã đánh giá thành tựu của việc thu hút FDI trong giai đoạn 2001-2005 “vốn đầu tư trực tiếp nước

ngồi (FDI) tiếp tục được duy trì và tăng thêm, tạo nhiều cơng trình kết cấu hạ tầng và sản phẩm xuất khẩu”. [ 32] Vốn FDI có bước chuyển tích cực, tổng mức vốn đăng ký đạt gần 20 tỉ USD, vượt trên 33% so với kế hoạch; tổng vốn thực hiện khoảng 14,3 tỉ USD, vượt 30% so với kế hoạch và tăng 13,6% so với 5 năm trước. Năm 2005, các doanh nghiệp FDI đóng góp 15,9% GDP, chiếm trên 33% tổng kim ngạch xuất khẩu (chiếm khoảng 50% nếu kể cả dầu khí), đóng góp trên 10% tổng thu ngân sách nhà nước (ước tính cả dầu khí thì gần 34%), tạo việc làm cho khoảng 90 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp” nhưng cũng tồn đọng những hạn chế “ việc huy động và sử dụng các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực, vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội còn kém hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng, hạn chế sự phát triển”[32]. Đảng còn chỉ ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thu hút vốn FDI giai đoạn này để từ đó có phương hướng tốt cho giai đoạn 2006-2010 là “Ngoại lực có vai trị quan trọng cho sự phát triển. Kết hợp tốt nội lực và ngoại lực sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp xây dựng đất nước. Ngoại lực, bao gồm cả vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý và thị trường... bổ sung cho nội lực, tạo thêm điều kiện để huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả cao hơn. Trong bối cảnh tồn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại lực càng trở nên quan trọng; một nước đang phát triển ở trình độ thấp như nước ta, muốn vươn lên để theo kịp các nước, không thể coi nhẹ việc thu hút và sử dụng tốt nhất ngoại lực. Muốn phát huy tốt ngoại lực, phải có một chiến lược tổng thể, nhất quán và môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, trước hết là có một hệ thống thể chế, chính sách đồng bộ, một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả”, “Phải tích cực mở rộng thị trường bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời phải chủ động mở cửa thị trường trong nước, kể cả thị trường dịch vụ, để thu hút mạnh vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến... từ

bên ngoài, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.”[32]. Từ đó, Đảng cũng đề ra những định hướng “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI”[ 32], đồng thời là những nhiệm vụ cần giải quyết “Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn quốc tế,...,vốn đầu tư trực tiếp, ...dưới nhiều hình thức, tín dụng thương mại và các nguồn vốn quốc tế khác”, “Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta. Đa dạng hố hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài, gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội”, “Đổi mới chính sách và cải thiện mơi trường đầu tư, xố bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài” , “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo lợi thế so sánh để thu hút nhiều doanh nghiệp lớn, các

tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư cho sản phẩm xuất khẩu và cơng nghệ cao, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng, số lượng và hiệu quả đầu tư nước ngồi. Đơn giản hố thủ tục cấp phép đầu tư đối với đầu tư nước ngoài; thu hẹp các lĩnh vực không cho phép đầu tư và những lĩnh vực đầu tư có điều kiện, mở rộng lĩnh vực đăng ký đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế.”[32, 33]

Như vậy, có thể thấy rằng Đảng đã đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn vốn FDI và không ngừng đưa ra những quan điểm cụ thể định hướng cho việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam cũng như đánh giá đúng vị trí của thành phần kinh tế này trong các thành phần kinh tế ở nước ta. Tăng cường đẩy mạnh thu hút vốn FDI cũng là kích thích cho thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển để đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Chủ trương của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh.

Từ những thành quả về thu hút vốn FDI trong những năm 2000 – 2005,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)