Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 76 - 83)

1 .Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài

7. Bố cục của luận văn

2.2. Quá trình thực hiện đẩy mạnh thu hút vốn FDI của TP.Hồ Chí Minh

2.2.4 Kết quả thực hiện

Với những chủ trương và biện pháp được đưa ra trong Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa VIII và được cụ thể trong các Hội nghị 3, 6,7, 13 cũng như quá trình tổ chức thực hiện đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong những năm 2006 đến năm 2010 đã gặt hái được kết quả như sau:

Về số dự án và số vốn: Có thể dễ dàng nhận ra rằng trong những năm

2006 đến năm 2010 số dự án và vốn FDI tương đối cao. Nếu như từ năm 2001 đến 2006 thành phố khơng có nhiều đột phá thì năm 2006 đến 2010 là một sự chuyển biến rõ rệt.

Bảng 2.1 : Số vốn FDI và số dự án còn hiệu lực vào TP. Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2010

Năm Số dự án Số vốn FDI (triệu USD)

2006 2.168 14.569

2007 2.640 17.322

2008 3.173 25.888

2009 3.536 27.390

2010 3.876 29.687

Nguồn: Niêm giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2010.

Bảng 2.2 : Tổng số dự án và vốn FDI được cấp phép trên địa bàn từ năm 2006 đến 2010

Năm Số dự án Tổng số vốn FDI (triệu USD)

2006 283 1.627 2007 493 2.335 2008 546 8.407 2009 389 1.035 2010 375 1.883 Nguồn: [ 78]

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy số dự án và số vốn FDI không ngừng tăng lên rõ rệt. Từ năm 2006 là thời điểm Việt Nam bước vào sân chơi của WTO, thành phố đã thu hút được 1,627 triệu USD và đến năm 2008 là 8,407 triệu USD và có 546 dự án gấp 3,6 lần so với năm 2007. Tính đến năm 2008 thì thành phố có 3.536 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn là 27, 390 triệu USD. Sau thời gian này, TP. Hồ Chí Minh mất đi vị trí đứng đầu thu hút vốn FDI mà nhường lại cho tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Nhưng trong những năm gần đây nhờ tăng cường những biện pháp cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến đầu tư như thủ tục hành chính, kết cấu

mình để góp phần đánh dấu sự khởi sắc của thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vốn FDI vào TP. Hồ Chí Minh khơng ngừng tăng lên theo các năm. Nếu xét theo bình quân vốn đầu tư nếu năm 2006 số vốn FDI bình quân một dự án là 6,1 triệu USD, năm 2007 là 4,96 triệu USD thì đến năm 2010 đạt hơn 8 triệu USD.

Nếu xét theo hình thức đầu tư, năm 2006 có 75,7% số dự án Và 837,9 triệu

USD là doanh nghiệp có 100% vốn FDI, dự án liên doanh chiếm 23,1% số dự án với tổng số vốn là 668,5 triệu USD, còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh.Năm 2007, hình thức liên doanh là 123 dự án với 143.5 triệu USD, hình thức 100% vốn nước ngoài là 368 dự án và hợp tác kinh doanh là 2 dự án.Năm 2008 có tổng 546 dự án thì có 159 dự án liên doanh và 356 dự án có 100% vốn nước ngồi. Theo số liệu thống kê năm 2009, hình thức liên doanh chiếm 23,8% số dự án và 43,3% số vốn FDI, doanh nghiệp có 100% vốn FDI chiếm 74,6% số sự án và 52,6% số vốn đầu tư, hợp tác kinh doanh chiếm 1,6% số dự án và 4,1% số vốn. Còn năm 2010, với tổng số 375 dự án theo hình thức liên doanh là 58 dự án với tổng số vốn 1.130 triệu USD, hình thức vốn 100% vốn FDI là 317 dự án với 752 triệu USD [73, 74, 75, 76, 77, 78]

Có thể thấy hình thức 100% vốn FDI vẫn là hình thức đầu tư chính vào TP. Hồ Chí Minh, sau đó đến hình thức liên doanh và cuối cùng là số hợp đồng hợp tác kinh doanh. Điều này chứng tỏ ngày càng nhiều những nhà đầu tư nước ngồi có tiềm lực về vốn chú ý đến TP. Hồ Chí Minh như một mảnh đất màu mỡ để sản xuất kinh doanh. Họ tự tin hơn vào môi trường đầu tư đang được cải thiện và được đánh giá là khá ổn định. Hơn nữa thủ tục cấp phép cho các nhà đầu tư cũng đơn giản hóa, bớt rườm rà cũng là

những động lực thúc đẩy các nhà đầu tư không ngại ngần bỏ số tiền khổng lồ vào đầu tư.

Về đối tác đầu tư, cùng với quá trình hội nhập kinh tế, thực hiện chính

sách đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút nguồn vốn FDI từ nhiều quốc gia và lãnh thổ khác nhau. Trong số các nhà đầu tư đến TP. Hồ Chí Minh để đầu tư thì có thể thấy có các nhà đầu tư có nguồn gốc Châu Á chiếm tỷ lệ lớn: chiếm trên 71% số dự án và 68,2% số vốn FDI trong đó chủ yếu là Đài Loan, Hồng Kơng, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước ASEAN. Những quốc gia này thường tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ , sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày,... Còn các nhà đầu tư FDI đến từ các nước phát triển như Mỹ chiếm 2,04 %, Pháp chiếm 6,4%, Đức chiếm 0,86%, Anh chiếm 7,12% , Úc chiếm 3,9% tổng số vốn. [73, 74, 75, 76, 77, 78]

Các quốc gia dẫn đầu về vốn FDI như Hồng Kông, Đài Loan, Singapo. Đáng lưu ý đó chính là số văn phịng đại diện của các đơn vị kinh doanh nước ngồi có sử dựng vốn FDI đóng trên địa bàn tiếp tục tăng với hơn 2.404 văn phịng của 56 quốc gia trong đó Singapo có 478 văn phịng, Hàn Quốc 284 văn phòng, Đài Loan 232 văn phòng... đã thu hút hơn 10.711 nhân viên làm việc trong đó người Việt là 7.965 người.

Quốc gia có quy mơ vốn đầu tư bình qn trên một dự án tính đến năm 2009 là Malaysia, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Bristish Virgin IsLands, Anh,...

Với mục tiêu phát triển nhanh các khu vực công nghiệp nhằm thực hiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực này, đồng thời khu vực này cũng có nhiều lợi thế để phát triển. Số vốn đầu tư cịn hiệu lực trên lĩnh vực cơng nghiệp ln chiếm tỷ lệ cao.

Như vậy, với những kết quả thu hút vốn FDI trong những năm 2006 đến năm 2010 đã tác động tích cực đến nền kinh tế với nhiều khởi sắc: tăng

trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý, dưới tác động của dòng vốn FDI một số ngành cơng nghiệp, dịch vụ mới có trình độ cơng nghệ tiên tiến được hình thành, khơi gợi tinh thần cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, vai trị tác động của các tập đoàn xuyên quốc gia đối với việc nâng cao chất lượng vốn FDI cũng góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tiểu kết

Bước vào năm 2006, tình hình thế giới có những chuyển biến tích cực hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển theo chiều sâu, kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương nhất là khu vực ASEAN đang phát triển năng động. Trong khi đó, ở trong nước thì đây cũng là giai đoạn kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới khi tiếp tục thực hiện các cam kết theo lộ trình AFTA . Nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và triển khai sâu rộng các cam kết trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+. Trước những điều kiện đó đã tác động khơng nhỏ đến với kinh tế TP. Hồ Chí Minh nói chung và vấn đề thu hút vốn FDI nói riêng. Đứng trước những yêu cầu mới được đặt ra, những mặt tích cực và hạn chế khi đề ra chủ trương chính sách và biện pháp thực hiện cơng tác thu hút vốn FDI năm 2001-2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa VIII đã tiếp tục nhận thức một cách đầy đủ hơn về công tác thu hút vốn FDI, giành sự quan tâm thường xuyên nhằm chỉ đạo kịp thời để tận dụng nguồn lực sẵn có của thành phố đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này. Với đường lối chỉ đạo „„Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các ngành dịch vụ, cơng nghiệp kỹ thuật có hàm lượng chất xám và tạo ra giá trị gia tăng cao, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng –xã hội và các ngành kinh tế mà thành phố có nhiều lợi thế cạnh tranh với cơng nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu”. Chủ trương đó càng được hồn thiện hơn vào các kỳ Hội nghị lần thứ 3, lần thứ 4 và lần thứ 13. Chủ trương thu hút vốn FDI của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh trong

những năm 2006 – 2010 mang tính tồn diện và có chiều sâu, trong đó thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực địi hỏi có nguồn vốn lớn và cơng nghệ cao. Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm "tập trung phát triển có tính đột phá" bằng những biện pháp cụ thể như xúc tiến thương mại, cải thiện môi trường đầu tư, ban hành những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn FDI và cải cách thủ tục hành chính hướng tới chính sách một cửa...

Trong chương II, luận văn khơng chỉ trình bày những chủ trương, chính sách,các biện pháp tổ chức thực hiện của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh và chính quyền địa phương trong cơng tác thu hút vốn FDI trong những năm 2006 đến 2010. Đồng thời, luận văn cũng đưa đến những kết quả thực hiện trên các phương diện về tổng số vốn, tổng số dự án, các hình thức đầu tư và các đối tác đầu tư.

Tuy nhiên nhìn nhận những kết quả đạt được thì bên cạnh đó cũng phải đánh giá những hạn chế khi chưa phát huy hết tiềm năng, điều đó cho thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh cịn có chỗ chưa hợp lý, chưa kịp thời. Để việc thu hút vốn FDI cũng như thấy được vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế -xã hội phát triển tương xứng với tiềm năng, Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh cần có chủ trương cụ thể hơn, đẩy mạnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát huy những tiềm lực vốn có và nâng cao hơn nữa thu hút tiềm lực từ bên ngồi góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như khẳng định được vị trí quan trọng của kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và góp sức vào nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)